Skip to main content

Bị đau dạ dày sau khi ăn có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách xử lý

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Tình trạng đau dạ dày sau khi ăn có thể là triệu chứng của bệnh lý nguy hiểm nếu xảy ra thường xuyên và lặp lại liên tục nhiều lần. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng đau dạ dày sau khi ăn qua bài viết sau nhé.

I – Đau dạ dày sau khi ăn là bị gì? 

Đau dạ dày sau khi ăn là tình trạng có cơn đau bụng ở vùng thượng vị sau khi ăn, nhất là sau khi ăn no. Cơn đau đau dạ dày sau khi ăn có nhiều mức độ khác nhau, có thể đau âm ỉ nhưng cũng có thể đau dữ dội.

Kèm theo các cơn đau, người bệnh còn có cảm giác bỏng rát vùng dạ dày, thi thoảng đau quặn từng cơn, tức ngực, đau lan ra sau lưng…

Bị đau dạ dày sau khi ăn tốiHình ảnh người bị đau dạ dày sau khi ăn. 

Các cơn đau bụng sau khi ăn còn kèm theo cảm giác buồn nôn, thấm chí người bệnh còn bị nôn sau khi ăn. Những triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như sôi lục bục, chướng bụng, bụng ợ hơi, đầy bụng, ợ chua và chán ăn cũng có thể xuất hiện.

(>> Xem thêm: Nhịn ăn có bị đau dạ dày không? Lưu ý về ăn uống khi đau dạ dày!)

II – Nguyên nhân bị đau bao tử sau khi ăn

Có hai nhóm nguyên nhân chính khiến sau khi ăn bị đau bao tử là: nguyên nhân từ thực phẩm và nguyên nhân từ bệnh lý. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như táo bón, căng thẳng, béo phì hoặc do tác dụng phụ của thuốc. 

1. Nguyên nhân từ thực phẩm

Các nguyên nhân phổ biến gây đau bao tử sau khi ăn liên quan đến thực phẩm gồm: dị ứng thức ăn, ăn quá nhiều, ăn nhiều các thực phẩm chứa khí, chua cay và lạm dụng bia rượu. 

– Dị ứng thức ăn: Khi bị dị ứng thực phẩm, hệ thống tiêu hóa tiết ra loại dịch nhằm giải phóng các kháng thể để chống lại tác nhân gây hại. Điều này có thể dẫn tới đau dạ dày sau khi ăn.

Ăn quá nhiều: Ăn quá nhiều và quá no khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn so với bình thường. Tình trạng này nếu lặp đi lặp lại có thể chức năng của dạ dày bị trì trệ, giảm năng suất và kiến bạn bị đau dạ dày sau khi ăn.

– Ăn nhiều thực phẩm cay: Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm cay nóng có thể gây ra các chứng ợ hơi, ợ nóng và làm tăng nguy cơ bị viêm loét dạ dày.

Bị đau bao tử sau khi ănMột số thực phẩm có thể gây cơn đau dạ dày sau khi ăn. 

– Ăn nhiều thực phẩm có tính axit: Nhóm thực phẩm này làm tăng nồng độ axit của dạ dày hậu quả là gây đau dạ dày và tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản.

Một số thực phẩm có tính axit như: cam, chanh, dâu tây, táo, dứa, bưởi, đường, thực phẩm chế biến sẵn, soda, các loại đồ uống chứa nhiều gas,…

– Ăn nhiều thực phẩm chứa khí: Dung nạp quá nhiều các thực phẩm chứa khí khiến dạ dày bị căng, chướng bụng và đầy hơi.

Hậu quả là chức năng của dạ dày bị trì trệ và gây ra các cơn đau nhói. Một số thực phẩm chứa nhiều khí có thể kể đến như hành, bắp cải, bông cải xanh, các loại đậu,…

– Lạm dụng bia, rượu: Lạm dụng bia rượu, đồ uống có cồn hoặc chất kích thước trong thời gian dài có thể gây bào mòn lớp niêm mạc của dạ dày và tạo ra các vết loét. 

2. Nguyên nhân bệnh lý

Bên cạnh các nguyên nhân khiến từ thực phẩm, hiện tượng sau ăn bị đau bao tử có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn như: viêm loét dạ dày, viêm ruột mãn tính, viêm dạ dày cấp, trào ngược axit dạ dày thực quản, nhiễm trùng túi mật và ung thư dạ dày. 

– Viêm loét dạ dày: Các vết loét tại lớp niêm mạc dạ dày là nguyên nhân gây ra các cơn đau bụng, đặc biệt là ở vùng thượng kèm theo một số triệu chứng khác như buồn nôn, ăn uống khó chịu, cơ thể mệt mỏi, tiêu chảy.

– Viêm ruột mãn tính: Căn bệnh này thường bao gồm cả bệnh bệnh Crohn và viêm loét đại tràng. Không chỉ gây viêm nhiễm thành ruột, bệnh lý này còn ảnh hưởng lớn đến ống tiêu hóa gây ra các đơn đau dạ dày, nhất là sau khi ăn no. 

Viêm dạ dày cấp: Cơn đau dạ dày do viêm dạ dày cấp cũng xuất hiện sau khi ăn no hoặc khi bụng quá đói. 

– Trào ngược axit dạ dày thực quản: Đây là tình trạng thức ăn và axit ở dạ dày trào ngược lên ống thực quản. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh thường có cảm giác nóng rát ở cổ họng và ngực, đặc biệt có thể gây đau dày dày sau khi dung nạp một lượng lớn thức ăn.

Đau dạ dày sau ănMột số bệnh lý về dạ dày cũng là nguyên ngây sau khi ăn bị đau bao tử. 

Nhiễm trùng túi mật: Đau dạ dày sau khi ăn tối hoặc đau dạ dày sau khi ăn sáng cũng có thể do bệnh nhiễm trùng túi mật gây ra. Mức độ cơn đau có thể dữ dội hơn khi bạn tiêu thụ một lượng thức ăn lớn gây sức ép mạnh. Ngoài ra, người bệnh còn có cảm giác đắng và đau rát ở cuống họng.

Ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy: Trong một số trường hợp, đau dạ dày sau ăn tối, trưa hoặc sáng còn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư dạ dày và ung thư tuyến tụy. Một số triệu chứng khác của bệnh như: sụt cân nhanh, ăn không ngon, cơ thể mệt mỏi…

3. Các nguyên nhân khác

Bên cạnh 2 nhóm nguyên nhân từ thực phẩm và bệnh lý thì hiện tượng đau dạ dày sau khi ăn còn do một số nguyên nhân khác như táo bón, căng thẳng, béo phì hoặc do tác dụng phụ của thuốc. 

– Táo bón: Người bị táo bón thường có cảm giác đầy bụng, khó tiêu và có cảm giác khó đại tiện. Lúc này, hệ tiêu hóa sẽ cố gắng đẩy cặn bã ra khỏi cơ thể đồng thời hoạt động để tiêu hóa thức ăn mới. Việc cố gắng tiêu hóa này có thể gây đau dạ dày hoặc đau bụng.

đau dạ dày sau khi ăn sángTâm lý thường xuyên căng thẳng cũng là nguyên nhân dẫn tới cơn đau dạ dày sau khi ăn. 

– Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi: Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi cũng có thể khiến dạ dày bị căng thẳng theo khi tiêu hóa thức ăn. Việc không can bằng được công việc và cuộc sống cũng làm tăng nguy cơ bị đau dạ dày.

– Béo phì, thừa cân: Các nghiên cứu và thống kê cho thấy, những người bị thừa cân, béo phì cơ bị đau dạ dày cao hơn so với những người có thân hình cân đối và cân nặng vừa phải. Tình trạng béo phì hay thừa cân còn có thể làm gia tăng nguy cơ ợ hơi, ợ nóng và viêm loét dạ dày tá tràng.

– Tác dụng phụ của thuốc: Một số tác dụng phụ điển hình của thuốc tân dược là gây cảm giác buồn nôn, nôn và đau bụng.

III – Đau dạ dày sau khi ăn nguy hiểm không? 

Thông thường, các cơn đau bao tử sau khi ăn thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là triệu chứng của bệnh lý nguy hiểm nào đó nên người bệnh không nên chủ quan mà cần đến bác sĩ thăm khám để tìm cách khắc phục sớm, tránh các hậu quả nghiêm trọng.

Bị đau dạ dày sau khi ănĐau dạ dày sau khi ăn có thể tiềm ẩn bệnh lý nguy hiểm nào đó bạn cần đi thăm khám sớm. 

Tình trạng đau dạ dày sau ăn dù ở mức độ nào (âm ỉ, dữ dội hay quằn quại) đều khiến người bệnh cảm giác khó chịu, mệt mỏi và khiến cơ thể suy nhược.

Do đó, nếu cơn đau dạ dày sau khi ăn xuất hiện thường xuyên và liên tục kèm theo các triệu chứng như đau dữ dội và liên tục, nôn mửa, chảy máu thì bạn nên tới bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt.

IV – Cách xử lý tình trạng đau dạ dày sau ăn

Để cải thiện và xử lý hiện tượng đau nhói khó chịu ở vùng bụng, bệnh nhân cần được bác sĩ thăm khám để biết chính xác nguyên nhân để phương án điều trị phù hợp.

Bệnh nhân có thể kết hợp sử dụng thuốc Tây y và một số mẹo vặt chữa đau bao tử sau khi ăn tại nhà dưới đây. 

1. Sử dụng thuốc Tây y

Đối với các trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân bị đau bao tử sau khi ăn một số loại thuốc có tác dụng kiểm soát cơn đau dạ dày như:

– Thuốc chống đầy hơi.

– Thuốc làm giảm sản xuất axit. 

– Thuốc kháng axit hỗ trợ trung hòa axit. 

– Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày và ruột non. 

– Thuốc ức chế tiết acid. 

– Thuốc nhuận tràng.

– Thuốc làm mềm phân.

!Lưu ý: Người bệnh không tự ý mua và sử dụng bất kỳ loại thuốc nào ở trên khi chưa chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Việc sử dụng thuốc không đúng có thể ra các tác dụng phụ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. 

2. Áp dụng mẹo vặt tại nhà

Đối với các cơn đau dạ dày sau khi ăn ở mức độ nhẹ và mới khởi phát, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng một số mẹo vặt tại nhà dưới đây:

– Chườm nóng: Người bệnh có thể dùng 1 chai nước ấm, khăn ấm hoặc túi chườm chuyên dụng lên bụng trong thời gian khoảng 10 phút. Hơi nóng sẽ giúp cải thiện cơn đau và bạn sẽ thấy dễ chịu hơn.

– Massage bụng: Nên thực hiện động tác massage nhẹ nhàng quanh vùng bụng theo chiều kim đồng hồ khoảng 10 phút/ lần.

– Uống trà thảo mộc: Một số loại trà thảo mộc có tác dụng giảm đau, chống viêm, giảm co thắt và cải thiện hệ tiêu hóa bạn có thể sử dụng như: trà gừng, trà hoa cúc, trà xanh, trà mật ong…

Sau khi ăn bị đau bao tửThuốc Yumangel giúp giảm nhanh cơn đau dạ dày chỉ sau 5-10 phút sử dụng.

Ngoài ra, bạn có thể uống thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của đau dạ dày. Với thành phần chính là hoạt chất almagate, thuốc dạ dày chữ Y có tác dụng trung hòa axit dạ dày. 

Mặt khác, Yumangel được bào chế dạng hỗn dịch nên giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Vì vậy chỉ sau 5-10 phút sử dụng, các triệu chứng như đau thượng vị, buồn nôn, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng… sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

V – Cách phòng tránh bị đau dạ dày sau khi ăn

Để phòng tránh bị đau dạ dày sau khi ăn, bạn cần chú ăn đúng cách, có chế độ ăn khoa học và chế độ sinh hoạt lành mạnh. Cụ thể: 

1. Ăn đúng cách

Một số lưu ý ăn đúng cách dưới đây giúp bạn phòng tránh cơn đau đạ dày xuất hiện sau khi ăn hiệu quả: 

– Ăn chậm, nhai kỹ để nghiền nhỏ thức ăn. 

– Ăn đúng giờ, đủ bữa 3 bữa/ngày.

– Không nên ăn quá no, không nhịn ăn.

– Không nên quá muộn, nhất là sau 8 giờ tối.

đau dạ dày sau ăn tốiNên ăn thật chậm và nhai thật kỹ để tránh gây áp lực cho dạ dày. 

– Không nên ngồi hoặc nằm ngay sau khi ăn.

– Không vận động ngay sau bữa ăn, đặc biệt vận động mạnh.

– Có thể đi lại hoặc vận động nhẹ nhàng sau khi ăn.

– Không nên ăn trái cây sau khi vừa ăn no, nên ăn sau bữa ăn khoảng 30 phút.

– Tránh uống nước, tắm khi vừa ăn xong.

2. Chế độ ăn uống khoa học

Bạn có thể xây dựng chế độ ăn uống khoa học thông qua những lưu ý sau:

– Đảm bảo thực phẩm sạch, an toàn, không bị nhiễm khuẩn.

– Ăn uống thanh đạm, tăng cường sử dụng các thực  phẩm dễ tiêu hóa để tránh gây nên áp lực cho dạ dày. 

– Mỗi ngày nên ăn 1 hộp sữa chua để bổ sung các vi khuẩn lợi khuẩn probiotic giúp hỗ trợ đường tiêu hóa, hạn chế hiện tượng đầy hơi chướng bụng.

– Nên ăn một số thực phẩm có tính chất bao bọc và bảo vệ niêm mạc dạ dày như: chuối, táo, đậu bắp…

– Một số thực phẩm giàu chất xơ chữa lành các vết loét dạ dày cũng nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày như: cà rốt, khoai tây, lô hội, mâm xôi, táo, lê, dâu tây, atisô, lê, dâu tây, đậu Hà Lan…

– Nên ăn các thức ăn có tác dụng giảm tiết acid như: cơm trắng, bánh mì, nghệ và mật ong, đu đủ…

– Hạn chế ăn các thức ăn đã nguội, để lâu.

– Giảm đồ ăn chua, quá nóng, quá cay, quá mặn, đồ khô rắn.

– Hạn chế tối đa tiêu thụ cà phê, rượu, bia.

– Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chiên, rán, nướng nhiều dầu mỡ.

– Các thức ăn chế biến sẵn như: chả lụa, lạp xưởng, thịt nguội, thịt xông khói, xúc xích…cũng nên giảm bớt trong khẩu phần ăn hàng ngày.

– Không hút thuốc lá.

3. Sinh hoạt lành mạnh

Chế độ sinh hoạt lành mạnh cũng là một trong các yếu tố giúp ngăn ngừa các cơn đau dạ dày sau khi ăn xuất hiện. Một chế độ sinh hoạt khoa học là:

– Hạn chế ngủ muộn thức khuya để dạ dày có thời gian nghỉ ngơi.

Đau bao tử sau khi ănTập thể dục mỗi ngày giúp tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật. 

– Tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày giúp cơ thể tiêu hao năng lượng và có sức đề kháng tốt nhất. 

– Cố gắng cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, hạn chế tối đa tình trạng căng thẳng, stress.

Đau dạ dày sau khi ăn xảy ra khá phổ biến và bất kỳ ai cũng có thể gặp phải tình trạng này. Thay vì tìm cách khắc phục và chữa trị, bạn có thể chủ động phòng ngừa thông qua việc thay đổi chế độ ăn, cách ăn và sinh hoạt hàng ngày khoa học, lành mạnh hơn.

4.8/5 - (6 bình chọn)
Đinh Thị Hiền

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,…

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.