Đáp án cho câu hỏi không ăn sáng có bị đau dạ dày không là có nếu tình trạng nhịn ăn sáng diễn ra thường xuyên và kéo dài. Cùng Thuốc dạ dày chữ Y tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây!
Mục lục
I. Không ăn sáng có bị đau dạ dày không?
Bữa sáng là bữa ăn đầu tiên sau một giấc ngủ dài từ 6-8 tiếng nên vô cùng quan trọng và cần thiết giúp cung cấp đầy đủ năng lượng và dưỡng chất để cơ thể bắt đầu một ngày mới.
Thói quen nhịn ăn sáng nếu diễn ra thường xuyên và liên tục trong thời gian dài sẽ gây thiếu hụt dinh dưỡng, tác động nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa khiến cơ thể đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe.
Theo quy luật sinh lý của cơ thể, dạ dày bài tiết dịch vị. Nếu không ăn sáng, độ pH dạ dày rất thấp, axit tăng cao, bạn có cảm giác cồn cào, khó chịu. Ăn bữa sáng là một trong những phương pháp bảo vệ dạ dày vì thức ăn kiềm tính đưa vào giúp trung hòa axit trong dạ dày. Khi ăn uống điều độ, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu.
Tuy bỏ bữa sáng lâu ngày khiến bạn quen dần và giảm cảm giác cồn cào nhưng thực ra niêm mạc dạ dày vẫn bị tổn thương bởi môi trường pH rất nhiều axit. Tình trạng bỏ bữa sáng trong một thời gian dài có thể gây tổn thương niêm mạc và đau dạ dày.
Không chỉ gây đau dạ dày, thói quen nhịn ăn sáng trong thời gian dài còn gây nguy hại cho sức khỏe hệ tim mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, suy giảm tinh thần và khả năng tập trung, suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ béo phì và mắc bệnh mãn tính…
Như vậy đáp án cho câu hỏi không ăn sáng có bị đau dạ dày không là có. Vậy tại sao nhịn ăn sáng lại gây đau dạ dày, câu trả lời sẽ có trong phần tiếp theo của bài viết!
II. Tại sao nhịn ăn sáng gây đau dạ dày?
Theo các chuyên gia sức khỏe, khi nhịn ăn, dạ dày trống rỗng sẽ tiết ra acid dịch vị và co bóp tiêu hóa. Lượng dịch vị tiết ra ít hoặc nhiều hơn nhu cầu gây kích thích các hoạt động co bóp mạnh hay yếu của dạ dày. Đây là nguyên nhân gây các cơ đau dạ dày khi nhịn đói, cụ thể:
- Trường hợp acid dạ dày tiết ra ít hơn nhu cầu cần thiết: Quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ bị chậm lại, thức đọng lại lâu trong dạ dày gây chướng bụng và khó tiêu.
- Trường hợp acid dạ dày tiết nhiều hơn bình thường: Sẽ gây tác động ăn mòn niêm mạc dạ dày, làm xuất hiện ổ viêm hoặc loét dạ dày dẫn đến đau dạ dày.
Thói quen nhịn ăn sáng dễ gây đau dạ dày hơn so với việc nhịn ăn bữa trưa và tối. Lý là vì sau một đêm, thức ăn bên trong dạ dày được tiêu hóa hết, lúc này dịch vị tiết ra gây co bóp dẫn đến đau dạ dày.
Không chỉ vậy, thói quen nhịn ăn sáng còn khiến gan không có đủ năng lượng hoạt động để thanh lọc máu. Điều này khiến chất độc tích tụ ở gan ngày một nhiều dẫn đến tổn thương gan, hủy hoại các tế bào gan, gan bị hư hại và tăng nguy cơ mắc viêm gan, suy gan, xơ gan.
III. Nhịn ăn sáng đau dạ dày có triệu chứng gì?
Nhịn ăn sáng đau dạ dày thường đi kèm với một số triệu chứng khác dưới đây:
- Cơn đau ở vùng thượng vị: Người bệnh bị đau bụng dữ dội hoặc âm ỉ; đau quặn bụng phần bụng, vùng xương ức.
- Ợ hơi, ợ chua, chướng bụng: Triệu chứng này thường không quá nghiêm trọng nên thường bị mọi người bỏ qua.
- Rối loạn tiêu hóa: Khi bị đau dạ dày do nhịn ăn, bệnh nhân có thể xuất hiện các rối loạn tiêu hóa, ví dụ như đi ngoài, đi phân sống, táo bón…
- Đầy bụng trên sau khi ăn no: Thường biến mất sau thời gian ngắn.
- Cảm giác chán ăn, đắng miệng, cơ thể suy nhược: Cơ thể mệt mỏi chán ăn, đắng miệng. Các triệu chứng này nếu kéo dài sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, suy nhược cơ thể và sụt cân nhanh.
IV. Đau dạ dày do nhịn ăn sáng khi nào cần thăm khám?
Trường hợp bị đau dạ dày do nhịn ăn nếu ở mức độ nhẹ và mới xuất hiện thì người bệnh chỉ cần điều chỉnh lại lối sống khoa học mà chưa cần thăm khám.
Tuy nhiên, nếu bị dạ dày kèm theo một trong các dấu hiệu dưới đây, người bệnh nên đi thăm khám ngay:
- Thường xuyên bị đau bụng âm ỉ, đặc biệt là đau ở vùng thượng vị.
- Cơn đau thượng vị tăng mạnh khi đói hoặc ăn thực phẩm chua cay.
- Chán ăn.
- Buồn nôn.
- Ợ nóng, ợ chua.
- Khó tiêu, chướng bụng.
- Liên tục bị nấc nghẹn khi ăn hoặc uống, khó nuốt.
- Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài.
- Giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân.
- Người có tiền sử nhiễm khuẩn HP dạ dày.
V. Cách khắc phục đau dạ dày do không ăn sáng
Trường hợp mới bị đau dạ dày do nhịn ăn sáng, người bệnh có thể tự khắc phục bằng cách ăn sáng đầy đủ, kết hợp với thói quen ăn uống khoa học để ngăn chặn tình trạng đau dạ dày kích hoạt. Cụ thể:
- Ăn sáng đầy đủ, đúng bữa, đủ bữa và đúng giờ: Tuyệt đối không nhịn ăn, trong thời gian dài, để bụng đói quá lâu hoặc ăn uống thất thường vì có thể khiến cơn đau dạ dày nặng hơn.
- Ăn đúng bữa trong ngày: Có thể tham khảo khung giờ ăn 3 bữa như sau: bữa sáng từ 7 – 8 giờ (cách lúc thức dậy khoảng 30 phút); bữa trưa khoảng từ 12 giờ 30 cho đến 14 giờ; bữa tối từ 18 giờ đến 21 giờ.
- Nên ăn vừa đủ, tránh để bụng quá đói hay ăn quá no vì đều khiến dạ dày làm việc quá sức.
- Khi ăn nên nhai kỹ, ăn chậm để nghiền nhỏ thức ăn trước khi xuống dạ dày. Điều này giúp giảm thiếu áp lực lên dạ dày và tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
- Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể, không nên uống nhiều nước trong bữa ăn.
- Nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để bổ sung vitamin, khoáng chất cũng như chất xơ để tránh áp lực co bóp cho dạ dày.
- Tránh uống bia, rượu, nước ngọt có ga, dùng chất kích thích.
- Hạn chế ăn thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, đồ đóng hộp.
- Không nên nằm hoặc vận động mạnh ngay sau khi vừa ăn no.
- Tránh ăn sát giờ đi ngủ, nếu muốn ăn thì chỉ nên uống sữa ẩm hoặc vài chiếc bánh quy.
- Một số thực phẩm không nên ăn khi bụng đói như: chuối, dứa, khế, xoài, dưa cà muối, thịt nguội, lạp xưởng, pate, quả hồng… vì đều không tốt cho dạ dày.
Trường hợp đã thay đổi thói quen ăn uống khoa học và điều độ hơn nhưng tình trạng đau dạ dày do nhịn đói không thuyên giảm, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và tư vấn cách điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc chữa đau dạ dày về uống khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi cho thắc mắc không ăn sáng có bị đau dạ dày không. Tình trạng đau dạ dày do nhịn ăn sáng sẽ nguy hiểm nếu để kéo dài và không có phương án trị đúng cách. Ăn sáng đầy đủ, đúng giờ kết hợp chế độ ăn uống khoa học chính là chìa khóa sống khỏe mỗi ngày.
Có thể bạn quan tâm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...