Skip to main content

Đau dạ dày kèm tiêu chảy có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Đau dạ dày kèm tiêu chảy nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm hơn như xuất huyết đường tiêu hóa, tăng nguy cơ bệnh trĩ, suy nhược cơ thể… Hãy cùng yumangel.vn tìm hiểu về triệu chứng đau bao tử kèm tiêu chảy cùng cách điều trị trong bài viết dưới đây.

I. Đau dạ dày kèm tiêu chảy là gì?

Không chỉ nóng rát thượng vị, buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng và nôn mửa, người đau dạ dày còn có thể bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng.

Tình trạng đau dạ dày kèm tiêu chảy xuất hiện do sự suy giảm chức năng của dạ dày khiến các hoạt động không được đảm bảo. Hậu quả là gây ra tình trạng rối loạn nhu động ruột, gây ra hiện tượng đau dạ dày kèm đi ngoài phân lỏng.

đau dạ dày kèm đau bụng đi ngoài
Hình ảnh đau dạ dày kèm đau bụng đi ngoài

II. Triệu chứng đau dạ dày kèm tiêu chảy

Bệnh nhân bị đau dạ dày kèm tiêu chảy có thể căn cứ vào những dấu hiệu và triệu chứng dưới đây để nhận biết bệnh:

  • Đi ngoài nhiều lần: Người nhẹ đi ngoài với tần suất từ 1 – 2 lần/ ngày; nặng hơn có thể 3 – 5 lần/ngày.
  • Đau nhiều ở vùng thượng vị: Cơn đau tập trung nhiều ở vùng thượng vị – trên rốn và dưới mũi xương ức.
  • Người bệnh đau bụng và đi ngoài sau bữa ăn 1 tiếng.
  • Phân nát, lỏng, có nhiều nước và mùi hôi.
  • Một số triệu chứng khác gồm: đầy bụng, buồn nôn, ợ chua.
Triệu chứng đau dạ dày kèm đi ngoài
Triệu chứng đau dạ dày kèm đi ngoài

III. Nguyên nhân gây đau dạ dày kèm tiêu chảy

Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng đau dạ dày kèm tiêu chảy như do bệnh lý, do căng thẳng, stress, thói quen ăn uống sinh hoạt thất thường và không khoa học. Cụ thể:

1. Do bệnh lý

Tùy từng nguyên nhân bệnh lý mà tình trạng đau dày kèm tiêu chảy sẽ có dấu hiệu nhận biết khác nhau:

  • Hội chứng ruột kích thích: Biểu hiện của hội chứng ruột kích thích là người bệnh đi ngoài tiêu chảy xen lẫn táo bón; mỗi ngày có thể đi ngoài từ 5-6 lần, phân có bọt, lỏng như nước.
  • Bệnh viêm ruột từng vùng: Bệnh gây ra các cơn đau kèm tiêu chảy, có thể đau cường độ mạnh và kèm theo sốt.
  • Một số bệnh khác: Viêm ruột thừa, trào ngược thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng zollinger-ellison, đại tràng, không dung nạp lactose

2. Do ăn uống, sinh hoạt không khoa học 

Thói quen ăn uống và sinh hoạt thất thường cũng làm tăng nguy cơ đau dạ dày, viêm loét dạ dày. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra các cơn đau dạ dày kèm tiêu chảy do ăn uống và sinh hoạt không khoa học:

  • Ăn uống không đảm bảo vệ sinh.
  • Ăn uống không đúng giờ.
  • Ăn quá nhanh, không nhai kỹ.
  • Ăn quá nhiều vào buổi tối.
  • Ăn không tập trung, vừa ăn vừa làm việc, xem tivi, điện thoại.
  • Uống nhiều rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá.
  • Ăn thức ăn lạ, đồ ăn có tính hàn lạnh gây lạnh bụng như hải sản.
  • Ăn nhiều thức ăn cay nóng, chua, ngọt, nhiều dầu mỡ…
  • Thường xuyên thức khuya, ngủ muộn.

Tham khảo: Nhịn ăn có bị đau dạ dày không

3. Do căng thẳng, stress

Khi stress, cơ thể của bạn sẽ “ngập tràn” hoóc môn căng thẳng gây mất cân bằng chức năng dạ dày. Lúc này pepsin và axit hydrochloric tăng tiết khiến huyết quản dạ dày và môn vị bị co thắt lại, làm tổn thương tầng bảo vệ niêm mạc dạ dày gây viêm loét dạ dày.

Người thường xuyên bị căng thẳng, stress có thể gây áp lực đến dạ dày gây ra các cơn đau kèm tiêu chảy.

đau dạ dày kèm tiêu chảy
Nguyên nhân gây đau dạ dày kèm tiêu chảy là do bệnh lý, căng thẳng, stress hoặc chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học.

IV. Đau dạ dày kèm tiêu chảy nguy hiểm thế nào?

Tình trạng đau dạ dày kèm tiêu chảy kéo dài có thể gây các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh như:

  • Tăng nguy cơ xuất huyết đường tiêu hóa: Cơn đau bao tử kèm tiêu chảy xuất hiện nhiều lần trong ngày có thể gây kích thích niêm mạc ruột và làm tăng nguy cơ vỡ tĩnh mạch gây chảy máu đường tiêu hóa.
  • Suy nhược cơ thể: Khi hoạt động của hệ tiêu hóa kém thì khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của dạ dày cũng theo đó suy giảm. Hậu quả là người bệnh bị sụt cân không kiểm soát, làm tăng nguy cơ suy nhược cơ thể, luôn có cảm giác mệt mỏi, uể oải ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ: Tiêu chảy kéo dài có thể tác động và làm tăng đáng kể áp lực lên trực tràng và tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
đau dạ dày kèm tiêu chảy
Đau dạ dày kèm tiêu chảy kéo dài làm tăng nguy cơ xuất huyết đường tiêu hóa.

V. Phân biệt tiêu chảy do đau dạ dày và rối loạn tiêu hóa 

Để không bị nhầm lẫn tiêu chảy do đau dạ dày và rối loạn tiêu hóa, hãy tham khảo bảng so sánh dưới đây:

Tiêu chí  Tiêu chảy do đau dạ dày Tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa 
Tần suất đi ngoài 1 – 2 lần mỗi ngày, nặng có thể 3 – 5 lần. Hơn 5 lần/ngày
Vị trí Đau vùng trên rốn (vùng thượng vị). Đau vùng dưới rốn.
Thời điểm Đi ngoài sau khi ăn 1 tiếng. Đi ngoài vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Đặc điểm của phân Phân lỏng, có mùi hôi,  không có chất nhầy. Phân lỏng, nhiều nước, có chất nhầy hoặc máu tươi.
Thời gian điều trị Kéo dài, thường chỉ giúp giảm các triệu chứng bệnh. Ngắn, có thể được điều trị dứt điểm khi loại bỏ hết nguyên nhân gây bệnh.

VI. Cách điều trị đau dạ dày kèm đi ngoài tiêu chảy

Trong một số trường hợp, đau dạ dày kèm đi ngoài có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư dạ dày hoặc xuất huyết tiêu hóa. Do đó, khi có các triệu chứng đau bao tử kèm tiêu chảy như ở trên, người bệnh nên đi thăm khám ngay để bác sĩ có phác đồ điều trị kịp thời.

Một số cách điều trị phổ biến đó là:

1. Dùng thuốc Tây y 

Thông thường, bác sĩ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc để ức chế triệu chứng đau dạ dày kèm theo tiêu chảy. Một số loại thuốc được dùng trong điều trị đau dạ dày và tiêu chảy như:

  • Thuốc điều trị tiêu chảy: Loperamid, men tiêu hóa, Dioctahedral smectite, oresol.
  • Thuốc điều trị dạ dày như: Omeprazol, Gaviscon, Phosphalugel,….

Lưu ý: Người bệnh chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua và dùng thuốc.

2. Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt 

Bên cạnh việc tuân thủ dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân đau dạ dày kèm tiêu chảy cũng nên thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt để kiểm soát và phòng ngừa bệnh:

2.1. Chế độ ăn uống

Đau dạ dày tiêu chảy nên ăn gì

Trong chế độ ăn uống, bệnh nhân đau dạ dày kèm tiêu chảy cần chú ý những điều sau:

  • Đảm bảo ăn chín, uống sôi, mua thực phẩm sạch hợp vệ sinh.
  • Duy trì thói quen ăn uống đúng giờ; loại bỏ các thói quen xấu như bỏ bữa, ăn đêm, ăn uống thất thường, vừa ăn vừa làm việc, xem điện thoại, tivi…
  • Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, khi ăn nên nhai kỹ để giảm áp lực lên dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác.
  • Nên ăn các thực phẩm có khả năng cầm tiêu chảy như yến mạch, khoai lang, gạo, táo, thịt lợn nạc, chuối…
  • Không nên ăn thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn cay, chua, nhiều đường, nhiều muối; đồ uống có ga và có tính kích thích dạ dày như trà đặc, cà phê.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể bằng cách uống nước lọc, nước ép trái cây tươi.
  • Ăn sữa chua để bổ sung lợi khuẩn giúp  hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa.

2.2. Chế độ sinh hoạt

Chế độ sinh hoạt của bệnh nhân đau dạ dày kèm đi ngoài cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tránh làm việc quá, nên nghỉ ngơi khi đang bị đau dạ dày và đi ngoài.
  • Không nên thức khuya, nên đi ngủ trước 23h và mỗi đêm ngủ đủ 7-8 tiếng.
  • Luôn giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái, tránh lo âu và căng thẳng thần kinh.
  • Tập luyện thể thao mỗi ngày giúp hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa và nâng cao sức khỏe tổng thể.
đau dạ dày kèm tiêu chảy
Điều trị đau dạ dày bằng thuốc cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Đau dạ dày kèm tiêu chảy hoàn toàn có thể được khắc phục sau khi người bệnh thay đổi một số thói quen ăn uống, sinh hoạt và sử dụng thuốc điều trị bệnh lý nguyên nhân theo chỉ định của bác sĩ. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nghiêm trọng như trên bạn hãy tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và tư vấn điều trị đúng lộ trình.

Xem thêm các bài viết khác:

5/5 - (2 bình chọn)
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.