Đau hậu môn sau sinh là gì? Nguyên nhân và cách chữa

Đau hậu môn sau sinh là một trong những vấn đề khá thường gặp. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả những mẹ sinh thường lẫn sinh mổ, gây ảnh hưởng đến cả sinh hoạt lẫn tâm lý của các mẹ bỉm. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Có cần can thiệp điều trị sâu hơn hay không? Cùng Yumangel theo dõi những thông tin này trong bài viết dưới đây nhé!

Tại sao mẹ sau sinh bị đau hậu môn?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị đau hậu môn sau sinh. Cũng tùy từng nguyên nhân sẽ quyết định mẹ bỉm có cần đến gặp bác sĩ để điều trị sâu hơn hay không. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

dau-hau-mon-sau-sinh

Bị trĩ sau sinh

Trĩ sau sinh là một trong những bệnh lý các mẹ thường gặp phải. Tình trạng này thường xảy ra nhiều ở các mẹ sinh thường và có con nặng cân. Với nguyên nhân này, mẹ bìm có thể gặp phải các biểu hiện như: đại tiện ra máu, sưng đau hậu môn, tiết dịch nhầy ở hậu môn… gây đau và mùi khó chịu.

Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn sau sinh là một tình trạng khá phổ biến. Tình trạng này xảy ra có thể do mẹ bị táo bón kéo dài trong thời gian mang thai, gây áp lực đến hậu môn khi đại tiện, từ đó gây ra những vết nứt. Với tình trạng này, mẹ bỉm sẽ cảm thấy vùng hậu môn bị đau nhức, nóng rát. Tình trạng này đặc biệt khó chịu hơn khi đại tiện.

Tìm hiểu chi tiết tình trạng này tại: Nứt kẽ hậu môn sau sinh

Rạn tầng sinh môn

Quá trình sinh thường có thể gây rạn tầng sinh môn, khiến vùng tầng sinh môn và hậu môn bị sưng, phù nề sau sinh gây ra đau. Nghiêm trọng hơn là rách đến cơ thắt hậu môn, gây đau.

Đau vùng chậu sau sinh

Đau vùng chậu sau sinh tuy không có cảm giác đau trực tiếp tại khu vực hậu môn như 2 tình trạng trên, tuy nhiên nhiều người cũng bị nhầm lẫn với đau hậu môn. Tình trạng này xảy ra là do sau sinh, toàn bộ khu vực vùng đáy chậu và trực tràng sẽ bị sưng, phù nề từ đó gây cảm giác đau và khó chịu.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như vệ sinh chưa đúng cách, viêm nhiễm, táo bón hoặc rặn mạnh khi đi tiêu, dẫn đến triệu chứng đau xuất hiện rõ rệt sau mỗi lần đi vệ sinh. Tìm hiểu chi tiết tại: đau hậu môn sau khi đi vệ sinh

II – Đau hậu môn sau sinh có nguy hiểm không?

dau-hau-mon-sau-sinh-do-tri

Đau hậu môn sau sinh kéo dài do trĩ có thể gây viêm và nhiễm trùng. 

Phần lớn các trường hợp đau hậu môn sau sinh là lành tính và sẽ giảm dần sau vài ngày đến 1 – 2 tuần, đặc biệt nếu nguyên nhân là do rách, khâu tầng sinh môn hoặc trĩ nhẹ. Tuy nhiên, cần cảnh giác khi có các dấu hiệu sau:

Tình trạng đau kéo dài

Dù nguyên nhân gây đau hậu môn là gì, nếu tình trạng đau kéo dài quá 2 tuần và không có dấu hiệu cải thiện thì mẹ bỉm đều cần đi khám để có phương hướng xử lý kịp thời. Trong điều kiện bình thường, đau hậu môn sau sinh thường giảm dần theo thời gian nhờ quá trình phục hồi tự nhiên của cơ thể. Khi tình trạng này kéo dài, có thể do viêm nhiễm, vết thương chưa lành hoặc các vấn đề khác cần được chẩn đoán và điều trị chuyên khoa.

Chảy máu nhiều, đau tăng nặng, sưng tấy, có mủ

  • Chảy máu nhiều từ vùng hậu môn, đặc biệt khi kèm theo đau tăng nặng, là dấu hiệu đáng lo ngại. Đây là một trường hợp nghiêm trọng, có thể khiến mẹ bầu bị máu và cần sự can thiệp y tế khẩn cấp.
  • Tình trạng sưng tấy rõ rệt hoặc xuất hiện mủ cho thấy có thể đang xảy ra nhiễm trùng, cần được xử lý y tế kịp thời để tránh lan rộng và gây biến chứng.

Có búi trĩ sa, vết nứt lớn hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường khác

  • Khi xuất hiện búi trĩ sa ra ngoài, đây là dấu hiệu của tình trạng trĩ nặng cần được xử lý chuyên khoa.
  • Các vết nứt lớn ở vùng hậu môn cũng có thể cần được khâu lại hoặc điều trị đặc biệt để đảm bảo lành thương tốt.
  • Ngoài ra, bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác như thay đổi hình dạng, màu sắc hoặc cảm giác khác lạ cũng nên được bác sĩ chuyên khoa thăm khám để loại trừ các vấn đề nghiêm trọng.

Tác động tâm lý

Nếu tình trạng đau đã ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày hoặc gây ra những tác động tiêu cực đến tâm lý, việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ để có thể phục hồi hoàn toàn là rất cần thiết.

Để hiểu rõ hơn về các nguyên nhân gây đau hậu môn nói chung, đừng bỏ qua Đau hậu môn là bị gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

III – Cách cải thiện tình trạng đau hậu môn sau sinh

Với những tình trạng đau nhẹ, mẹ có thể sử dụng một số cách dưới đây để giảm tình trạng khó chịu nhé:

me-sau-sinh

Cách cải thiện tình trạng đau hậu môn ở mẹ sau sinh

Vệ sinh vùng hậu môn đúng cách

  • Rửa sạch hậu môn bằng nước ấm sau mỗi lần đi vệ sinh
  • Dùng khăn mềm thấm khô nhẹ nhàng, tránh dùng giấy vệ sinh thô ráp
  • Không dùng xà phòng hoặc hóa chất gây kích ứng

Chườm lạnh hoặc ấm

  • Chườm túi đá hoặc khăn lạnh lên vùng hậu môn 10-15 phút/lần, ngày 2-3 lần nếu đau/sưng. Luôn bọc khăn để tránh bỏng lạnh, không chườm trực tiếp.
  • Có thể thay thế bằng chườm ấm nếu cảm thấy dễ chịu hơn

Nghỉ ngơi và nâng cao chân

  • Nằm nghỉ nhiều, kê cao chân giúp giảm sưng đau
  • Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu một tư thế
  • Hạn chế làm việc nặng, vận động mạnh trong giai đoạn đầu sau sinh

Ăn uống nhiều chất xơ, uống đủ nước

  • Uống đủ nước mỗi ngày (1,5–2 lít)
  • Tăng cường rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt
  • Hạn chế đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm khó tiêu

Tập thói quen đi vệ sinh đều đặn

  • Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu, không nhịn đi ngoài.
  • Hạn chế ngồi lâu trong nhà vệ sinh, tránh rặn mạnh.

Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát

Chọn đồ cotton, tránh quần bó sát, đồ lót nylon.Giữ vùng hậu môn luôn khô ráo, sạch sẽ.

Luyện tập thể dục nhẹ nhàng

  • Tập yoga, đi bộ nhẹ giúp lưu thông máu vùng chậu.
  • Tránh vận động mạnh, nâng vật nặng trong giai đoạn đầu sau sinh.

Chú ý: Không nên áp dụng các cách làm giảm đau hậu môn sau sinh thường hoặc mổ bằng bài thuốc dân gian để rửa hoặc đắp hậu môn vì có thể làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

Đau hậu môn sau sinh kéo dài khiến các mẹ khó chịu và ảnh hưởng tới quá trình nuôi con. Do đó, ngay khi phát hiện đau thốn vùng hậu môn sau sinh mổ hoặc cơ thể có dấu hiệu bất thường, các mẹ không nên trì hoãn mà nên đi thăm khám ngay tại cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời nhé!

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.

3.5/5 (2 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *