Hình ảnh tuyết rơi trong hẹp môn vị thường được nhìn thấy qua phương pháp chụp X – quang khi bệnh hẹp môn vị đã chuyển sang giai đoạn tiến triển và muộn. Người bệnh cần tiến hành điều trị với bác sĩ chuyên khoa ngay để tránh gây các biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng như ung thư dạ dày, hoại tử dạ dày, ung thư đầu…
Mục lục
I. Thông tin cần biết về bệnh hẹp môn vị
Môn vị là một bộ phận của dạ dày, nằm ở cuối dạ dày tại chỗ nối với hành tá tràng. Môn vị là cơ quan giống như van cơ có chức năng chứa thức ăn trong dạ dày cho đến khi thức ăn sẵn sàng được chuyển xuống ruột non và tiếp tục quá trình tiêu hóa.
Hẹp môn vị là tình trạng hẹp môn vị, lỗ thông từ dạ dày vào ruột non. Loại tắc nghẽn này cũng được gọi là tắc nghẽn lỗ thoát dạ dày.
Bình thường, thức ăn đi dễ dàng từ dạ dày và tá tràng qua một van gọi là môn vị. Trong tình trạng hẹp môn vị, các cơ môn vị dày lên bất thường, ngăn không cho dạ dày đổ vào ruột non và thức ăn trào ngược vào thực quản. Hậu quả của hẹp môn vị sẽ dẫn đến dạ dày to ra, dịch và thức ăn ứ đọng trong dạ dày sau 6 giờ vẫn chưa lưu thông.
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh hẹp môn vị như:
– Loét tá tràng: Trước đây, loét tá tràng là nguyên nhân hay gặp (5 – 15%), do ổ loét to, xơ chai gây biến dạng và chít hẹp. Hiện nay, do những hiểu biết mới về cơ chế bệnh sinh và quan điểm điều trị bệnh loét nên hẹp môn vị do loét giảm đáng kể (2 – 5%).
– Ung thư hang -môn vị dạ dày: Tỷ lệ ung thư vùng hang – môn vị hay gặp trong ung thư dạ dày, từ 20 – 60%. Khối u sùi cùng thành dạ dày bị thâm nhiễm làm hẹp lòng hang – môn vị, tình trạng hẹp diễn ra tăng dần theo sự phát triển của khối ung thư.
– Nguyên nhân khác ở dạ dày: U lành tính vùng môn vị, thường là polyp môn vị, hang vị tụt xuống gây bịt môn vị; sa tụt niêm mạc dạ dày qua lỗ môn vị; teo cơ hang vị; hẹp phì đại môn vị; hạch trong bệnh Hodgkin; sẹo bỏng dạ dày do uống phải acid, kiềm.
– Nguyên nhân khác ngoài dạ dày: Tổ chức tụy vòng lạc chỗ vùng môn vị; u tụy xâm lấn môn vị, tá tràng; viêm dính quanh tá tràng do viêm túi mật, sau phẫu thuật cắt túi mật…
Hội chứng hẹp môn vị nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ nhanh chóng dẫn đến rối loạn chuyển hóa nước, điện giải, toàn thân suy kiệt do lưu thông dạ dày – ruột bị đình trệ. Điều trị hẹp môn vị chủ yếu bằng ngoại khoa (phẫu thuật).
Hiện nay, để xác định bệnh hẹp môn vị dạ dày thì ngoài thăm khám lâm sàng, chụp Xquang có thuốc cản quang (thuốc barit) thì nội soi dạ dày (gây mê hoặc không gây mê) đang là một bước tiến mới.
Chụp X – quang dạ dày thể hiện tình trạng của dạ dày, môn vị và tá tràng. Khi hẹp môn vị, dạ dày giãn to, sa dạ dày, thức ăn còn tồn đọng nhiều trong dạ dày và sẽ có hình ảnh “tuyết rơi, hay còn gọi là hình ảnh tuyết rơi trong hẹp môn vị.
II. Hình ảnh tuyết rơi trong hẹp môn vị cảnh báo điều gì?
Chụp X-quang dạ dày có thuốc cản quang là phương pháp chụp ảnh để đánh giá cấu trúc giải phóng đường tiêu hóa trên. Thực quản, dạ dày, môn vị và tá tràng (phần đầu tiên của ruột non) sẽ được làm nổi trên phim chụp X-quang bằng chất cản quang.
Chất cản quang có thể là dung dịch barit hoặc chất cản quang hòa tan trong nước. Tia X sử dụng chùm năng lượng vô hình để tạo hình ảnh của các cơ quan nội tạng, xương hoặc các cơ quan trên phim. Trong quá trình quét, tia X đi qua cơ thể và tham chiếu vào một tấm chắn sau người bệnh để tạo ra hình ảnh.
Hình ảnh tuyết rơi trong hẹp môn vị qua chụp X- quang là dấu hiệu cảnh báo bệnh hẹp môn vị đã ở giai đoạn tiến triển và và giải đoạn cuối. Cụ thể:
1. Hình ảnh tuyết rơi trong hẹp môn vị ở giai đoạn tiến triển
– Hình ảnh tuyết rơi: cho bệnh nhân uống một ngụm Baryt, theo dõi dưới màn huỳnh quang thấy thuốc rơi từ từ qua lớp dịch ít đọng trong dạ dày giống như tuyết rơi.
Ngoài hình ảnh tuyết rơi trong hẹp môn vị, khi chụp X – quang bệnh hẹp môn vị ở giai đoạn tiến triển, bác sĩ còn thấy:
- Dạ dày giãn: dạ dày giãn to, đáy dạ dày sa thấp.
- Hình ảnh ứ đọng: dạ dày xuất hiện 3 mức: dưới là baryt, giữa là nước ứ đọng và trên là hơi dạ dày.
- Sóng nhu động: trong giai đoạn tăng trương lực của dạ dày, sang nhu động nhiều và mạnh, chứng tỏ các lớp cơ dạ dày còn tốt. Ngược lại, ở giai đoạn mất trương lực dạ dày co bóp ít hoặc không co bóp.
- Ứ đọng ở dạ dày: sau 6-12 giờ, nếu chiếu hoặc chụp lại, sẽ thấy thuốc cản quang nằm đọng lại khá nhiều ở dạ dày, hình dạ dày giãn to, thuốc cản quang không qua môn vị.Hành tá tràng và tá tràng không hiện lên trên các phim hàng loạt.
2. Hình ảnh tuyết rơi trong hẹp môn vị ở giai đoạn cuối
– Khi chụp X-quang bệnh hẹp môn vị ở giai đoạn cuối, các hình ảnh tuyết rơi, dạ dày hình chậu lại càng rõ rệt.
– Dạ dày không còn sóng nhu động, hoặc nếu có thì chỉ rất yếu.
– Sau 12 – 24 giờ hay hơn nữa baryt vẫn còn đọng ở dạ dày khá nhiều, có khi vẫn còn nguyên.
– Dạ dày hình đáy chậu, sa xuống mào chậu, có ba mức rõ.
III. Ngoài hình ảnh tuyết rơi, bệnh hẹp môn vị còn có những triệu chứng nào khác?
Hẹp môn vị là một hội chứng lâm sàng, trong đó mức độ hẹp khác nhau thì người bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng khác nhau tương ứng với mỗi giai đoạn: Giai đoạn đầu, giai đoạn tiến triển và giai đoạn cuối.
1. Triệu chứng của hẹp môn vị ở giai đoạn đầu
Các triệu chứng lâm sàng của bệnh hẹp môn vị ở giai đoạn đầu gồm:
- Đau bụng: thường đau sau bữa ăn, đau giảm đi sau khi nôn.
- Nôn: xuất hiện sớm sau khi ăn, có khi nôn ra thức ăn của bữa ăn trước đó, thậm chí nôn ra thức ăn của ngày hôm trước. Dịch dạ dày có màu xanh đen. Nếu không được điều trị ngay, tình trạng nôn sẽ xuất hiện thường xuyên hơn.
- Ậm ạch, đầy bụng, khó tiêu.
Các triệu chứng cận lâm sàng của hẹp môn vị giai đoạn đầu qua chụp X – quang và nội soi gồm:
– X-quang: có ứ đọng nhẹ, thuốc vẫn qua môn vị được và cũng có phim thấy môn vị vẫn mở cho thuốc xuống tá tràng bình thường do những co bóp cố gắng của dạ dày. Hình ảnh cơ bản và sớm nhất trong giai đoạn này là tăng sóng nhu động, dạ dày co bóp nhiều hơn, mạnh hơn. Hiện tượng tăng sóng nhu động xuất hiện từng đợt, xen kẽ là hình ảnh dạ dày giãn dần.
– Nội soi: môn vị phù nề, lỗ môn vị co thắt, dạ dày ứ đọng nhẹ, đưa ống soi hơi khó nhưng vẫn qua được. Có thể thấy hình ảnh ổ loét tiến triển với bò gồ cao, đáy loét khoét sâu, các lớp niêm mạc nề đỏ.
2. Triệu chứng hẹp môn vị ở giai đoạn tiến triển
Các triệu chứng lâm sàng của bệnh hẹp môn vị ở giai đoạn tiến triển gồm:
- Đau: đau xuất hiện muộn, 2-3 giờ sau khi ăn hoặc có thể muộn hơn. Tính chất đau từng cơn, cuộn bụng, đau nhiều và các cơn đau liên tiếp nhau.
- Nôn: Nôn nhiều; dịch nôn xanh, có thức ăn của bữa cơm mới lẫn với thức ăn của bữa cơm trước chưa được tiêu hóa. Nôn xong giúp hết đau.
- Toàn thân: da khô, mất nước, gầy, mệt mỏi, sụt cân nhanh, táo bón, đái ít.
- Thực thể: lắc bụng của người bệnh khi đói sẽ nghe được tiếng óc ách do dịch vị tiết ra không qua được môn vị ứ đọng ở dạ dày.
- Dấu hiệu Bouveret: trong mỗi cơn đau thấy những sang nhu động xuất hiện ở vùng dạ dày di chuyển từ trái sang phải, khi đặt tay lên vùng dạ dày có cảm giác căng từng lúc hoặc cuộn dưới tay. Vùng bụng trên rốn thì chướng, ngược lại dưới rốn thì lõm xuống, khi nhìn bụng có hình lõm lòng thuyền.
Với các triệu chứng cận lâm sàng, ngoài hình ảnh tuyết rơi trong hẹp môn vị, nội soi dạ dày còn cho thấy:
- Dạ dày ứ đọng.
- Nhiều dịch nâu có cặn thức ăn.
- Dạ dày giãn.
- Vùng hang, môn vị phù nề.
- Lỗ môn vị thắt nhỏ.
Trường hợp hẹp môn vị do loét tá tràng, ống soi khó qua được chỗ hẹp xuống phía dưới. Nếu hẹp môn vị do ung thư hang vị có thể thấy hình ảnh u sùi, nham nhở, dễ chảy máu…
3. Triệu chứng hẹp môn vị ở giai đoạn cuối
Chẩn đoán hẹp môn vị ở giai đoạn cuối rất dễ dàng với các triệu chứng lâm sàng điển hình như sau:
- Chướng bụng, đầy bụng, ăn uống ậm ạch khó tiêu.
- Đau: đau liên tục nhưng nhẹ hơn 2 giai đoạn trên.
- Nôn: ít nôn hơn, nhưng mỗi lần nôn thì ra rất nhiều nước ứ đọng và thức ăn của những bữa ăn trước, có khi 2-3 ngày trước. Chất nôn có mùi thối. Bệnh nhân thường phải móc họng cho nôn.
- Toàn thân: suy sụp, có biểu hiện mất nước (thể trạng gầy, mặt hốc hác, da khô đét nhăn nheo, mắt lõm sâu, có khi lơ mơ vì urê huyết cao, có trường hợp co giật vì calci trong máu thấp).
- Dấu hiệu thực thể: Dạ dày giãn to, xuống quá mào chậu, có khi chiếm gần hết ổ bụng, bụng chướng không chỉ riêng ở thượng vị mà toàn bụng. Lắc nghe rõ óc ách lúc đói. Dạ dày mất hết trương lực, không còn co bóp, mặc dù kích thích cũng không có một dấu hiệu phản ứng nào nữa.
Triệu chứng cận lâm sàng hẹp môn vị giai đoạn cuối qua nội soi dạ dày gồm:
- Dạ dày giãn to, ứ đọng nhiều dịch nâu.
- Niêm mạc viêm đỏ ứ đọng.
- Môn vị chít hẹp hoàn toàn, chỉ thấy một lỗ nhỏ, không thể đưa ống soi qua được. Những trường hợp này khi soi rất khó tìm thấy môn vị vì dạ dày giãn, ống soi phải đẩy sâu gần hết và gấp cong đầu ống soi lên trên để vào hang – môn vị nên vị trí lỗ môn vị thay đổi.
IV. Có hình ảnh tuyết rơi trong hẹp môn vị điều trị thế nào?
Hẹp môn vị là tình trạng đáng báo động đối với hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể của người bệnh. Không chỉ gây ra những bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày, biến chứng hẹp môn vị có thể khiến người bệnh suy sụp về thể chất và tinh thần. Các biến chứng khác bao gồm:
– Nôn kéo dài: có thể gây suy nhược vì người bệnh không thể tiêu hóa được thức ăn đưa vào dạ dày đặc.
– Biến chứng nghiêm trọng hơn: ung thư đầu, ung thư dạ dày, polyp dạ dày, hoại tử dạ dày.
Nhìn chung, mức độ nguy hiểm của hẹp môn vị sẽ tùy thuộc vào mức độ hẹp, phát hiện và điều trị kịp thời thì người bệnh sẽ không gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển nặng, mức độ hẹp gây ứ đọng hoàn toàn thức ăn, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh.
Để điều trị bệnh, trước hết, phải phân biệt là hẹp môn vị là cơ năng hay thực thể. Hẹp môn vị cơ năng chỉ cần điều trị nội khoa bằng kháng sinh, truyền dịch, các thuốc chống co thắt. Hẹp môn vị thực thể phải điều trị ngoại khoa, trước khi phẫu thuật phải bồi phụ nước, điện giải và cung cấp năng lượng cho bệnh nhân.
1. Chuẩn bị cho bệnh nhân trước phẫu thuật
– Bù nước, điện giải dựa vào điện giải đồ.
– Nuôi dưỡng đường tĩnh mạch (truyền đạm, máu, mỡ, trợ lực…) căn cứ vào lâm sàng và các xét nghiệm, tiến hành cả trước và sau phẫu thuật.
– Phải rửa dạ dày thật sạch (dùng sonde Faucher) trước khi phẫu thuật.
2. Điều trị ngoại khoa
Mục đích chính là điều trị ngoại ngoai (phẫu thuật) là để giải quyết tình trạng hẹp và có thể đồng thời chữa triệt căn.
Tốt nhất là phẫu thuật cắt đoạn dạ dày nếu bệnh nhân đến viện sớm, tình trạng toàn thân cho phép, chuẩn bị tốt. Nếu bệnh nhân đến muộn, yếu, tình trạng toàn thân không cho phép, nên phẫu thuật nối vị tràng.
3. Các phương pháp phẫu thuật
– Cắt đoạn dạ dày: để lập lại sự lưu thông tiêu hóa theo kiểu Billroth I hoặc Billroth II. Nếu hẹp môn vị do loét nên cắt 2/3 dạ dày, còn do ung thư nên cắt toàn bộ hay cắt 3/4, 4/5 dạ dày theo nguyên tắc phẫu thuật ung thư.
– Phẫu thuật nối vị tràng: giải quyết được hẹp môn vị, nhưng nguyên nhân gây hẹp vẫn còn nhất là K dạ dày). Phương pháp phẫu thuật này thường chỉ định cho những trường hợp:
- Hẹp môn vị giai đoạn muộn, người già và tình trạng suy kiệt.
- Loét tá tràng ở sâu mà không có khả năng cắt dạ dày được.
– Cắt dây thần kinh X kèm theo nối vị tràng, cắt hang vị hoặc tạo hình môn vị: chỉ áp dụng cho hẹp môn vị do loét hành tá tràng, có thể cắt thân dây X, cắt chọn lọc kinh điển, hoặc siêu chọn lọc (hiện nay ít áp dụng).
Tóm lại, hình ảnh tuyết rơi trong hẹp môn vị là dấu hiệu cảnh báo bệnh đã chuyển sang giai đoạn tiến triển và muộn người bệnh cần điều trị y tế ngay. Việc chậm trễ hoặc trì hoãn điều trị không chỉ khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược mà còn có thể dẫn đến một chuỗi hệ lụy nghiêm trọng hơn như ung thư đầu, ung thư dạ dày, polyp dạ dày, hoại tử dạ dày…
Để được tư vấn kỹ hơn về sức khỏe dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline 1800.1125 (miễn phí cước) để gặp trực tiếp dược sĩ của Yumangel nhé.
Tài liệu tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pyloric-stenosis/symptoms-causes/syc-20351416
https://www.vinmec.com/en/gastroenterology-hepatobiliary/health-news/diagnosis-and-treatment-of-pyloric-stenosis/
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4524-pyloric-stenosis-hps
https://www.vinmec.com/en/gastroenterology-hepatobiliary/health-news/complications-of-pyloric-stenosis/#:~:text=In%20addition%2C%20pyloric%20stenosis%20can,will%20not%20be%20in%20danger.
https://www.vinmec.com/en/gastroenterology-hepatobiliary/health-news/what-is-pyloric-stenosis-the-cause-to-the-illness/
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/pyloric-stenosis
https://drnguyenanhtuan.com/dau-hieu-cua-hep-mon-vi-la-gi/
https://benhvienhoabinh.vn/benh-hep-mon-vi-nguyen-nhan-cach-xu-tri.html
https://www.nationwidechildrens.org/conditions/pyloric-stenosis
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...