Đầy hơi, đầy bụng khi mang thai: Nguyên nhân và cách xử lý

Cảm giác đầy bụng khi mang thai, nhất là 3 tháng đầu thường chỉ mang lại sự khó chịu, ít khi gây ảnh hưởng lớn nên thai phụ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu chứng đầy hơi khi mang thai kéo dài và không thuyên giảm các mẹ nên đi gặp bác sĩ ngay. Cùng Yumangel theo dõi nguyên nhân gây ra tình trạng đầy bụng khi mang thai và một số cách xử lý nhé!

I. Nguyên nhân mẹ bầu bị đầy bụng khi mang thai

Đầy bụng có thể là một hội chứng dạ dày thai kỳ, xảy ra khi các thai phụ cảm giác chướng bụng, đầy hơi và khó chịu. Tình trạng bị đầy bụng khi mang thai, nhất là 3 tháng đầu có thể do các nguyên nhân sau:

  • Do ăn phải thức ăn khó tiêu: Nhiều dầu mỡ, giàu đạm, nhiều tinh bột…
  • Do mẹ bầu bị táo bón. 
  • Do mẹ bầu tăng cân nhanh gây áp lực cho vùng chậu. 
  • Do nội tiết tố progesterone tiết ra nhiều quá mức làm kéo giãn cơ vùng chậu  khiến tiêu hóa bị chậm lại, tăng thời gian vi khuẩn hoạt động tạo ra nhiều khí gây ợ nóng và đầy hơi.
  • Do thai nhi lớn lên và không ngừng phát triển khiến tử cung cũng to ra và chiếm nhiều không gian hơn. 
  • Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thường ăn uống khó tiêu. 
  • Bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích khiến thức ăn bị ứ đọng trong dạ dày gây tích tụ, sinh ra khí gây đầy bụng. 
Bị táo bón có thể gây ra tình trạng đầy bụng khi mang thai

Bị táo bón có thể gây ra tình trạng đầy bụng khi mang thai

II. Dấu hiệu đầy bụng khi mang thai

Hiện tượng đầy hơi khi mang thai thường xuất hiện cùng với các triệu chứng dưới đây:

  • Bụng bầu của mẹ bị căng tức, khó chịu. 
  • Có cảm giác đau bụng lâm râm.
  • Ợ khan, ợ chua.
  • Ăn nhanh no, chán ăn.
  • Rối loạn tiêu hóa. 
Đầy hơi khiến bụng bầu của mẹ bị căng tức, khó chịu

Đầy hơi khiến bụng bầu của mẹ bị căng tức, khó chịu

III. Bị đầy hơi khi mang thai có nguy hiểm không?

Phụ nữ mang thai bị đầy bụng khó tiêu là triệu chứng khá phổ biến trong thai kỳ, nhất là 3 tháng đầu. Ngoài cảm giác căng tức và khó chịu thì triệu chứng đầy hơi khi mang thai thường không quá nguy hiểm và gây ảnh hưởng lớn. (1)

Tuy nhiên, nếu bà bầu bị đầy bụng kéo dài và không thuyên giảm kèm theo các triệu chứng như: chán ăn, ăn uống khó tiêu, táo bón liên tục, đi đại tiện, đi tiểu khó, ra máu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể thì mẹ bầu cân đi thăm khám và điều trị ngay, tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe thai kỳ. 

Phụ nữ mang thai bị đầy bụng khó tiêu khá phổ biến trong thai kỳ, nhất là 3 tháng đầu

Phụ nữ mang thai bị đầy bụng khó tiêu khá phổ biến trong thai kỳ, nhất là 3 tháng đầu

Tham khảo: Thuốc chữ Y có dùng được cho bà bầu không?

IV. Bà bầu bị đầy hơi nên ăn gì?

Tình trạng đầy hơi khi mang thai có thể khiến mẹ bầu khó chịu, ăn uống không ngon miệng. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cải thiện đáng kể vấn đề này.

1. Thực phẩm giúp giảm đầy hơi

  • Rau xanh và trái cây giàu chất xơ: Khoai lang, cải bó xôi, đu đủ chín, chuối, bưởi… giúp nhuận tràng, hạn chế táo bón – một trong những nguyên nhân gây đầy bụng.
  • Thực phẩm chứa lợi khuẩn: Sữa chua, sữa chua uống lên men giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa.
  • Gừng, bạc hà: Trà gừng ấm hoặc nhai vài lá bạc hà có tác dụng giảm chướng bụng, kích thích tiêu hóa.
  • Ngũ cốc nguyên cám: Yến mạch, hạt chia, gạo lứt giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.
Rau xanh và trái cây giàu chất xơ giúp giảm chướng bụng, đầy hơi

Rau xanh và trái cây giàu chất xơ giúp giảm chướng bụng, đầy hơi

2. Thực phẩm cần tránh

  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán: Thức ăn nhanh, đồ chiên rán gây khó tiêu, dễ làm tình trạng đầy hơi trầm trọng hơn.
  • Nước có gas, đồ uống ngọt: Làm tăng lượng khí trong dạ dày, gây chướng bụng.
  • Thực phẩm dễ sinh hơi: Bắp cải, đậu, hành, bông cải xanh có thể gây đầy bụng nếu tiêu thụ quá nhiều.
  • Gia vị cay nóng: Ớt, tiêu có thể làm kích ứng dạ dày, gây khó chịu.

3. Thói quen ăn uống giúp giảm đầy hơi

Ngoài việc lựa chọn thực phẩm phù hợp, mẹ bầu cũng nên điều chỉnh cách ăn uống để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn:

  • Chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa/ngày để giảm áp lực lên dạ dày.
  • Uống đủ nước (tối thiểu 2 lít/ngày), ưu tiên nước lọc và nước ép trái cây tươi.
  • Ăn chậm, nhai kỹ, tránh nuốt quá nhiều không khí khi ăn.

V. Cách giảm đầy bụng khi mang thai đơn giản, hiệu quả

Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, mẹ bầu có thể kết hợp một số phương pháp khác để giảm đầy hơi, giúp cơ thể dễ chịu hơn.

  • Vận động nhẹ nhàng: Đi bộ, tập yoga hoặc thực hiện các bài tập nhẹ giúp kích thích tiêu hóa, giảm đầy hơi.
  • Giữ tinh thần thoải mái: Hạn chế căng thẳng, lo âu, duy trì tâm trạng vui vẻ để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Từ bỏ thói quen không tốt: Hạn chế rượu bia, trà, cà phê và các thức uống có cồn; tránh thức khuya, ngủ muộn.
  • Không nằm ngay sau khi ăn: Nên ngồi nghỉ hoặc vận động nhẹ nhàng để tránh tình trạng trào ngược dạ dày.
  • Mặc trang phục thoải mái: Quần áo rộng rãi, co giãn tốt giúp giảm áp lực lên vùng bụng, hạn chế tình trạng đầy hơi.
Mẹ bầu cần duy trì tâm trạng vui vẻ để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn

Mẹ bầu cần duy trì tâm trạng vui vẻ để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn

Mặc dù đầy bụng khi mang thai là triệu chứng thường gặp và không nguy hiểm nhưng lại mang đến cho mẹ bầu cảm giác khó chịu, nếu kéo dài có gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, mẹ bầu nên xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để có một thai kỳ khỏe mạnh nhé.

*Các thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm:

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *