Vành hậu môn có cục cứng và đau: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Việc hậu môn có cục cứng khiến nhiều người lắng không biết có nguy hiểm không, nguyên nhân do đâu và có thể điều trị khỏi không. Theo các chuyên gia sức khỏe, nổi cục cứng ở hậu môn có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau vì vậy người bệnh không nên chủ quan. Cùng thuốc dạ dày yumangel tìm hiểu trong bài viết sau đây.

I – Hậu môn có cục cứng là như thế nào?

Hậu môn có cục cứng là tình trạng có cục cứng xuất hiện ở vành hậu môn, gần hậu môn hoặc bên trong của hậu môn. Khi cục cứng xuất hiện ở hậu môn, người bệnh có cảm giác khó chịu kèm theo đau đớn gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. 

Hình ảnh hậu môn có cục thịt dư

Hình ảnh hậu môn có cục thịt dư

II – Nguyên nhân hậu môn có cục cứng

Vành hậu môn có cục cứng, bên trong hậu môn có cục cứng hay gần hậu môn có cục cứng là biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm, tổn thương.

Hậu môn nổi cực cứng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý ở vùng hậu môn

Hậu môn nổi cực cứng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý ở vùng hậu môn

Có 2 nhóm nguyên nhân chính khiến hậu môn có cục cứng có thể kể đến là:

Do hậu môn bị tổn thương gây viêm

  • Do bệnh trĩ: Cục cứng ở hậu môn có thể là búi trĩ nội hoặc trĩ ngoại, thường đi kèm với đau rát, ngứa ngáy hoặc chảy máu khi đại tiện. Hai triệu chứng điển hình để nhận biết bệnh trĩ là ban đầu búi trĩ nhỏ sẽ gây vướng víu và cảm giác hơi cộm, sau đó phát triển với kích thước to dần và tạo thành cả búi thịt cứng, sưng to, sa ra ngoài hậu môn. 
  • Áp xe hậu môn: Đây là tình trạng khu vực quanh hậu môn bị tổn thương, sau đó bị viêm, hình thành ổ dịch mủ. Tình trạng này thường sẽ đi kèm với đau và sốt. Có nhiều tình trạng có thể gây áp xe hậu môn như trĩ, nứt kẽ hậu môn.

Các bệnh lý hậu môn khác

Một số các bệnh lý hậu môn khác cũng có thể khiến người bệnh thấy hậu môn có cục cứng như:

  • Sa trực tràng: Có cục cứng ở hậu môn có thể là biểu hiện của bệnh sa trực tràng.  Bệnh lý hình thành do một phần hoặc toàn bộ trực tràng bị lộn ngược và chui ra ngoài lỗ hậu môn.
  • Polyp hậu môn: Polyp là các khối u hình elip hoặc tròn hình thành do sự tăng sinh không kiểm soát của niêm mạc hậu môn. Nếu polyp to và vị trí ở khu vực gần hậu môn thì có thể gây ra tình trạng xuất hiện cục
  • U nang hậu môn: Nguyên nhân hình thanh u nang hậu môn là do các tuyến bã nhờn bị tắc nghẽn, phân hoặc chất cặn bã gây sưng và nổi cục quanh hậu môn. 

III – Biểu hiện hậu môn nổi cục cứng

Người bệnh có thể nhận biết hậu môn bị nổi cục cứng qua các biển hiện sau:

  • Sờ thấy cục cứng ở hậu môn, không đau hoặc kèm đau rát
  • Có cảm giác căng tức, khó chịu, vướng víu và hơi cộm ở hậu môn, đặc biệt là khi đại tiện
  • Khi quan sát có thể nhìn thấy cục cứng nếu mọc ở bên ngoài hậu môn.
  • Trong một số trường hợp nặng hơn có thể bị chảy máu, có mủ và phù nề ở khu vực cục cứng
  • Có thể kèm theo một số triệu chứng nhiễm trùng cấp như: đau nhức, ngứa, sưng tấy, sốt, chảy mủ, mùi hôi khó chịu.
Bên trong hậu môn có cục cứng gây cảm giác vướng víu khó chịu

Bên trong hậu môn có cục cứng gây cảm giác vướng víu khó chịu

Dù có bất kỳ triệu chứng nào ở trên, nếu nó diễn ra trong thời gian dài hoặc gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của bạn thì việc đi khám bác sĩ là cần thiết.

IV – Cách điều trị khi bị nổi cục cứng ở hậu môn 

Nổi cục cứng ở hậu môn hầu hết đều không thể tự khỏi nếu không điều trị. Hơn nữa, hậu môn là vị trí nhạy cảm thường xuyên tiếp xúc với chất thải, cặn bã nên tăng khả năng diễn tiến bệnh. Do đó, ngay khi phát hiện bên trong hay phía trên hậu môn có cục cứng bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Dưới đây là một số cách điều trị phổ biến khi bị cục cứng ở hậu môn

Điều trị nội khoa

  • Sử dụng thuốc bôi hoặc uống như thuốc kháng viêm, giảm đau, kháng sinh (trường hợp nhiễm khuẩn).
  • Thuốc làm mềm phân giúp người bệnh đại tiện dễ dàng hơn, giảm áp lực lên hậu môn.

Can thiệp tiểu phẫu

  • Cắt bỏ búi trĩ hoặc mảng da thừa: Áp dụng khi cục cứng gây ảnh hưởng nặng đến sức khỏe và sinh hoạt.
  • Trích rạch dẫn lưu mủ: Dành cho áp xe hậu môn, kết hợp dùng kháng sinh hỗ trợ hồi phục.

Chăm sóc tại nhà

  • Với trường hợp nhẹ, chưa cần can thiệp y khoa:
  • Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống, uống đủ nước (1,5-2 lít/ngày).
  • Ngâm hậu môn trong nước ấm 2-3 lần/ngày để giảm đau và sưng.
  • Tránh ngồi quá lâu hoặc mang vận nặng.
Hầu hết bệnh nhân phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ u ở hậu môn. 

Hầu hết bệnh nhân phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ u ở hậu môn.

Bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh nhân bị u cứng ở hậu môn cũng cần chú ý vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, có chế độ ăn uống và dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt lành mạnh, không quan hệ tình dục qua đường hậu môn để quá trình điều trị bệnh diễn ra thuận lợi.

V – Cách phòng tránh nổi cục cứng ở hậu môn

Để phòng tránh nổi cục cứng ở hậu môn, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Vệ sinh vùng hậu môn luôn sạch sẽ, khô thoáng, nhất là sau khi đi vệ sinh.
  • Duy trì lối sống lành mạnh: Tăng cường vận động, hạn chế thức ăn cay nóng.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, không nên mặc đồ quá bó.
  • Bổ sung đầy đủ chất xơ cho cơ thể để phòng ngừa táo bón.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để cơ thể để giúp hoạt động tiêu hóa suôn sẻ, đào thải độc tố trong cơ thể ra ngoài hiệu quả.
  • Không nên quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
  • Không tự ý dùng thuốc mà không có chỉ định từ bác sĩ để tránh biến chứng.

Trên đây là tất cả những thông tin chúng tôi tổng hợp được về vấn đề hậu môn có cục cứng, hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn để có cách xử lý kịp thời. Cần nhớ rằng, hậu môn có cục cứng không đau hay đau thì đều có thể là dấu hiệu của các bệnh lý ở vùng hậu môn nên bạn cần đi thăm khám khi tình trạng kéo dài không thuyên giảm nhé.

Xem thêm:

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *