Cách dùng lá trầu không chữa trào ngược dạ dày HIỆU QUẢ tại nhà!

Dùng lá trầu không chữa trào ngược dạ dày là phương pháp dân gian vẫn được khá nhiều người áp dụng trong thời điểm hiện nay. Theo như nhận xét của những người đã từng áp dụng, phương pháp này thường đem đến hiệu quả nhất định sau một khoảng thời gian. Để kiểm chứng hiệu quả của cách chữa trào ngược bằng lá trầu không, bạn đọc có thể cùng yumangel.vn tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây!

I – Tác dụng của lá trầu không với bệnh trào ngược

Theo y học cổ truyền, trầu không sở hữu vị cay và tính ấm, do đó, loại lá này mang lại các tác dụng sau đây đối với người bị trào ngược dạ dày thực quản. Có thể kể đến như:

Lá trầu không có tác dụng tốt trong việc điều trị trào ngược dạ dày

Lá trầu không có tác dụng tốt trong việc điều trị trào ngược dạ dày

  • Ức chế sự phát triển và lây lan của vi khuẩn Hp – Nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh lý liên quan đến dạ dày.
  • Trung hòa axit dịch vị dư thừa, từ đó, kiểm soát tốt hơn tình trạng trào ngược axit dịch vị lên thực quản.
  • Thúc đẩy làm lành các tổn thương và viêm loét bên trong dạ dày.

Y học hiện đại cũng chỉ ra rằng, lá trầu không có khả năng hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản với các tác dụng chính như sau:

  • Trong lá trầu không chứa nhiều hoạt chất tanin. Chất này có tác dụng chống oxy hóa, giúp làm lành vết thương nhanh hơn.
  • Ngoài ra, Betel – Phenol trong lá trầu không còn là kháng sinh tự nhiên mạnh. Nhờ đó, sử dụng lá trầu không đúng cách sẽ giúp đẩy lùi các tác nhân gây trào ngược dạ dày – thực quản.
  • Bên cạnh đó, vitamin và khoáng chất ở lá trầu không cũng giúp kiểm soát axit dịch vị dư thừa.

II – 3 cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không

Từ những thông tin trên, có thể thấy rằng, lá trầu không chữa trào ngược dạ dày là hoàn toàn khả thi khi bệnh lý còn ở giai đoạn nhẹ.

Vì thế, bạn đừng quên tham khảo 3 cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không ngay dưới đây.

1. Uống nước lá trầu không

Uống lá trầu không là phương pháp chữa trào ngược dạ dày khá đơn giản, bạn chỉ cần mất khoảng 30 phút để hoàn thành phương pháp này. Cụ thể như sau:

chữa trào ngược dạ dày bằng nước lá trầu không

Chữa trào ngược dạ dày bằng nước lá trầu không

  • Đầu tiên, bạn chuẩn bị sẵn 5 lá trầu tươi cùng với 1 lượng nước lọc vừa đủ.
  • Rửa sạch lá trầu không, có thể đem ngâm muối cho sạch hết vi khuẩn, bụi bẩn còn sót lại.
  • Sau khi rửa lá, bạn đem vò nát, bỏ vào ấm nước để đun sôi.
  • Đun trong lửa nhỏ khoảng 15 – 20 phút rồi tắt bếp, chờ nguội, sử dụng trước khi ăn trưa khoảng 30 phút đến 1 tiếng.

Bạn nên áp dụng phương pháp này hàng ngày, khoảng 1 tháng bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả.

2. Nhai lá trầu trực tiếp

Nếu không có nhiều thời gian cho việc chế biến, bạn có thể nhai lá trực tiếp để điều trị triệu chứng căn bệnh trào ngược. Cụ thể như sau:

Bạn có thể nhai trực tiếp lá trầu không để chữa trào ngược dạ dày, thực quản

Bạn có thể nhai trực tiếp lá trầu không để chữa trào ngược dạ dày, thực quản

  • – Bạn chuẩn bị 2 lá trầu không vừa tới, không quá non và cũng không quá già.
  • – Tiếp đến, bạn rửa sạch trầu không, ngâm với nước muối để loại bỏ vi khuẩn hoặc bụi bẩn còn sót lại.
  • – Cuối cùng, bạn nhai lá và nuốt lấy phần nước.

Với cách này, bạn có thể áp dụng mõi ngày một lần để giảm nhanh các triệu chứng của căn bệnh trào ngược.

3. Cách đắp lá trầu không ngoài da

Ngoài ăn và uống, bạn cũng có thể đắp lá trầu không ngoài da để chữa trào ngược dạ dày, thực quản. Cách thực hiện phương pháp này bao gồm các bước:

Đắp lá trầu không chữa trào ngược dạ dày

Đắp lá trầu không chữa trào ngược dạ dày

  • Bạn chuẩn bị 1 nắm lá trầu không, rửa sạch vi khuẩn và bụi bẩn.
  • Cho thêm 1 chút muối tinh vào cùng trầu không rồi xay nhuyễn.
  • Lá trầu không sau khi đã xay ra, bạn đắp lên vùng bụng khoảng 10 – 15 phút kết hợp massage nhẹ nhàng.
  • Mỗi tuần, bạn nên thực hiện 2 – 3 lần để cảm nhận rõ hơn hiệu quả.

Phương pháp này sẽ làm giảm đầy bụng, khó tiêu và một số triệu chứng khác của trào ngược dạ dày thực quản.

III – Lưu ý khi dùng trầu không trị trào ngược axit dạ dày

Để phương pháp dùng lá trầu không chữa trào ngược dạ dày thực quản mang lại hiệu quả tốt. Bạn nên lưu ý một số điểm sau đây:

  • Đây là phương pháp dân gian, chỉ nên áp dụng khi bệnh còn nhẹ. Nếu bệnh đã tiến triển trong khoảng thời gian dài, bạn cần tới các cơ sở y tế để thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Lưu ý khi dùng lá trầu không trị trào ngược thực quản

Lưu ý khi dùng lá trầu không trị trào ngược thực quản

  • Bạn cần chọn những chiếc lá trầu không quá tươi, không bị sâu bệnh để điều trị căn bệnh trào ngược.
  • Có thể thấy, dùng trầu không điều trị trào ngược là phương pháp dân gian, thời gian đem tới hiệu quả thường khá lâu. Vì vậy bạn cần có sự kiên trì trong quá trình áp dụng.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng cần duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để bệnh nhanh bình phục hơn. Kiêng đồ ăn kích thích, chất béo, cay nóng…
  • Hạn chế vận động mạnh, tác động trực tiếp vào dạ dày.
  • Thực hiện chế độ ăn đều đặn, đúng giờ. Hạn chế ăn khuya khiến dạ dày phải hoạt động quá sức.
  • Thường xuyên luyện tập thể thao, tăng cường sức khỏe.

Ngoài lá trầu không, bạn cũng có thể tham khảo sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của trào ngược dạ dày thực quản. Yumangel có thành phần chính là hoạt chất almagate, có khả năng trung hòa axit dịch vị dư thừa một cách nhanh chóng.

Đồng thời, Yumangel còn được bào chế dạng hỗn dịch, tạo ra lớp màng nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày. Từ đó, giúp người bị trào ngược dạ dày thực quản nhanh chóng trở lại trạng thái dễ chịu.

Qua đây, chúng ta đã biết cách dùng lá trầu không chữa trào ngược dạ dày thực quản. Thực tế đã chứng minh cả Đông Y cũng như Tây Y đều có những nghiên cứu chứng minh tác dụng của lá trầu không. Tuy nhiên, mức độ hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, thói quen sinh hoạt, tình trạng bệnh… Nếu có bất cứ câu hỏi nào cần tư vấn, bạn vui lòng liên hệ tới dược sĩ của Yumangel qua số 18001125 để được giải đáp chi tiết.

Xem thêm:

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *