Đau, nóng rát bụng và dạ dày; buồn nôn, ói mửa; chán ăn, phình bụng, ợ hơi thường xuyên… là những dấu hiệu bệnh dạ dày HP người bệnh cần nắm được để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Cùng Thuốc dạ dày Yumangel tìm hiểu những dấu hiệu này trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
I. Thông tin về vi khuẩn HP dạ dày
Theo thống kê gần đây, ở Việt Nam tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP chiếm đến 70 % dân số. Vi khuẩn HP là viết tắt của Helicobacter pylori, có khả năng tồn tại được trong môi trường acid của dạ dày người và cư trú chủ yếu trong lớp nhầy ở bề mặt của lớp niêm mạc ở thành dạ dày
Vi khuẩn Hp sau khi xâm nhập vào đường tiêu hóa, có thể phát triển âm thầm mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Vì vậy, có rất nhiều người bị nhiễm khuẩn HP nhưng không biết.
Trong suốt thời gian ở trong đường tiêu hoá, vi khuẩn HP dần dần làm thay đổi môi trường niêm mạc ở dạ dày và tăng nồng độ axit. Sau thời gian acid tiết ra nhiều tác động liên tục vào niêm mạc dạ dày làm xuất hiện các vết loét dạ dày.
Nhiễm khuẩn HP dạ dày tuy không quá nguy hiểm nhưng lại là một trong các nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm loét dạ dày tá tràng, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Trong một số trường hợp, có thể dẫn đến nhiễm trùng, thậm chí là ung thư dạ dày.
II. Dấu hiệu đặc trưng nhận biết bệnh dạ dày HP
Đa phần người bị nhiễm H. pylori không có bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, khi nhiễm trùng dẫn đến loét dạ dày hoặc tá tràng, một số triệu chứng các triệu chứng sẽ xuất hiện.
Các dấu hiệu bệnh dạ dày HP có thể kéo dài vài phút hoặc hàng giờ. Cụ thể gồm:
- Đau, nóng rát bụng và dạ dày, nhất là khi đói bụng.
- Buồn nôn, ói mửa.
- Chán ăn.
- Phình hoặc chướng bụng.
- Thường xuyên ợ hơi.
- Tiêu chảy hoặc táo bón.
- Cảm thấy no sau khi ăn lượng thức ăn nhỏ.
- Giảm cân không rõ nguyên nhân.
III. Dấu hiệu bệnh dạ dày HP cần đi khám ngay
Các triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày người bệnh cần đi thăm khám và điều trị ngay gồm:
- Phân có máu, màu đỏ sẫm hoặc màu đen như bã cà phê.
- Nôn ra máu.
- Khó thở.
- Chóng mặt hoặc ngất xỉu do thiếu máu hoặc cơn đau quá nặng.
- Đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội.
- Màu da nhợt nhạt do thiếu máu cấp tính hoặc mãn tính vì chảy máu.
- Mệt mỏi không rõ nguyên nhân.
Khi thấy xuất hiện 1 trong các triệu chứng ở trên, bệnh nhân nên đi thăm khám và điều trị ngay để tránh bệnh nặng trở nặng gây biến chứng. Một số biến chứng của nhiễm vi khuẩn HP dạ dày khi không được điều trị kịp thời gồm: Loét dạ dày và tá tràng; xuất huyết tiêu hoá, thủng dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày.
IV. Nên làm gì khi có dấu hiệu bệnh dạ dày HP?
Khi nghi ngờ có dấu hiệu bị dạ dày HP, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán để xác định có sự hiện diện của vi khuẩn HP không. Bệnh nhân thường được bác sĩ chỉ định xét nghiệm chẩn đoán HP dạ dày khi:
- Bị bệnh loét dạ dày tá tràng hoặc có tiền sử bị bệnh lý này.
- Tiền sử gia đình có người thân bị ung thư dạ dày.
- Dùng thuốc chống viêm hoặc aspirin trong thời gian dài.
Trước khi thực hiện xét nghiệm, bệnh nhân cần dừng uống thuốc kháng sinh (nếu có) trong 4 tuần và các thuốc ức chế tiết acid (nếu có) trong 2 tuần.
Sau khi thăm khám và xác định các triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP dạ dày, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện 1 hoặc nhiều thủ thuật xét nghiệm dưới đây:
1. Kiểm tra hơi thở (Breath Test)
Còn có tên gọi khác là test hơi thở C13 hoặc test hơi thở ure. Đây là phương pháp chẩn đoán không xâm lấn cho kết quả nhanh và chính xác. Phương pháp này có thể sử dụng cho người từ 6 tuổi trở lên.
Cách tiến hành xét nghiệm như sau:
- Bước 1: Trước thời điểm kiểm hơi thở 15 – 30 phút, bệnh nhân được cho uống viên thuốc hoặc dung dịch ure có gắn nguyên tử cacbon đồng vị C13. Nếu trong dạ dày có vi khuẩn HP thì chất này sẽ tác động lên urease (1 men do vi khuẩn HP tiết ra), phân hủy ure thành CO2 và NH3, giải phóng CO2 qua hơi thở.
- Bước 2: Bác sĩ đo nồng độ carbon được đánh dấu bằng C13 trong hơi thở trước và sau khi uống thuốc. Từ đó, bác sĩ chẩn đoán sự tồn tại và nồng độ của HP trong cơ thể.
2. Xét nghiệm phân
Vi khuẩn HP trong dạ dày còn được đào thải qua phân. Vì vậy xét nghiệm phân cũng giúp chẩn đoán phát hiện vi khuẩn HP hiệu quả. Xét nghiệm phân gồm 2 loại là xét nghiệm kháng nguyên trong phân bệnh nhân và xét nghiệm PCR phân:
- Xét nghiệm kháng nguyên phân: Là tìm các protein (kháng nguyên) liên quan tới nhiễm HP trong phân.
- Xét nghiệm PCR phân: Là xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase trong phân, giúp phát hiện vi khuẩn HP, các đột biến kháng lại thuốc kháng sinh điều trị HP.
3. Nội soi
Là thủ thuật đưa 1 ống nội soi có gắn camera ở đầu dạ dày và tá tràng của người bệnh. Hình ảnh thu được từ nội soi cho phép bác sĩ xem xét và đánh giá chuẩn xác tình trạng thực quản, niêm mạc dạ dày và tá tràng.
Thông qua nội soi, bác sĩ có thể lấy mẫu mô dạ dày để làm xét nghiệm tìm vi khuẩn HP hoặc sử dụng mẫu mô này nuôi cấy vi khuẩn để tìm xem có sự có mặt của HP, làm kháng sinh đồ để tìm loại kháng sinh nhạy cảm, bị kháng với HP.
4. Phương pháp chẩn đoán khác
Một số phương pháp khác có thể dùng trong chẩn đoán nhiễm HP dạ dày như: chụp X-quang dạ dày thực quản, chụp cắt lớp CT, xét nghiệm máu… Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh xét nghiệm thêm sinh thiết để chẩn đoán ung thư dạ dày.
Dựa trên kết quả xét nghiệm thu được, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán đồng thời lên kế hoạch điều trị phù hợp để tiêu diệt vi khuẩn HP và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
V. Tìm hiểu phác đồ điều trị HP dạ dày
Dưới đây là thông tin chi tiết về 4 phác đồ điều trị HP dạ dày mới nhất được ban hành bởi Bộ Y tế. Người bệnh nên thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ để mang lại hiệu quả chữa bệnh tốt nhất:
1. Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp dạ dày bậc 1: Liệu pháp trị liệu ba thuốc
- Đối tượng áp dụng: Phác đồ điều trị này phù hợp cho các bệnh nhân mới điều trị lần đầu hoặc mức độ nhiễm khuẩn ở mức nhẹ.
- Thời gian áp dụng: Từ 7-14 ngày.
- Ưu điểm: Bệnh nhân bị dị ứng Penicillin có thể áp dụng phác đồ này.
- Nhược điểm: Đây là phác đồ phổ biến tại Mỹ, ít được dùng ở Việt do vi khuẩn Hp kháng Metronidazole.
Các liệu pháp trị liệu được sử dụng trong phác đồ điều trị HP dạ dày bậc 1 kết hợp 3 thuốc như sau:
1.1. Liệu pháp đầu tiên
- Tiêu chuẩn trị liệu 3: amoxicillin (2 viên/ ngày), PPI (2 lần/ ngày), clarithromycin (2 viên/ ngày), dùng đều đặn trong vòng 7 -14 ngày.
- Điều trị đồng thời: amoxicillin (2 viên/ ngày), metronidazole (2 viên/ ngày) và PPI (2 lần/ ngày), dùng đều đặn trong 7-10 ngày.
- Liệu pháp phối hợp: 7 ngày đầu: PPI (2 lần/ ngày), amoxicillin (2 viên/ ngày). 7 ngày sau: PPI (2 lần/ ngày, amoxicillin (2 viên/ ngày), metronidazole (2 viên/ ngày) và clarithromycin ( 2 viên/ ngày). Liệu pháp có bốn thuốc bismuth gồm: PPI (2 lần/ ngày), tetracycline (4 viên/ ngày), metronidazole (2 viên/ngày), bismuth (4 viên/ ngày). Dùng đều đặn trong 10-14 ngày.
1.2. Liệu pháp trị liệu lần 2
- Liệu pháp điều trị ba thuốc có Levofloxacin: PPI (2 lần/ ngày), amoxicillin (2 viên/ ngày) và levofloxacin (1 viên/ ngày) dùng trong vòng 10 ngày.
- Liệu pháp có bốn thuốc bismuth bao gồm: PPI (2 lần/ ngày), tetracycline (4 viên/ ngày), bismuth (4 viên/ ngày) và metronidazole (2 viên/ ngày). Dùng trong vòng 10- 14 ngày
1.3. Liệu pháp điều trị lần 3
- Trị liệu 4 thuốc với Levofloxacin gồm: levofloxacin (1 viên/ ngày), bismuth (4 viên/ ngày), PPI (2 lần/ ngày), amoxicillin (2 viên/ ngày). Dùng trong 10 ngày.
- Trị liệu thuốc có bismuth gồm: PPI (2 lần/ ngày), amoxicillin (2 viên/ ngày), levofloxacin (1 viên/ ngày), bismuth (4 viên/ ngày).
2. Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp bậc 2: Liệu pháp trị liệu 4 thuốc
- Đối tượng áp dụng: Nếu phác đồ điều trị 3 thuốc không hiệu quả hoặc hiệu quả mang lại không cao, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tiếp theo với 4 thuốc.
- Thời gian áp dụng: 10-14 ngày.
- Ưu điểm: Khắc phục liệu pháp trị liệu 3 thuốc
- Nhược điểm: Có thể làm tăng khả năng kháng kép của vi khuẩn Hp, gây khó khăn cho việc nạp thuốc vì dùng quá nhiều loại thuốc khác nhau.
Các liệu pháp được sử dụng trong phác đồ điều trị HP dạ dày 4 được phân thành 2 loại, có hoặc không sử dụng Bismuth. Cụ thể:
- Phác đồ 4 thuốc không sử dụng Bismuth gồm: Amoxicillin (2 viên/ ngày), PPI (2 lần/ ngày), Clarithromycin (2 viên/ ngày) và Metronidazole (2 viên/ ngày).
- Phác đồ 4 thuốc có sử dụng Bismuth gồm: Kết hợp Metronidazole (hay Tinidazole) 4 viên/ngày, Tetracyclin 4 viên/ ngày và PPI (2 lần/ngày) (hoặc thay PPI bằng Ranitidin 150mg/2 lần/ ngày), Bismuth 120mg/ 4 viên/ ngày.
3. Phác đồ điều trị Hp dạ dày kế tiếp
- Đối tượng áp dụng: Phác đồ nối tiếp được sử dụng khi các phương pháp điều trị trước đó không mang lại kết quả tốt.
- Thời gian áp dụng: 10 ngày.
- Kết quả điều trị: Khoảng 80-85% bệnh nhân khi áp dụng phác đồ điều trị này có thể giảm nhanh triệu chứng nhiễm khuẩn Hp và ngăn chặn bệnh phát triển và tái phát.
Giống như tên gọi, phác đồ điều trị HP dạ dày kế tiếp được chia thành 2 giai đoạn nối tiếp gồm:
- Liệu pháp trị liệu đầu tiên: PPI (2 lần/ngày), Amoxicillin 2viên/ ngày.
- Liệu pháp trị liệu tiếp theo: PPI (2 lần/ngày), Tinidazole (2 viên/ngày) và Clarithromycin (2 viên/ngày).
Các loại thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn Hp gồm:
- Amoxicilline: Công dụng ức chế tổng hợp vách tế bào, khá bền với PH axit, hấp thu tốt ở dạ dày và niêm mạc ruột. Khi ở trong môi trường PH từ 5.5-7.5 thì hoạt tính của thuốc tăng 10- 20 lần.
- Metronidazole và Tinidazole: Thuốc có khả năng tập trung ở niêm mạc dạ dày, nồng độ cao nhất là ở trong chất nhầy dạ dày, được bài tiết ở ruột và nước bọt. 2 loại thuốc này không phụ thuộc vào nồng độ PH trong dạ dày.
- Tetracycline: Thuốc hoạt động tốt trong môi trường axit và hấp thu tốt ở niêm mạc dạ dày.
- Clarithromycin: Tác dụng ức chế tổng hợp protein ở vi khuẩn. Loại thuốc này thấm tốt trong niêm mạc dạ dày và không bị ảnh hưởng bởi dịch vị. Đặc biệt, thuốc ít gây tác dụng phụ.
- Bismuth: Ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp và củng cố thêm hàng rào phòng thủ niêm mạc dạ dày.
4. Phác đồ kết hợp liệu pháp 3 thuốc và có chứa thêm Levofloxacin
- Đối tượng áp dụng: Phác đồ trị HP dạ dày này được áp dụng khi các liệu pháp 4 thuốc và phác đồ điều trị nối tiếp không mang lại tác dụng loại bỏ HP như mong muốn.
- Nhóm thuốc được chỉ định trong phác đồ bao gồm: PPI; Levofloxacin; Amoxicillin.
- Thời gian áp dụng: Trong 10 ngày.
- Hiệu quả: Theo các chuyên gia, phác đồ kết hợp trị vi khuẩn HP 3 thuốc có chứa Levofloxacin cho hiệu quả cao hơn so với liệu pháp 4 thuốc. Tuy nhiên, phác đồ này chỉ được áp dụng đối với một số trường hợp cụ thể có chọn lọc.
Việc nắm được các dấu hiệu bệnh dạ dày HP giúp người bệnh phát hiện bệnh sớm để kịp thời thăm khám và điều trị, tránh bệnh tiến triển nặng gây biến chứng nguy hiểm.
Có thể bạn quan tâm:
Chưa có bình luận!