Đơn thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản thường có thành phần nào? Ngoài giải đáp thắc mắc này, bài viết còn điểm danh các thuốc trị trào ngược dạ dày hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ em, người lớn và người cao tuổi. Kèm theo đó là những lưu ý để sử dụng thuốc chữa trào ngược dạ dày hiệu quả nhất và an toàn nhất. Cùng thuốc dạ dày Yumangel tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.
Mục lục
I – Thuốc trị trào ngược dạ dày thường có thành phần nào?
Mỗi loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày sẽ có thành phần khác nhau. Tuy nhiên, theo tìm hiểu, các thành phần chính thường gặp trong thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản gồm:
- Almagate.
- Esomeprazole.
- Metoclopramide hydrochloride.
- Magnesium carbonate.
- Aluminum hydroxide.
- Attapulgite.
- Pantoprazole hydrochlorid.
- Lansoprazole.
- Dimethicone và Guaiazulene.
- Sucralfate.
- Omeprazole.
- Natri alginat, calci carbonat, natri bicarbonat.
- …
Bên cạnh thành phần chính, các loại thuốc chữa trào ngược dạ dày và thực quản còn có một số tá dược khác kèm theo như: Sucrose, microcrystalline Cellulose, dung dịch D-Sorbitol, Clorhexidin Acetat, Simethicon, Natri Carboxymethyl Cellulose, Cồn, Lucta 45, Nước, hương liệu bạc hà…
- Yumangel gợi ý: Top 10 loại thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản
II – Những loại thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản
Tùy thuộc vào từng đối tượng người bệnh trào ngược dạ dày thực quản là trẻ nhỏ, bà bầu hay người lớn mà bác sĩ sẽ chỉ định đơn thuốc chữa trào ngược dạ dày phù hợp, hiệu quả và an toàn.
1. Thuốc trị trào ngược dạ dày cho bé
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là nhóm bệnh nhi thường bị trào ngược thực quản dạ dày. Khi con gặp phải tình trạng này, bố mẹ rất lo lắng vì bé bị ọc sữa, nôn trớ sau khi ăn.
Trường hợp trẻ bị trào ngược thực quản dạ dày không điều trị, bệnh có thể khiến trẻ gặp phải nhiều biến chứng về tiêu hóa, hô hấp và gây hại cho sức khỏe.
Một số thuốc Một số nhóm thuốc chữa trào ngược dạ dày tốt nhất thường được sử dụng cho trẻ các mẹ có thể tham khảo gồm: nhóm thuốc chữa trào ngược dạ dày cho bé – thuốc ức chế bơm Proton (PPI), thuốc trung hòa Acid và Alginate, thuốc kháng thụ thể Histamin H2, thuốc tác dụng trên chức năng vận động thực quản (Prokinetics)…
2. Thuốc trị trào ngược dạ dày cho bà bầu
Trào ngược dạ dày cho bà bầu nếu để lâu không điều trị có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ về sau và sự phát triển của thai nhi.
Thực tế, nếu không cần thiết bà bầu không nên sử dụng thuốc trị trào ngược thực quản bởi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. Thay vào đó, bạn có thể áp dụng mẹo chữa trào ngược dạ dày cho bà bầu đối với những người có triệu chứng nhẹ.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp bắt buộc phải uống thuốc thì bác sĩ vẫn phải kê đơn đơn thuốc chữa trào ngược dạ dày an toàn nhất cho các mẹ.
Các loại thuốc trị trào ngược dạ dày tốt nhất và an toàn nhất cho mẹ bầu thường được bác sĩ chỉ định đó là: Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel, Yumangel F, Prilosec OTC, Sucralfate, Pantoprazole, Metoclopramide, Lansoprazol, Gaviscon, thuốc chữa trào ngược thực quản Pepsane…
3. Thuốc chữa trào ngược dạ dày cho người lớn
Mục tiêu chính khi sử dụng các loại thuốc chữa trào ngược dạ dày là điều trị khỏi những triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa loét niêm mạc và chữa lành viêm thực quản.
Do đó, bác sĩ thường kê đơn thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản thuộc 2 nhóm thuốc giảm tiết axit và thuốc trung hòa axit để điều trị trào ngược dạ dày.
Một số đơn thuốc trị trào ngược dạ dày hiệu quả phổ biến cho người lớn có thể kể đến như: Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel, Omeprazol, Nexium, Metoclopramide, Gaviscon, Gastropulgite, Omep Hexal, Prilosec OTC, Sucralfate…
III – Lưu ý khi dùng thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản
Bên cạnh việc sử dụng các thuốc chữa trào ngược dạ dày theo đúng hướng dẫn và chỉ định từ bác sĩ, bệnh nhân cần lưu ý thêm nhiều vấn đề khác để thuốc phát huy tối đa công dụng điều trị:
- Khi sử dụng bất kỳ gói thuốc trị trào ngược dạ dày nào, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ. Tuyệt đối nên tự ý mua và uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Trước khi uống thuốc, cần đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng để nắm rõ các chống chỉ định cũng như tác dụng phụ của thuốc.
- Sau khi uống thuốc điều trị trào ngược dạ dày, nếu có triệu chứng lạ bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
- Thuốc chữa trào ngược dạ dày hiệu quả nhất khi bạn uống đúng giờ, đúng lượng và đúng thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Thực hiện đúng và đủ liều lượng thuốc theo kê đơn, tuyệt đối không bỏ ngang khi đang dùng và tránh lạm dụng thuốc.
- Không tự ý bỏ uống thuốc khi chưa kết liệu trình, cũng không nên lạm dụng uống thuốc chữa trào ngược dạ dày quá nhiều.
- Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra hiệu quả của thuốc và xem đã khỏi bệnh hay chưa.
- Trong thời gian điều trị dạ dày quản bằng thuốc, người bệnh cần cố gắng giữ tinh thần vui vẻ, ngủ sớm, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, stress.
- Nên ăn các loại thức ăn mềm và dễ tiêu hóa; tránh ăn các thức ăn nóng, chua, cay, thực phẩm cứng khó tiêu trong thời gian uống thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản.
- Tuyệt đối không uống bia, rượu, cà phê, hút thuốc lá, dùng các chất kích thích, rượu bia vì có thể làm tăng áp lực và các tổn thương lên dạ dày.
Trên đây là những thông tin về các đơn thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản mà chúng tôi tổng hợp được. Người bệnh cần lưu ý không tự ý uống thuốc khi chưa được bác sĩ chỉ định, hãy thăm khám để được bác sĩ tư vấn đúng loại thuốc trị trào ngược dạ dày hay nhất và phù hợp với tình trạng bệnh để nhanh chóng thoát khỏi nỗi lo trào ngược.
Có thể bạn quan tâm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...