Lá khổ sâm chữa dạ dày được không? 7 bài thuốc hiệu quả 

Dùng lá khổ sâm chữa dạ dày là phương pháp được sử dụng nhiều trong dân gian. Bài viết này sẽ cung cấp “tất tần tật” các thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về cách chữa bệnh đau dạ dày bằng lá khổ sâm. Hãy cùng yumangel.vn tìm hiểu trong bài dưới đây.

I. Khổ sâm là cây gì?

Theo các tài liệu, hiện có 2 vị thuốc khổ sâm là khổ sâm cho lá và khổ sâm cho rễ. Chúng ta có thể phân biệt 2 vị thuốc này như sau:

1. Khổ sâm cho lá

  • Tên khoa học: Croton tonkinensis Gagnep.
  • Khổ sâm thuộc họ: Euphorbiaceae (Thầu dầu).
  • Tên gọi khác: Khổ sâm bắc, cây cù đèn.
  • Đặc điểm: Giống cây nhỏ, cao khoảng 0.7 – 1m; lá mọc so le; hoa mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá; quả màu hung đỏ.
  • Khu vực phân bổ: Chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ.

2. Khổ sâm cho rễ

  • Tên hoa học: Sophora flavescens Ait.
  • Thuộc họ: Fabaceae (Đậu).
  • Tên gọi khác: Dã hòe, khổ cốt.
  • Đặc điểm: Chiều cao dưới 1m, thân nhỏ, rễ khá lớn; lá kép mọc so le; hoa mọc thành từng cụm và có màu vàng nhạt; quả màu đen; rễ hình cầu.
  • Khu vực phân bổ: Các tài liệu ghi chép rằng, dược liệu khổ sâm cho rễ có xuất xứ từ Trung Quốc, hiện được trồng nhiều ở các miền núi phía Bắc của nước ta.
Hình ảnh lá khổ sâm

Hình ảnh lá khổ sâm

II. Lá cây khổ sâm chữa dạ dày được không? Vì sao?

Cây thuốc khổ sâm được sử dụng để chữa bệnh dạ dày là loại cho lá với chiều cao từ 1 – 1,2m. Lá khổ sâm có hình mũi mác, mặt dưới có màu trắng bạc óng ánh, còn mặt ở  trên có màu xanh nhạt.

Dưới đây là những lý giải của khoa học hiện đại, y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian về việc tại sao lá khổ sâm được dùng để chữa dạ dày:

1. Theo các nghiên cứu khoa học

Lá khổ sâm chứa các thành phần flavonoid có công dụng kháng khuẩn tốt. Đặc biệt, trong lá khổ sâm còn có chứa Plasmodium falciparum (1) – hoạt tính kháng sinh trùng sốt rét.

2. Theo y học cổ truyền

Lá khổ sâm vị đắng, hơi ngọt, hơi chát, tính mát có tác dụng tiêu độc, thanh nhiệt, sát khuẩn. Vì vậy lá khổ sâm được dùng nhiều trong các bài thuốc điều các chứng bệnh về dạ dày và tiêu hóa.

3. Theo kinh nghiệm dân gian

Trong dân gian, vị thuốc lá khổ sâm được dùng để điều trị các bệnh dạ dày, đại tràng, tá tràng, đau dạ dày, viêm loét dạ dày, đường tiêu hóa. Không chỉ vậy, dân gian cũng thường dùng lá khổ sâm để chữa các chứng đầy hơi, chướng bụng, ợ chua, ăn uống khó tiêu, chậm tiêu…

.

Lá cây khổ sâm được dùng trong các bài thuốc điều trị bệnh dạ dày

Lá cây khổ sâm được dùng trong các bài thuốc điều trị bệnh dạ dày

Xem thêm:

III. 7 bài thuốc chữa bệnh dạ dày hiệu quả bằng lá khổ sâm

Có thể sử dụng riêng lá khổ sâm hoặc kết hợp với với các vị thuốc khác để hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày hiệu quả. Dưới đây là 7 bài thuốc chữa bệnh dạ dày từ lá khổ sâm:

1. Bài thuốc 1

  • Vị thuốc: 20g lá khổ sâm.
  • Cách sắc: Lá khổ sâm rửa sạch, sao vàng rồi sắc đặc để uống.
  • Cách uống: Nên uống sau khi ăn, uống liên tiếp trong vài tuần sau đó ngừng vài ngày rồi lại uống tiếp cho tơi khi khỏi bệnh.

2. Bài thuốc 2

  • Vị thuốc: 12g lá khổ sâm, 20g lá bồ công anh, 50g lá khôi.
  • Cách sắc: Rửa sạch các vị thuốc rồi đem sắc với 600ml nước. Sắc cho tới khi 200ml thì lấy nước uống.
  • Cách uống: Dùng từ 2 – 3 lần/ngày, uống liên tiếp trong 10 ngày rồi nghỉ ngày sau đó tiếp tục uống. Lặp lại chu trình này cho tới hết đau dạ dày.

3. Bài thuốc 3 

  • Vị thuốc: 16g lá khổ sâm, 5g dạ cẩm.
  • Cách sắc: Lá khổ sâm và dạ cẩm rửa sạch, sao vàng rồi cho vào sắc đặc để uống.
  • Cách uống: Nên uống sau khi ăn, uống liên tiếp trong vài tuần sau đó ngừng vài ngày rồi lại uống tiếp cho tơi khi khỏi bệnh.

4. Bài thuốc 4

  • Vị thuốc: Lá khổ sâm 1g, trần bì 12g, 8g ngải cứu, hương phụ, bồ công anh và nghệ, mỗi vị 10g.
  • Cách làm thuốc: Tán nhuyễn các vị thuốc bột mịn.
  • Cách dùng: Mỗi ngày lấy 10-20g bột thuốc pha với nước ấm rồi uống. Sử dụng 2 lần/ngày.

5. Bài thuốc 5

  • Vị thuốc: 12g khổ sâm, 12g bồ công anh, 12g nhân trần, 10g lá khôi, 10g chút chít.
  • Cách sơ chế: Tán nhuyễn các dược liệu ở trên thành bột mịn.
  • Cách dùng: Pha 15g bột mịn với nước ấm rồi uống. Nên dùng 2 lần/ngày.

6. Bài thuốc 6

  • Vị thuốc: 12g lá khổ sâm, 12g uất kim, 20g bồ công anh, 40g lá khôi, 12g hậu phác, 4g cam thảo, 8g ngải cứu.
  • Cách sắc: Cho tất cả các dược liệu vào ấm sắc đặc hoặc nấu thành cao để pha siro uống.
  • Cách dùng: Chia nước làm nhiều lần uống hết trong ngày.

7. Bài thuốc 7 

  • Vị thuốc: 12g lá khổ sâm, hè dây, nam mộc hương, vân mộc hương, thương truật, hậu phác.
  • Cách sắc: Rửa sạch các vị thuốc đã chuẩn bị ở trên vào cho ấm sắc lấy nước uống.
  • Cách dùng: Uống nhiều lần trong ngày. Ngoài hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, đau dạ dày, trào ngược dạ dày, bài thuốc này còn  giúp chữa kiết lỵ, đại tiện phân sống, đầy hơi, chướng bụng…
Bài thuốc lá khổ sâm chữa bệnh dạ dày.

Bài thuốc lá khổ sâm chữa bệnh dạ dày.

Có thể bạn quan tâm: Cách dùng lá dung chữa đau dạ dày hiệu quả

IV. 8 lưu ý khi dùng lá khổ sâm chữa bệnh dạ dày 

Bất kỳ loại dược liệu nào khi sử dụng cũng đều cần tìm hiểu kỹ để sử dụng đúng cách, đảm bảo hiệu quả trong điều trị bệnh và an toàn cho sức khỏe. Vì vậy, khi sử dụng lá khổ sâm chữa bệnh dạ dày, bạn lưu ý 8 vấn đề sau:

  • Không tự ý sử dụng: Người bệnh không nên tự ý sử dụng lá khổ sâm chữa bệnh, nên nhờ bác sĩ Đông y tư vấn về cách dùng, liệu lượng và thời gian sử dụng để đảm bảo an toàn.
  • Không thể điều trị bệnh dứt điểm: Sử dụng lá khổ sâm chữa đau dạ dày chỉ có tác dụng hỗ trợ khống chế bệnh tạm thời, không thể chữa dứt điểm.
  • Mua lá khổ sâm ở địa chỉ uy tín: Nên mua lá khổ sâm có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng ở các địa chỉ uy tín để đảm bảo chất lượng hiệu quả cũng như độ an toàn.
  • Không sử dụng với liều cao: Lạm dụng sử dụng lá khổ sâm liều cao có thể gây nhức đầu, buồn nôn. Nếu gặp phải trường hợp này, bạn chỉ cần ngừng dùng lá khổ sâm một thời gian là hết. Vì vậy, bạn nên sử dụng lá khổ sâm với lượng hợp lý theo chỉ định của bác sĩ Đông y.
  • Không sử dụng dài ngày: Sử dụng lá khổ sâm dài ngày có thể gây tổn thương cho tạng can và thận khí.
  • Tránh nhầm lẫn dược liệu khổ sâm cho lá với khổ sâm cho rễ và khổ sâm cho hạt: Vì trong điều trị đau dạ dày là sử dụng dược liệu khổ sâm cho lá.
  • Không kết hợp lá khổ sâm với bối phản lê lô và mẫu thỏ ty tử: Vì chúng kỵ nhau nên có thể gây ra phản ứng không tốt cho cơ thể.
  • Đối tượng không nên sử dụng: Người bị suy nhược, táo bón, bệnh nhân tỳ vị hư hàn; trẻ em; phụ nữ đang mang thai; các mẹ đang cho con bú; khi can thận hư mà không kèm theo nóng.
Không nên sử dụng lá khổ sâm liều cao và trong thời gian dài.

Không nên sử dụng lá khổ sâm liều cao và trong thời gian dài.

Dùng lá cây khổ sâm chữa dạ dày mang lại hiệu quả nhất định nhưng bạn không nên tự ý dùng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để chắc chắn sử dụng đúng cách và an toàn.

Xem thêm:

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *