Đơn thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng theo Bộ Y Tế 2025

Bệnh nhân loét dạ dày tá tràng nên đi thăm khám tại bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán chính xác nguyên nhân, tư vấn phác đồ điều trị và kê đơn thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng phù hợp. Cùng Yumangel tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé.

I. Nguyên nhân và triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh lý tiêu hóa phổ biến, xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiểu rõ nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sẽ giúp bạn có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.

1. Nguyên nhân

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng là tình trạng niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng bị tổn thương viêm, loét. Nguyên nhân dẫn đến bệnh thường do nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori); lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm; nhịn đói, bỏ bữa; ăn quá khuya; căng thẳng stress; ăn nhiều thức ăn cay nóng, chua…

Video điều trị viêm loét dạ dày tá tráng

Bác sĩ chia sẻ về bệnh Viêm loét dạ dày

2. Triệu chứng

Triệu chứng phổ biến của bệnh là cảm giác nóng rát, cồn cào và đau ở vùng thượng vị. Cơn đau tăng lên khi dạ dày trống, không có thức ăn. Các dấu hiệu và triệu chứng khác của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng bao gồm:

  • Đầy hơi, khó tiêu.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Ăn nhanh no, chán ăn.
  • Ợ hơi, ợ chua, trào ngược axit
  • Khó ngủ, ngủ không ngon giấc
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
  • Đi cầu phân đen hoặc máu.
  • Sụt cân.

II. Đơn thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng Bộ Y tế hướng dẫn

Người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân và chỉ định phác đồ điều trị cũng như đơn thuốc chữa loét dạ dày tá tràng phù hợp, hiệu quả.

Dưới đây là phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng theo hướng dẫn của Bộ Y tế kèm theo các nhóm thuốc cụ thể. Tùy vào tình trạng bệnh lý và sức khỏe, bác sĩ có thể lựa chọn những nhóm thuốc sau để chỉ định cho bệnh nhân sử dụng.

1. Nhóm thuốc kháng axit

Là một trong những nhóm thuốc trị loét dạ dày tá tràng quan trọng, dùng thuốc kháng axit là cần thiết trong đơn thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng Bộ Y tế:

  • Cơ chế tác động: Trung hòa axit dạ dày ngay lập tức, giúp giảm nhanh triệu chứng ợ nóng, đau rát dạ dày. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc chỉ mang tính tạm thời, không giúp chữa lành vết loét.
  • Thuốc thường dùng: Alka – seltzer, Mylanta, Maalox, Alternagel, Amphojel, Pepto bismol, Almagate,…
  • Công dụng/ưu điểm: Trung hòa axit, tăng độ pH.
  • Tác dụng phụ: Có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như: tiêu chảy, táo bón.
  • Cách dùng: Uống trước bữa ăn 30 phút hoặc uống sau bữa ăn 1 tiếng, có thể dùng ngay khi đau

Bạn có thể tham khảo thuốc dạ dày chữ Y được các bác sĩ, dược sĩ khuyên dùng để cải thiện viêm loét dạ dày, loét tá tràng; trào ngược thực quản; các chứng bệnh do tăng tiết axit (ợ nóng, buồn nôn, nôn, đau dạ dày, ợ hơi).

Thuốc dạ dày chữ Y có khả năng kháng axit và cải thiện một số triệu chứng bệnh loét dạ dày

Thuốc dạ dày chữ Y có khả năng kháng axit và cải thiện một số triệu chứng bệnh loét dạ dày

Thành phần almagate trong Yumangel đã được nghiên cứu giảm nhanh các triệu chứng bệnh chỉ sau 5-10 phút. Yumangel ở dạng hỗn dịch còn tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày tránh khỏi các tác nhân gây hại từ axit dư thừa do sử dụng rượu bia, đồ ăn cay nóng, thức khuya, căng thẳng stress.

Đặc biệt, Yumangel chứa hàm lượng natri thấp, rất phù hợp cho những bệnh nhân cao huyết áp, tim mạch, có chế độ ăn nhạt. Sản phẩm thiết kế gói nhỏ, rất tiện dụng để mang đi, hơn nữa uống trực tiếp mà không cần phải pha với nước, vị bạc hà thơm nhẹ, có bán phổ biến tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

2. Nhóm kháng thụ thể H2

Một trong những nhóm thuốc thường xuyên xuất hiện trong các toa thuốc đau bao tử phải kể đến chính là nhóm kháng thụ thể H2. Một số thông tin về nhóm thuốc này như sau:

  • Cơ chế tác động: Nhóm thuốc này chặn thụ thể H2 trên tế bào thành dạ dày. Thụ thể H2 có vai trò kích thích sản xuất axit dạ dày. Khi bị chặn lại, lượng axit tiết ra sẽ giảm, giúp niêm mạc dạ dày bớt tổn thương.
  • Thuốc thường dùng: Nizatidine, Famotidine, Cimetidine.
  • Công dụng/ưu điểm: pH tăng nhanh, cho hiệu quả ngay ngày đầu sử dụng. Kiểm soát dịch vị dạ dày vào ban đêm, giảm bài tiết dịch vị kích thích.
  • Tác dụng phụ: Khả năng ức chế axit dịch vị yếu; gây nhiều tác dụng phụ như: viêm gan, suy thận, vú to ở nam.
  • Cách dùng: Dùng trước bữa ăn 30 phút, tần suất 2 lần/ngày. Nếu bệnh nhân dùng cả thuốc kháng axit cần uống cách nhau 2 giờ.

3. Nhóm ức chế bơm Proton

Trong đơn thuốc loét dạ dày tá tràng, nhóm ức chế bơm Proton là thuốc có ít tác dụng phụ, chỉ hơi đau đầu hoặc tiêu chảy nhẹ.

  • Cơ chế tác động: PPIs (Proton Pump Inhibitors) hoạt động bằng cách ức chế enzyme H+/K+ ATPase, hay còn gọi là bơm proton, nằm trong tế bào thành dạ dày. Bơm này có nhiệm vụ sản xuất axit hydrochloric (HCl), thành phần chính của dịch vị. Khi bị ức chế, lượng axit tiết ra sẽ giảm đáng kể, giúp niêm mạc dạ dày có thời gian phục hồi vết loét.
  • Thuốc thường dùng: Rabeprazole, Esomeprazole, Dexlansoprazole.
  • Công dụng/ưu điểm: Tác dụng chậm hơn nhóm thuốc kháng axit nhưng lại có công dụng ức chế axit mạnh nhất, khả năng kiểm soát axit dịch vị cao nhất.
  • Tác dụng phụ:
  • Cách dùng: Uống trước bữa ăn 15-30 phút; tần suất 1 lần/ngày.

4. Thuốc tăng cường bảo vệ niêm mạc

  • Cơ chế tác động: Nhóm thuốc này tạo một lớp màng bảo vệ trên bề mặt vết loét, giúp ngăn axit và enzyme tiêu hóa làm tổn thương thêm vùng niêm mạc bị viêm.
  • Thuốc thường dùng:
    • Sucralfate: Tạo lớp nhầy để bảo vệ niêm mạc dạ dày nhanh nhưng tác dụng ngắn và có thể gây tác dụng phụ táo bón.
    • Rebamipide: Kháng viêm, kích thích tiết Prostaglandin, làm lạnh vết loét nhanh chóng, đặc biệt các vết loét trên 2cm.
    • Bismuth: Bảo vệ niêm mạc, tiêu diệt vi khuẩn HP.
    • Misoprostol: Tăng bài tiết bicarbonat và chất nhầy để bảo vệ niêm mạc dạ dày; tăng máu chảy tới niêm mạc dạ dày hành tá tràng. Tuy nhiên, thuốc ít được dùng vì có nhiều tác dụng phụ.
  • Công dụng/ưu điểm: Bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác động của axit và enzyme tiêu hóa. Hỗ trợ quá trình lành vết loét nhanh hơn và giúp giảm đau và khó chịu do viêm loét dạ dày gây ra.
  • Tác dụng phụ: Bismuth có thể làm phân và lưỡi có màu đen, đây là phản ứng bình thường và không nguy hiểm.
  • Cách dùng: Uống trước bữa ăn 30-60 phút; tần suất 2-4 lần/ngày.

5. Thuốc kháng sinh trị loét dạ dày

Theo nghiên cứu, có tới 90% người loét hành tá tràng và 50% người loét dạ dày nguyên nhân là do vi khuẩn H.pylori. Khi đã xác định nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng là do H.pylori, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh.

  • Cơ chế tác động:
    • Amoxicillin: Phá hủy thành tế bào vi khuẩn, khiến vi khuẩn bị tiêu diệt.
    • Clarithromycin: Ngăn vi khuẩn tổng hợp protein, làm chậm sự phát triển và nhân lên.
    • Metronidazole: Phá hủy DNA của vi khuẩn, khiến vi khuẩn không thể sinh sản.
    • Tetracycline: Ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn, ngăn chặn sự phát triển.
    • Bismuth subsalicylate: Phá hủy màng tế bào vi khuẩn và tạo lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Thuốc thường dùng: Amoxicilin, metronidazol, clarithromycin, tetracyclin. Có thể phối hợp: Amoxiclin + metronidazol; amoxiclin + clarithromycin hoặc metronidazol + clarithromycin.
  • Công dụng/ưu điểm: Thuốc kháng sinh trong điều trị loét dạ dày có tác dụng diệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori.
  • Tác dụng phụ: Tiêu chảy, phát ban dị ứng. Clarithromycin gây vị kim loại, buồn nôn; Metronidazole gây chóng mặt, cấm rượu; Tetracycline làm nhạy cảm ánh sáng, không dùng cho trẻ.
Đơn thuốc loét dạ dày tá tràng gồm thuốc kháng axit, thuốc kháng thụ thể H2, ức chế bơm Proton, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày và kháng sinh

Đơn thuốc loét dạ dày tá tràng gồm thuốc kháng axit, kháng thụ thể H2, ức chế bơm Proton, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày và kháng sinh

III. Khi nào cần kê đơn thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng?

Nếu tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng là do nhiễm khuẩn HP gây ra, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân điều trị bằng thuốc để tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori.

Đơn thuốc trị loét dạ dày tá tràng được bác sĩ kê khi bệnh nhân có các triệu chứng như sau:

  • Đau vùng thượng vị: Cơn đau xuất hiện sau khi ăn khoảng 2 – 3 tiếng hoặc đau lúc nửa đêm về sáng. Bệnh nhân có thể bị đau âm ỉ hoặc đau tức bụng từng cơn dữ dội…
  • Đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn: Các vết loét dạ dày tá tràng khiến hoạt động tiêu hóa bị trì trệ, bệnh nhân vì vậy bị buồn nôn, đầy bụng, tiêu hóa khó khăn…
  • Ợ hơi, ợ chua: Người bị loét dạ dày tá tràng lâu ngày có thể bị ợ nóng, trào ngược dạ dày.
  • Mất ngủ, ngủ không ngon giấc: Thường xuyên bị buồn nôn, đầy hơi, nặng bụng khiến người bệnh ngủ không ngon giấc, mất ngủ kéo dài…
  • Rối loạn tiêu hóa: Bệnh nhân loét dạ dày tá tràng cò gặp phải triệu chứng táo bón hoặc tiêu chảy, hệ tiêu hóa bị rối loạn…
Các vết loét dạ dày tá tràng khiến hoạt động tiêu hóa bị trì trệ, bệnh nhân vì vậy bị buồn nôn, đầy bụng, tiêu hóa khó khăn…

Các vết loét dạ dày tá tràng khiến hoạt động tiêu hóa bị trì trệ, bệnh nhân vì vậy bị buồn nôn, đầy bụng, tiêu hóa khó khăn…

Bạn bị loét dạ dày do HP, đừng bỏ qua:

IV. Sử dụng thuốc theo phác đồ bao lâu có hiệu quả?

Triệu chứng của loét dạ dày thường thuyên giảm trong vòng vài ngày đến hai tuần sau khi bắt đầu điều trị. Tuy nhiên, để vết loét lành hoàn toàn, quá trình điều trị có thể kéo dài từ 4 đến 8 tuần (1), tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây loét.

Việc tuân thủ đầy đủ phác đồ điều trị và hướng dẫn của bác sĩ là quan trọng để đảm bảo hiệu quả và ngăn ngừa tái phát. Nếu triệu chứng không cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được đánh giá và điều chỉnh điều trị kịp thời.

V. Lưu ý khi dùng thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng

Bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng tuyệt đối không nên dùng đơn thuốc của người khác để điều trị bệnh. Thay vào đó, người bệnh cần đến khám tại các cơ sở y tế/bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn phác đồ và đơn thuốc tá tràng phù hợp, hiệu quả.

Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng, bệnh nhân cần tuân thủ những quy tắc dưới đây:

  • Tuân thủ liệu trình bác sĩ chỉ định, không tự ý ngừng thuốc, đặc biệt là kháng sinh để tránh tái phát.
  • Uống thuốc đúng thời điểm theo hướng dẫn để đảm bảo hiệu quả điều trị.
  • Thông báo với bác sĩ về các loại thuốc, thực phẩm chức năng đang dùng để tránh tương tác.
  • Theo dõi diễn tiến bệnh, nếu có triệu chứng bất thường (nôn, đau quặn, phân đen, nôn ra máu…) cần đến bệnh viện ngay.
  • Chú ý tác dụng phụ của thuốc để kịp thời xử lý.
  • Kiêng thức ăn chua, cay, dầu mỡ, khó tiêu và rượu bia để tránh kích thích dạ dày.
  • Hạn chế rượu bia, không hút thuốc, ăn uống lành mạnh, bổ sung rau củ quả.
Bệnh nhân cần dùng thuốc chữa loét dạ dà tá tràng đầy đủ liệu trình đã được bác sĩ chỉ định.

Bệnh nhân cần dùng thuốc chữa loét dạ dà tá tràng đầy đủ liệu trình đã được bác sĩ chỉ định

Để điều trị hiệu quả và nhanh chóng, cần có phác đồ và đơn thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng phù hợp với mức độ bệnh cũng như thể trạng của người bệnh. Do đó, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn phù hợp bạn nhé.

*Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho ý kiến chuyên môn từ bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm:

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *