Một số người bị đau dạ dày buồn nôn nên lo lắng không biết đây có thể là biểu hiện của bệnh gì, có nguy hiểm không và cách chữa thế nào. Bài viết này, Yumangel sẽ giải đáp tất cả mọi thắc mắc của bạn, theo dõi nhé!
Mục lục
I. Đau dạ dày buồn nôn cảnh báo bệnh dạ dày nào?
Hiện tượng đau dạ dày buồn nôn là biểu hiện cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau như: trào ngược thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng co thắt, ung thư dạ dày…
1. Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là là tình trạng dịch vị, dịch mật và thức ăn ở dạ dày trào ngược lên thực quản. Tình trạng này nếu kéo dài có thể gây tổn thương thực quản, thanh quản và miệng.
Trào ngược dạ dày thực quản ngoài gây triệu chứng đau dạ dày buồn nôn còn kèm theo một số biểu hiện khác như:
- Ợ hơi, ợ chua.
- Miệng tiết nhiều nước bọt.
- Khàn giọng, ho.
- Khó nuốt.
Nguyên nhân chính gây trào ngược thực quản là do cơ thắt thực quản dưới bị suy yếu, axit dạ dày bị dư thừa hoặc dạ dày căng quá mức do ăn no. Một số yếu làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: ăn uống không hoa học, dung thuốc kéo dài, căng thẳng, stress..
Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể gây các biến chứng nguy hiểm như: viêm loét thực quản, hẹp thực quản, barrett thực quản, ung thư thực quản…
2. Viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng vùng niêm mạc dạ dày và tá tràng bị viêm kèm loét. Lúc này, lớp niêm mạc của dạ dày hoặc tá tràng bị tổn thương và phá hủy để lộ ra các lớp bên dưới thành dạ dày và tá tràng.
Ngoài triệu chứng đau dạ dày buồn nôn, bệnh viêm loét dạ dày có có xuất hiện kèm một số dấu hiệu sau:
- Đau vùng thượng vị.
- Cơn đau thường xuất hiện lúc đói, tăng mạnh về đêm
- Ợ hơi, ợ chua.
- Đầy bụng, chướng bụng
- Chán ăn.
- Sụt cân nhẹ.
Nguyên nhân chủ yếu gây viêm loét dạ dày tá tràng là do vi khuẩn Helicobacter Pylori; dùng thuốc Aspirin hoặc các thuốc giảm đau chống viêm Non Steroid. Ngoài ra có thể gặp do các nguyên nhân hiếm gặp: hội chứng Zollinger- Ellison, bệnh Crohn…
Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có nguy cơ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: thủng dạ dày, thủng tá tràng, xuất huyết tiêu hóa trên, hẹp môn vị do mô viêm xơ phát triển trên ổ loét,…
3. Viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột là tình trạng viêm niêm mạc đường tiêu hóa (dạ dày và ruột non). Triệu chứng thường gặp của bệnh là tiêu chảy kèm theo đau quặn bụng, nôn, buồn nôn hoặc sốt. Virus là tác nhân chính gây viêm dạ dày ruột.
4. Viêm cấp tính niêm mạc dạ dày tá tràng
Viêm cấp tính niêm mạc dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày- tá tràng bị viêm hoặc sưng đột ngột, gây ra các cơn đau dữ dội và khó chịu.
Bệnh thường xuất hiện đột ngột sau khi ăn gia vị cay nóng, uống nhiều rượu bia hoặc sau dùng Aspirin hoặc thuốc giảm đau chống viêm Non Steroid.
5. Viêm đại tràng co thắt
Viêm đại tràng co thắt có tên gọi khác hội chứng ruột kích thích. Bệnh lý này dễ tái phát, xảy ra khi đại tràng (ruột già) bị rối loạn cơ năng nhưng chưa bị tổn thương.
Biểu hiện của bệnh viêm đại tràng co thắt khá đa dạng, ngoài đau dạ dày buồn nôn, người bệnh còn gặp phải triệu chứng đau bụng, đi ngoài ra máu, mất ngủ, chóng mặt, đau đầu, tim đập nhanh, hồi hộp,…
6. Ung thư dạ dày
Đau dạ dày kèm buồn nôn cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư dạ dày. Căn bệnh này xảy ra khi các tế bào của dạ dày phát triển đột biến, mất kiểm soát, xâm lấn qua hệ thống bạch huyết và hình thành các khối u.
Bệnh ung thư dạ dày có nguy cơ tử vong cao nếu bệnh nhân không được phát hiện và điều trị kịp thời. Ở giai đoạn đầu, ung thư dạ dày thường không có biểu hiện rõ ràng và tương tự như các bệnh lý dạ dày khác. Vì vậy, bệnh ung thư dạ dày thường chỉ được phát hiện khi tế bào ung thư đã di căn.
II. Nguyên nhân khác gây đau dạ dày buồn nôn
Bên cạnh các nguyên nhân do bệnh lý, tình trạng đau dạ dày buồn nôn còn xuất phát từ một số lý do khác dưới đây:
1. Tác dụng phụ của thuốc
Việc tự ý dùng thuốc, uống thuốc không đúng loại, đúng cách hoặc quá lạm dụng thuốc không chỉ gây ức chế hệ thống vi sinh trong dạ dày và lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày mà còn khiến dịch vị dạ dày tăng dẫn đến các vấn đề như: đau bụng buồn nôn, viêm loét, xuất huyết, đau dạ dày,…
Một số nhóm thuốc khi sử dụng có thể gây tác dụng phụ đau dạ dày buồn nôn gồm:
- Nhóm thuốc kháng viêm non-steroid: Aspirin, Indomethacin, Ibuprofen, Diclofenac,…
- Nhóm thuốc corticoid: Hydrocortisone, Acetonides, Betamethasone,…
- Thuốc kháng viêm không thuộc nhóm non-steroid: Celecoxib, Celebrex,…
2. Căng thẳng kéo dài
Lo lắng, căng thẳng quá mức gây tác động xấu đến hệ thống thần kinh ở đường tiêu hóa. Hậu quả là làm giảm khả năng co bóp và tiêu hóa của dạ dày, gây mất cân bằng dịch vị dẫn đến viêm loét niêm mạc dạ dày.
3. Dị ứng thực phẩm
Dị ứng thực phẩm khiến cho cơ thể hiểu nhầm thức ăn là dị nguyên và gây ra các triệu chứng dị ứng như đau dạ dày, đau bụng, buồn nôn,…
4. Dấu hiệu ban đầu của mang thai
Đau dạ dày buồn nôn còn có thể là dấu hiệu ban đầu của mang thai. Vì khi thụ thai, nồng độ hormone Progesterone, Estrogen, HCG và HPL trong cơ thể người phụ nữ bị thay đổi khiến cơ vòng thực quản dưới phát triển, quá trình tiêu hóa bị ngăn cản.
Chính sự thay đổi này khiến thai phụ có cảm giác ợ chua, buồn nôn, nôn mửa, trào ngược dạ dày. Cùng với đó là sự giãn nở của tử cung khi mang thai gây chèn ép lên cơ quan tiêu hóa dẫn đến chứng đau dạ dày.
5. Thói quen ăn uống không lành mạnh
Tiêu thụ quá nhiều thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, cay nóng, thức uống có ga, cà phê, rượu, bia, hút thuốc lá cộng với các thói quen ăn uống không lành mạnh (ăn quá nhan, nhai không kỹ, vừa ăn vừa làm việc, xem tivi…) có thể góp phần gây đau dạ dày và buồn nôn.
6. Các bệnh lý khác
Một số bệnh lý khác như viêm túi mật, viêm tá tràng, bệnh gan, nhiễm trùng cũng có thể gây ra triệu chứng đau dạ dày buồn nôn.
Có thể thấy, tình trạng đau dạ dày buồn nôn xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh nhân nên đi thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán chính nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.
III. Đau dạ dày buồn nôn có biểu hiện cụ thể gì?
Các triệu chứng và biểu hiện cụ thể của đau dạ dày buồn nôn bao gồm:
1. Đau và khó chịu vùng dạ dày
Đau dạ dày thường xuất hiện ở vùng bên trên bụng, gần xương sườn; có thể là cảm giác nhói, đau nhẹ hoặc đau nặng.
2. Buồn nôn và nôn mửa
Cảm giác buồn nôn và muốn nôn thường đi kèm với đau dạ dày. Đôi khi, buồn nôn có thể dẫn đến nôn mửa, tuy nhiên không phải lúc nào cũng xảy ra.
3. Ợ hơi và ợ chua
Cảm giác ợ chua (cảm giác chua trong miệng) và ợ hơi (hơi thoát từ dạ dày lên) cũng thường đi kèm khi bạn bị đau dạ dày và buồn nôn.
4. Đầy bụng và khó tiêu
Người bệnh có cảm giác đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu sau khi ăn. Đây là triệu chứng thường gặp.
5. Táo bón hoặc tiêu chảy
Dạ dày suy yếu, không hoạt động đúng cách có thể gây ra những vấn đề tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy.
6. Giảm cân
Sức khoẻ dạ dày suy yếu gây khó trong việc tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Tình trạng này kéo dài có thể khiến người bệnh bị giảm cân nhanh chóng.
7. Mệt mỏi, suy giảm sức khỏe
Triệu chứng đau dạ dày buồn nôn kèm nhiều triệu chứng khó chịu khác liên tục xuất hiện khiến bệnh nhân bị mất ngủ, mệt mỏi, uể oải, sức khoẻ tổng thể suy giảm.
IV. Mức độ nguy hiểm của đau dạ dày buồn nôn
Tình trạng đau dạ dày buồn nôn nếu không được điều trị và để kéo dài khiến người bệnh khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trong nhiều trường hợp, đau dạ dày buồn nôn không gây nguy hiểm và có thể được điều trị nhanh chóng.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau dạ dày buồn nôn mà có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số tình huống cần lưu ý người bệnh nên đi khám ngay:
- Đau dạ dày buồn nôn kéo dài, nghiêm trọng và không giảm sau khi áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà như thay đổi chế độ ăn uống, dùng thuốc không kê đơn.
- Bệnh nhân bị sụt cân nhanh chóng, nôn máu, khó tiêu, phân có màu đen.
- Người có tiền sử bệnh dạ dày hoặc các vấn đề liên quan như: loét dạ dày, viêm dạ dày tá tràng, viêm loét tá tràng hoặc các bệnh lý dạ dày nghiêm trọng khác.
- Xuất hiện các triệu chứng cảnh báo khác như: khó thở, ngất xỉu, đau ngực, hoặc các triệu chứng không liên quan đến tiêu hóa.
V. Cách khắc phục khi bị đau dạ dày buồn nôn
Khi bị đau dạ dày buồn nôn, người bệnh nên chủ động đến bệnh viện gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán xác định chính xác nguyên nhân và được tư vấn cách khắc phục hiệu quả.
Để có thể chẩn đoán chuẩn xấc nguyên nhân gây đau dạ dày buồn nôn, bác sĩ thường sẽ hỏi tiền sử bệnh lý, khai thác các triệu chứng và lịch sử dùng thuốc. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần phải thực hiện các phương pháp thăm khám cận lâm sàng như nội soi dạ dày, xét nghiệm máu, nước tiểu, xét nghiệm vi khuẩn Hp,…
Khi tìm được nguyên nhân gây đau dạ dày buồn nôn chính xác, bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá về mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe để tư vấn liệu trình điều trị phù hợp nhất.
Thông thường, với triệu chứng đau dạ dày buồn nôn do nguyên nhân thông thường (không phải do bệnh lý), bác sĩ sẽ tư vấn người bệnh thay đổi cách ăn uống và sinh hoạt để cải thiện và phòng ngừa tái phát.
Trường hợp cách điều trị không dùng thuốc không mang lại hiệu quả tích cực, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng thuốc điều trị đau dạ dày buồn nôn:
- Thuốc kháng acid dạ dày: Dùng giảm tiết axit dạ dày và làm giảm triệu chứng đau dạ dày.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Giúp tạo một lớp bảo vệ trên niêm mạc dạ dày, làm lành tổn thương và giảm triệu chứng đau.
- Thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn HP: Dùng khi bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn HP. Thuốc kháng sinh có thể được kê đơn cùng với các loại thuốc kháng acid để tiêu diệt vi khuẩn và giảm triệu chứng.
- Thuốc chống co dạ dày: Sử dụng để làm giảm co bóp và giảm triệu chứng đau.
- Thuốc chống nôn: Dùng để giảm cảm giác buồn nôn.
Lưu ý: Người bệnh tuyệt đối không nên tự phán đoán bệnh, tự mua thuốc điều trị khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
Ngoài ra, khi cơn đau dạ dày bên trái xuất hiện đột ngột, bạn có thể uống ngay 1 gói thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để làm giảm cơn đau và cảm giác khó chịu.
Yumangel giúp làm giảm cơn đau dạ dày chỉ sau 5-10 phút sử dụng nhờ thành phần chính là Almagate có khả năng trung hòa acid dạ dày nhanh chóng. Không chỉ vậy, sản phẩm ở dạng hỗn dịch còn giúp tạo ra lớp màng tương tự như lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc, giúp bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây hại.
Mỗi ngày bạn nên uống từ 3-4 gói, mỗi lần uống 1 gói vào thời điểm sau bữa ăn 1-2 tiếng hoặc trước khi đi ngủ. Trong trường hợp bị đau rát dạ dày, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, nôn, đầy hơi, trào ngược thực quản, chướng bụng… thì có thể uống ngay 1 gói Yumangel để làm giảm cảm giác khó chịu.
Khi bị đau dạ dày buồn nôn, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan, nên đi thăm khám ngay. Vì đau dạ dày buồn nôn không chỉ liên quan tới riêng dạ dày mà còn rất nhiều bộ phận khác gần đó như gan, mật, tuỵ, ruột.
Để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về bệnh dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Chưa có bình luận!