Công dụng chữa dạ dày của cây lá dung đã được cả Y học hiện đại và Đông y chứng nhận. Cùng Yumangel tìm hiểu ngay 5 cách sử dụng lá dung chữa dạ dày tại nhà an toàn – hiệu quả để có thể áp dụng khi cần nhé!
Mục lục
I. Lá dung là cây gì? Đặc điểm và tác dụng
Cây lá dung tên khoa học là Symplocos racemosa Roxb, thuộc họ Dung (Symplocaceae). Loại cây này có nhiều tên gọi khác là chè dại, chè lang, chè dung, duối gia.
Nơi phân bố chủ yếu của cây lá dung là ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Ấn Độ và Nam Trung Quốc. Tại Việt Nam, lá dung chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc như Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng. Ngoài ra, lá dung cũng có thể tìm thấy ở một số tỉnh Tây Nguyên.
1. Đặc điểm
Dưới đây là một số đặc điểm của cây lá dung giúp bạn nhận biết chính xác:
- Thuộc cây thân gỗ, cao khoảng 1,5 – 2 m, nếu trồng lâu có thể cao 8 – 9 m.
- Lá đơn, mọc so le, nguyên, cuống ngắn, hình dáng trứng thuôn dài; khi khô có màu vàng nâu hoặc vàng xanh.
- Hoa của cây lá dung màu trắng hoặc vàng lục nhạt, thường mọc thành chùm và có mùi thơm.
- Quả hình thuôn dài, dài khoảng 6 – 10 mm, ăn được.
- Hạt đơn độc và có màu nâu.
- Bộ phận thu hái để sử dụng: Lá, vỏ thân, vỏ rễ.
- Thời điểm thu hái: Quanh năm.
2. Thành phần hóa học
Các thành phần hóa học được tìm thấy trong cây lá dung gồm:
- Lá dung: Chứa nhiều hoạt chất giảm đau saponin và những thành phần khác như tanin, steroid, terpen.
- Thân cây: Chứa glucoside 3 – monogluco furanoside.
- Vỏ cây: Hoạt chất glycosid, 3 alkaloid là loturin, coloturin, loturidin.
Ngoài ra, trong cây lá dung còn chứa glycosid 3 – monoglucofuranosid của 7 – O – methyl leuco pelargonidin.
3. Tác dụng
Tác dụng của cây lá dùng theo y học cổ truyền và y học hiện đại cụ thể như sau:
3.1. Theo Y học cổ truyền
Theo Đông y, lá dung có vị ngọt, tính mát, thường sử dụng lá dung để chữa trị các bệnh lý sau:
- Đau bụng.
- Tiêu chảy.
- Đau mắt.
- Rửa vết loét.
- Rong kinh do cơ tử cung bị giãn.
- Tiểu tiện ra dưỡng chấp.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa.
- Hạ sốt.
- Tiêu khát.
- Giảm đau.
3.2. Theo Y học hiện đại
Các tác dụng của lá dung theo y học hiện đại gồm:
- Điều trị bệnh viêm dạ dày, đau dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng.
- Kiểm soát triệu chứng đau, ợ hơi và khó chịu do bệnh dạ dày gây ra.
- Cải thiện chức năng hệ tiêu hóa.
- Ức chế thần kinh trung ương, giảm thân nhiệt.
- Ức chế sự phát triển vi khuẩn E. coli, Staphylococcus aureus và nhóm vi khuẩn ruột và lỵ.
- Chống co thắt dạ dày và ruột.
- Ức chế trực khuẩn gram âm và tụ cầu khuẩn.
- Hỗ trợ làm lành vết thương.
II. Lá dung chữa dạ dày được không? Tại sao?
Căn cứ vào những thông tin ở trên có thể khẳng định, lá dung chữa được các bệnh lý liên quan đến dạ dày như:
- Đau dạ dày.
- Viêm dạ dày.
- Viêm loét dạ dày.
- Trào ngược dạ dày.
- Khó tiêu.
Theo lý giải của Đông y và Y học hiện đại, sở dĩ cây lá dung chữa được bệnh lý về dạ dày vì:
- Theo Đông y: Lá dung vị ngọt, tính mát giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt, hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày.
- Theo Y học hiện đại: Các nghiên cứu cho thấy, cây lá dung có đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn nên thường được dùng để giảm đau, ợ nóng và các triệu chứng khó chịu khác ở dạ dày. Bên cạnh đó, thảo dược này còn có khả năng trung hòa acid dạ dày và chữa lành vết loét ở niêm mạc dạ dày.
Mới đây, Bệnh viện Việt Tiệp – Hải Phòng đã áp dụng kinh nghiệm dân gian chữa đau dạ dày bằng lá dùng cho bệnh nhân bằng cách dùng nước sắc và siro lá dung chữa đau dạ dày cho kết quả tốt. Liều dùng cho người lớn bị đau dạ dày mỗi ngày là khoảng 15 – 30g lá khô.
III. 5 cách dùng lá dung chữa dạ dày hiệu quả – an toàn
Người mắc bệnh dạ dày có thể sử dụng lá dung dưới dạng sắc, hãm trà, bột, đắp ngoài hoặc kết hợp với thảo được khác để giảm cảm giác khó chịu ở dạ dày.
1. Nước sắc
Uống nước sắc lá dung không chỉ giúp chữa bệnh dạ dày mà còn có tác dung giải nhiệt, thanh lọc cơ thể tốt. Cách sắc lá dung lấy nước uống như sau:
- Chuẩn bị: 20g lá dung tươi.
- Thực hiện: Lá dung tươi sau khi rửa sạch, hãy cho vào ngâm trong nước muối loãng khoảng 30 phút để loại bỏ hết vi khuẩn và bụi bẩn. Sau đó cho lá dung vào nồi cùng 1 lít nước đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 10 phút.
- Cách uống: Lọc lấy nước lá dung và uống khi còn ấm. Nên chia làm 2-3 lần uống hết trong ngày.
- Lưu ý: Không nên để nước lá dung qua đêm và sang ngày hôm sau. Chỉ nên sắc uống hết trong ngày.
2. Hãm trà
Nếu quá bận bịu và không có thời gian, thì chè lá dung chính là gợi ý phù hợp cho bạn. Cách hãm chè dung rất đơn giản và nhanh chóng như sau:
- Chuẩn bị: 15g lá dung khô.
- Hãm trà: Cho lá dung khô vào ấm, đổ nước sôi vào để trần qua. Tiếp tục đổ nước sôi vào hãm trong khoảng 10 phút.
- Cách uống: Nên uống trà dung khi nước còn ấm. Không nên uống hết trong 1 lần. hãy chia làm 2-3 lần.
- Lưu ý: Tránh để nước chè dung qua đêm sang hôm sau.
3. Bột lá dung
Người mắc bệnh dạ dày, đặc biệt là đau dạ dày có thể sử dụng bột lá dung để giảm đau và thấy dễ chịu hơn. Cách thực hiện như sau:
-
- Chuẩn bị: 1kg lá dung khô hoặc 3kg lá dung tươi.
- Sơ chế: Nếu sử dụng lá dung tươi, người bệnh cần rửa sạch sau đó đem phơi hoặc sấy khô trước khi tán thành bột mịn.
- Thực hiện: Đem tán lá dung thành bột mịn rồi cất trong lọ dùng dần.
- Cách uống: Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 8g bột lá dung pha với nước ấm rồi uống. Nên uống trước bữa ăn 1 tiếng, uống 2 lần/ngày.
4. Đắp ngoài
Để chữa bệnh dạ dày bằng cách đắp lá dung, người bệnh có thể tham khảo cách bước sau:
- Chuẩn bị: 50g lá dung tươi.
- Sơ chế: Lá dung sau khi rửa sạch đem cắt thành từng đoạn nhỏ. Cho lá dung vào chảo sao vàng lên rồi đổ vào khăn sạch bọc lại.
- Cách đắp: Đắp khăn bọc lá dung lên vùng bụng để khoảng 20 phút giúp kích thích lưu thông máu và giảm đau. Nên thực hiện 1- 2 lần/ngày.
- Lưu ý: Khi đắp cần chú ý nhiệt độ để tránh bị bỏng.
5. Kết hợp với thảo dược khác
Để tăng hiệu quả chữa bệnh, bệnh nhân mắc bệnh dạ dày cũng có thể kết hợp lá dung với một số thảo dược khác như kê nội kim, hương phụ tứ chế, nam mộc hương, mai mực.
- Chuẩn bị: 120g lá cây dung, 40g mai mực, 20g kê nội kim, 60 g hương phụ tứ chế, 40g nam mộc hương và 40g ô tặc cốt.
- Sơ chế: Tất cả vị thuốc sau khi sửa sạch thì đem phơi khô hoặc sao vàng. Tiếp đó tán thành bột mịn rồi trộn đều các nguyên liệu với nhau. Bảo quản trong lọ thủy tinh dùng dần.
- Cách dùng: Mỗi lần sử dụng lấy 8g bột pha với nước ấm uống. Nên uống 2 lần/ngày và uống trước bữa ăn khoảng 1 giờ.
IV. Chữa dạ dày bằng lá dung có thực sự hiệu quả không?
Sử dụng lá dung chữa dạ dày được đánh giá cao về độ an toàn nhưng hiệu quả mang lại khá hạn chế. Hầu hết các bài thuốc chữa dạ dày từ cây lá dung đều cho tác dụng chậm.
Vì vậy, sử dụng cây lá dung chữa dạ dày chỉ phù hợp bệnh nhân mắc bệnh dạ dày ở mức độ nhẹ đến trung bình. Với các bệnh lý dạ dày nặng và nghiêm trọng, bài thuốc từ lá dung có thể không mang lại hiệu quả. Trường hợp này, tốt nhất người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị phù hợp.
V. 8 lưu ý khi dùng lá dung chữa dạ dày
Khi sử dụng cây lá dung chữa dạ dày, người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây để tránh gây tác dụng phụ không mong muốn và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe:
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ Đông y trước khi sử dụng lá dung chữa bệnh dạ dày hoặc điều trị các bệnh lý khác.
- Tuân thủ liều lượng dùng lá dung, tối đa là 30g lá dung khô/ngày; không dùng quá nhiều để tránh tác dụng phụ.
- Nên dùng lá dung trong khoảng 2 tuần, sau đó ngừng sử dụng 1 tháng sau đó mới tiếp tục uống.
- Theo dõi phản ứng của cơ thể trong quá trình dùng lá dung, nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường cần đi thăm khám ngay để được xử lý kịp thời.
- Khi mới sử dụng cây lá dung, nên dùng với liều lượng thấp đồng thời theo dõi phản ứng sau khi dùng. Nếu không có dấu hiệu bất thường, người bệnh có thể tăng dần liều lượng.
- Hiệu quả chữa dạ dày bằng lá dung ở mỗi bệnh nhân là khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa. Vì vậy, có người bệnh nhận được hiệu quả nhưng một số người lại không.
- Đối tượng không nên sử dụng lá dung chữa dạ dày gồm: trẻ em dưới 36 tháng tuổi; phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt; người bị dị ứng với các thành phần của lá dung; người đã sử dụng đồ ăn từ giấm; phụ nữ đang cho con bú; người đang điều trị bằng thuốc tây có các thành phần kỵ hoạt chất của lá dung
- Tìm mua lá dung nguồn gốc rõ ràng và ở những địa chỉ uy tín để đảm bảo chất lượng cũng như độ an toàn.
Cách chữa bệnh dạ dày bằng lá dung cho hiệu quả nhất định khi người bệnh kiên trì áp và thực hiện đúng cách. Tuy nhiên, việc chuẩn bị các nguyên liệu khá bất tiện nên không phù hợp với những người bận rộn.
Do vậy, bạn có thể tham khảo sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel. Yumangel đóng gói nhỏ tiện dụng, có thể mang theo bên người để sử dụng khi triệu chứng khó chịu của bệnh dạ dày làm phiền.
Yumangel có tác dụng trung hòa axit dạ dày, đồng thời tạo màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Từ đó, nhanh chóng làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh dạ dày như: ợ hơi, ợ chua, đau rát thượng vị, buồn nôn…
Sử dụng lá dung chữa dạ dày chỉ có tác dụng hỗ trợ, không phải thuốc đặc trị nên không thể chữa trị bệnh dứt điểm. Do đó, nếu bệnh dạ dày không cải thiện hoặc có dấu hiệu trở nặng, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị chuyên sâu.
Để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về các bệnh lý dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...