Giải đáp từ chuyên gia: Đau dạ dày ăn chôm chôm được không?

Quả chôm chôm vừa thơm ngon vừa rất giàu vitamin và khoáng chất nhưng người bị đau dạ dày ăn chôm chôm được không? Câu trả lời chuẩn xác nhất sẽ có ngay dưới đây!

I. Dinh dưỡng và lợi ích của chôm chôm với sức khỏe 

Quả chôm chôm có hình tròn hoặc hình bầu dục, Vỏ chôm chôm màu đỏ và được bao bọc bởi một lớp lông hoặc gai mềm. Phần thịt chôm chôm có màu trắng, khi ăn vị ngọt và hơi chua.

Hiện nay, trên thị trường có 4 loại chôm chôm gồm: chôm chôm nhãn, chôm chôm tróc (chôm chôm Java), chôm chôm dính và chôm chôm Thái. 

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong 100 gram ruột quả chôm chôm có chứa các thành phần dinh dưỡng với giá trị như sau:

Dinh dưỡng Giá trị
Calo 73.1 Kcal 
Chất đạm 0,6 g
Chất béo 0,1 g
Carbohydrate 16,8g
Canxi 8,6 mg
Kẽm 0,5mg
Sắt 0,3mg
Folate 7,3 mcg
Magiê 21,3 mg
Vitamin A 0,4 cmg
Vitamin C 65mg

Các tác dụng của chôm chôm với sức khỏe gồm:

  • Tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng.
  • Hỗ trợ tiêu hoá.
  • Hỗ trợ giảm cân.
  • Giảm cholesterol máu.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
  • Tốt cho tim mạch.
  • Tăng cường sức khỏe xương khớp.
  • Ngăn ngừa sỏi thận.
  • Hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Hỗ trợ điều trị thiếu máu.
  • Phòng ngừa ung thư.
  • Tốt cho răng miệng.
  • Làm lành vết thương nhanh hơn.
  • Tốt cho tóc và da.
  • Giảm tình trạng chuột rút.
  • Giảm nguy cơ dị tật ở thai nhi.

Quả chôm chôm vừa thơm ngon vừa tốt cho sức khỏe

II. Đau dạ dày ăn chôm chôm được không?

Đau dạ dày là tình trạng cơn đau bùng phát do dạ dày co bóp hoặc tăng tiết dịch vị quá mức. Tình trạng này xảy ra chủ yếu ở người lớn, nhất là những người lạm dụng rượu bia, hay thức khuya, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), căng thẳng kéo dài và ăn uống không điều độ.

Trong quá trình điều trị bệnh đau dạ dày, chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị và ngăn bệnh tái phát. Việc tiêu thụ các thực phẩm không tốt cho dạ dày có thể khiến tình trạng bệnh đau dạ dày nghiêm trọng và tiến triển nặng hơn gây khó khăn cho việc điều trị. 

Vì chôm chôm có tính nóng và vị hơi chua nên rất nhiều bệnh nhân đau dạ dày đặt câu hỏi: đau dạ dày ăn chôm chôm được không? Theo các chuyên gia sức khỏe, chôm chôm là loại quả vừa thơm ngon vừa rất giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, loại quả này không được khuyến khích sử dụng khi đang gặp các vấn đề tiêu hóa, đặc biệt là đau dạ dày.

Người bị đau dạ dày không nên ăn chôm chôm vì:

  • Vì có tính nóng nên nếu người đau dạ dày ăn chôm chôm có thể làm kích thích dạ dày dẫn đến bùng phát cơn đau kèm theo nhiều chứng khó chịu khác như khó tiêu, ợ hơi và chướng bụng.
  • Ngoài ra, ăn chôm chôm còn làm tăng mức độ viêm và gây gián đoạn quá trình hồi phục ổ viêm, loét ở niêm mạc dạ dày. 

Trong trường hợp quá thèm ăn chôm chôm, người bệnh đau dạ dày có thể ăn nhưng với lượng ít, tuyệt đối không nên ăn nhiều.

Bệnh nhân đau dạ dày không nên ăn chôm chôm vì loại quả này có tính nóng gây kích thích dạ dày

III. Ngoài chôm chôm, người đau dạ dày không nên ăn quả gì?

Ngoài chôm chôm, người bệnh đau dạ dày không nên ăn một số loại quả dưới đây để tránh bệnh tiến triển nặng hơn:

  • Hoa quả tính nóng: Các loại quả gây nóng có thể kể đến như nhãn, sầu riêng, vải…thường chứa nhiều đường, chất béo nên khi ăn dễ dẫn đến táo bón, khó tiêu. 
  • Các loại quả họ cam quýt: Chanh, cam, quýt, bưởi… có hàm lượng axit cao và vị chua dễ gây kích thích niêm mạc dạ dày và tăng tiết axit dạ dày, làm tăng sự khó chịu của cơn đau dạ dày.
  • Dứa: Quả dứa chứa nhiều axit và một số enzym có công dụng phân hủy protein, làm tăng phản ứng viêm và tăng viêm loét niêm mạc dạ dày khiến tình trạng đau dạ dày nghiêm trọng hơn.
  • Quả hồng: Tanin và pectin là các chất làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng nhu động ruột. Khi ăn quá nhiều hồng, đặc biệt là khi đói, các chất này cộng với chất xơ trong quả hồng sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày gây đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn…
  • Xoài: Người bị đau dạ dày không nên ăn xoài, đặc biệt là xoài xanh, xoài chua, vì vị chua của xoài có thể gây hại cho niêm mạc dạ dày. Nếu muốn ăn xoài, bạn chỉ nên ăn loại xoài đã chín ngọt với lượng ít và không nên ăn khi đói.
  • Dưa hấu: Dưa hấu có tính hàn nên những người đau dạ dày, có chức năng tiêu hóa kém, hay đau bụng và tiêu chảy không nên ăn.
  • Quả kiwi: Loại quả nào có tính lạnh, nếu ăn quá nhiều có thể gây tổn thương lá lách và dạ dày, đau bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác. Hàm lượng lớn  vitamin C và pectin trong quả kiwi sẽ làm tăng axit dịch vị, tăng gánh nặng cho dạ dày và gây ra các triệu chứng như ợ chua, đau bụng…
  • Táo gai: Do hàm lượng pectin và tannin trong táo gai cao nên sau khi tiếp xúc với axit dạ dày rất dễ kết tụ thành kết tủa không tan trong nước và kết dính với cặn thức ăn tạo thành sỏi dạ dày. Hậu quả là  có thể gây viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày, thậm chí thành dạ dày bị hoại tử và thủng.
  • Cà chua: Cà chua có tính axit cao nên có thể kích thích dạ dày tạo ra nhiều axit hơn. 
  • Táo tàu: Loại quả này nhiều chất xơ nên khi ăn một lượng lớn sẽ kích thích dạ dày và gây khó chịu cho đường tiêu hóa.Vỏ táo tàu mỏng và cứng, có cạnh sắc nhọn khi đi vào sẽ khiến cơn đau nhức, khó chịu thêm trầm trọng.
  • Đu đủ xanh: Nhựa đu đủ xanh chứa nhiều papain gây bào mòn niêm mạc dạ dày. Thay vì ăn đu đủ xanh, bệnh nhân đau dạ dày có thể ăn đu đủ chín.
  • Đào: Loại quả này khi ăn dễ gây rối loạn tiêu hóa, tạo gánh nặng cho dạ dày và khiến bộ phận này phải hoạt động nhiều hơn.

Người bị đau dạ dày không nên ăn hoa quả tính nóng như nhãn, sầu riêng, vải…

IV. Những loại trái cây tốt cho bệnh nhân đau dạ dày

Bệnh nhân đau dạ dày nên ăn các loại hoa quả có khả năng chống viêm, hỗ trợ và làm lành tổn thương ở niêm mạc dạ dày. Dưới đây là những loại trái cây tốt cho bệnh nhân đau dày nên ăn:

  • : Quả bơ chứa hàm lượng chất chống viêm và oxy hóa rất cao nên bệnh nhân đau dạ dày ăn bơ giúp chữa lành nhanh chóng những vết thương loét dạ dày. Ngoài ra, bơ còn giúp quá trình tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thức ăn nhanh chóng hơn, từ đó giúp giảm tần suất cơn đau dạ dày.
  • Vú sữa: Các dưỡng chất trong vú sữa có tác dụng ngăn chặn dịch vị lây lan vào trong niêm mạc dạ dày. Đồng thời còn hỗ trợ lưu thông và tuần hoàn máu giúp dạ dày co bóp ổn định hơn.
  • Quả sung: Hàm lượng lớn vitamin A, C, E, K trong quả sung đóng vai trò kháng viêm, sát khuẩn, khử trùng cho dạ dày. 
  • Thanh long: Lượng chất xơ dồi dào trong thanh long giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Prebiotic trong thanh long giúp vi khuẩn có lợi phát triển trong dạ dày đường ruột. 
  • Dưa lưới: Loại quả này có hàm lượng vitamin C dồi dào giúp cải thiện hiệu quả tình trạng viêm dạ dày. Ngoài ra, hoạt chất Phytochemical trong dưa lưới còn có khả năng kháng viêm.
  • Đu đủ chín: Ăn đu đủ chín giúp cân bằng lượng axit trong dạ dày và làm thuyên giảm các cơn đau do trào ngược. Tuy nhiên, bệnh nhân đau dạ dày tuyệt đối không được ăn đu đủ xanh vì chất nhựa sẽ làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
  • Chuối chín: Kết quả nghiên cứu cho thấy, chuối giúp hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày và đau dạ dày. Sau khi đi vào cơ thể, chuối sẽ giúp cho lớp màng nhầy có trong dạ dày trở nên dày hơn nên cải thiện cảm giác đau nhức. Các loại axit tự nhiên trong quả chuối giúp làm giảm triệu chứng sôi bụng, ợ chua…
  • Ổi: Loại quả này rất dồi dào vitamin C, vitamin B6, vitamin A, các khoáng chất như kali, chất xơ, magie,… tốt cho sức khỏe tổng thể và sức khỏe dạ dày.
  • Quả lựu: Trong lựu giàu protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp điều hòa nhu động ruột và giảm các cơn đau dạ dày. 
  • Quả dừa: Acid lauric trong nước dừa khi đi vào cơ sẽ được chuyển đổi thành monolaurin có tác dụng kháng khuẩn, chống nhiễm trùng và bảo vệ đường tiêu hóa.

Một số loại hoa quả tốt cho bệnh nhân đau dạ dày

Khi ăn hoa quả, bệnh nhân đau dạ dày cần chú ý một số điều sau:

  • Lượng ăn: Nên ăn hoa quả một cách vừa phải, khoảng 400 – 800g/ngày.
  • Thời điểm ăn hoa quả: Nên ăn hoa quả sau bữa chính khoảng từ 30 phút đến  1 tiếng. Tránh ăn trái cây ngay sau bữa ăn vì có thể gây khó tiêu và chất dinh dưỡng không được hấp thu tối đa.
  • Không nên ăn khi bụng đói: Không nên ăn hoa quả khi bụng đang đói và  rỗng để tránh tình trạng tăng axit dạ dày.
  • Không ăn hoa quả sau khi uống thuốc Tây: Bởi điều này có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của một số loại thuốc.

V. Bí quyết giảm đau dạ dày nhanh chóng

Tốt nhất khi có dấu hiệu bị đau dạ dày, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh bệnh tiến triển nặng gây biến chứng. 

Bên cạnh việc tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ, người bệnh cần chú ý thay đổi chế độ ăn uống khoa học kết hợp dùng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel. 

Thành phần chính của Yumangel là Almagate có tác dụng trung hòa acid dạ dày dư nhanh nên làm thuyên giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng chỉ sau 5-10 phút sử dụng. Sản phẩm ở dạng hỗn dịch, tạo ra lớp màng tương tự như lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc, giúp bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây hại.

Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel ở dạng gói nhỏ, xé uống ngay không cần pha với nước nên tiện sử dụng và dễ dàng để mang đi. Sản phẩm được chỉ định với các trường hợp sau: 

  • Các trường hợp tăng tiết acid gây các triệu chứng như nóng rát, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu …
  • Người bị bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản.
  • Người thường xuyên uống rượu bia, đồ uống có chất kích thích như cà phê, chè mạn, làm việc căng thẳng…

Thuốc Yumangel giúp giảm nhanh cơn đau dạ dày

Tóm lại với câu hỏi đau dạ dày ăn chôm chôm được không, các chuyên gia sức khỏe khuyến nghị người bệnh đau dạ dày không nên ăn. Thay vì ăn chôm chôm, bệnh nhân đau dạ dày nên ăn bơ, táo, chuối chín, đu đủ chín, vú sữa, ổi… 

Để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về bệnh đau dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *