Vì bún được sản xuất bằng cách lên men chua, được cho là gây ảnh hưởng tới dạ dày nên đau dạ dày ăn bún được không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Vậy quan điểm này có thực sự đúng? Tìm hiểu chi tiết tại bài viết sau.
Mục lục
I. Tìm hiểu thành phần của bún
Trước khi giải đáp đau dạ dày ăn bún được không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về thành phần của sợi bún.
Bún trên thị trường hiện có hai loại là bún nguyên chất và bún có sử dụng chất bảo quản và phụ gia. Thành phần của 2 loại bún này có nhiều điểm khác biệt:
1. Bún nguyên chất
Bún nguyên chất vốn được làm từ hạt gạo tẻ, không sử dụng thêm bất kỳ chất phụ gia hay bảo quản nào. Thường có màu trắng xám hay trắng đục.
Trong 100g bún tươi nguyên chất có chứa các thành phần dinh dưỡng như sau:
- 110 calo.
- Protein (đạm) 1.7g.
- Tinh bột 25.7g.
- Chất xơ 500mg.
- Sắt 200mcg.
- Phốt pho 32 mg.
- Vitamin PP 1.3g.
2. Bún chứa chất bảo quản, phụ gia
Trên thị trường hiện lưu hành loại bún có màu trắng sáng, rất đẹp mắt. Loại bún này đã được thêm vào các chất phụ gia (thường không có lợi cho sức khỏe) như: Natri benzoat, Natri sunfit, hàn the, chất độn.
Dưới đây là một số đặc tính của các chất phụ gia thường được thêm vào bún:
- Chất huỳnh quang Tinopal: Đây là thành phần giúp tạo độ bóng và sự bắt mắt cho sợi bún. Tuy nhiên, chất này bị cấm sử dụng làm phụ gia thực phẩm, thường được dùng để tạo độ bóng trong sơn. Tinopal chứa nhiều tạp chất và kim loại nặng. Nếu chúng ta sử dụng trong thời gian dài có thể dẫn đến tồn dư kim loại nặng, gây ngộ độc, làm hư hại niêm mạc ruột, dạ dày, thậm chí có thể gây ung thư, suy gan, suy thận…
- Hàn the: Hàn the cũng có trong danh mục phụ gia bị cấm đưa vào thực phẩm. Thành phần này giúp cho sợi bún dai hơn, ít bết dính, gãy vụn. Tuy nhiên, hàn the ở lâu trong cơ thể có thể gây các triệu chứng cấp và mãn tính. Một số triệu chứng gặp phải khi dung nạp quá nhiều hàn the bao gồm: Ngộ độc tiêu hóa, gây tróc vảy da, rối loạn chức năng chuyển hóa, chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới, rụng tóc, hại thận…
- Natri benzoat, natri sunfit: Giúp bảo quản bún, chất này được phép sử dụng trong thực phẩm nhưng với hàm lượng rất nhỏ.
- Chất độn: Ngoài gạo, người ta có thể cho thêm bột năng, bột lọc để khiến sợi bún đẹp mắt hơn.
- Formol, axit oxalic: Bị cấm sử dụng trong thực phẩm, có tác dụng làm trắng và bảo quản bún.
Như vậy, với những thông tin trên đây, chúng ta có thể thấy với quy trình làm bún thu lợi nhuận thì thực phẩm này khá độc hại, khác hoàn toàn với bún gạo đơn thuần.
II. Đau dạ dày ăn bún được không? Tại sao?
Đau dạ dày thường gây ra các cơn đau, nóng rát hoặc tức tại vùng thượng vị khiến người bệnh đau đớn và mệt mỏi. Chế độ ăn uống không điều hòa và lành mạnh là một trong các nguyên nhân gây đau dạ dày.
Chính vì vậy, rất nhiều bệnh nhân đau dạ dày trong quá trình điều trị bệnh thắc mắc bị đau dạ dày ăn bún được không? Giải đáp thắc mắc này, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, người bị đau dạ dày không nên ăn bún thường xuyên. Lý do là vì:
- Thứ nhất: Bún được làm ra từ sự lên men gạo, có chất chua, do tính acid cao nên khi ăn có thể gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày. Thậm chí còn có khả năng khiến các vết viêm loét trên niêm mạc dạ dày nặng hơn, hậu quả nghiêm trọng nhất là gây thủng dạ dày.
- Thứ hai: Các chất phụ gia trong bún như tinopal, hàn the, natri benzoat, natri sunfit, chất độn, formol, axit oxalic sẽ gây rối loạn chức năng tiêu hóa. Hậu quả là gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của dạ dày, làm bào mòn niêm mạc dạ dày và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Không chỉ người bị đau dạ dày, mà một số nhóm đối tượng sau đây cũng nên hạn chế ăn bún:
- Viêm loét dạ dày – tá tràng.
- Hội chứng dạ dày – tá tràng.
- Trào ngược axit dạ dày.
- Người bị đại tràng.
- Trẻ nhỏ.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc mới sinh.
- Người bị sốt, cảm.
III. 6 nguyên tắc giúp ăn bún an toàn cho người bị đau dạ dày
Trường hợp người bị đau dạ dày vẫn muốn ăn ít cần tuân thủ 6 nguyên tắc dưới đây để đảm bảo an toàn:
1. Ăn loại bún làm từ gạo nguyên chất
Người mắc bệnh đau dạ dày muốn ăn bún chọn loại bún được làm từ gạo nguyên chất và không sử dụng chất phụ gia. Nếu có thì chỉ sử dụng một lượng rất ít.
Bún sạch không hóa chất, được làm từ gạo nguyên chất thường có màu trắng đục hoặc tối màu. Trong khi bún sử dụng chất bảo quản và phụ gia thường có màu trắng tinh.
2. Ăn bún tươi
Nên mua bún tươi vừa mới làm, không nên dùng bún để quá lâu dễ gây ôi thiu hoặc sản sinh các chất độc hại.
3. Tần suất ăn
Người bị đau dạ dày không nên ăn bún liên tục và thường xuyên, ngay cả khi bún là món “khoái khẩu”. Chỉ nên ăn bún 1-2 bữa/tuần để đỡ thèm và thay đổi khẩu vị.
4. Lượng bún nên ăn
Không nên lạm dụng ăn quá nhiều bún, mỗi lần chỉ nên ăn tối đa 200g bún. Tiêu thụ nhiều bún trong 1 lần ăn dễ gây chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi, hại dạ dày, nhất là với những người đang mắc bệnh lý về tiêu hóa.
5. Nên trần bún vào nước sôi
Nên trần sơ bún với nước sôi trước khi ăn để loại bỏ một phần các phụ gia và hóa chất gây hại sức khỏe.
6. Chọn mua bún ở nơi uy tín
Nên chọn mua bún ở địa chỉ uy tín và tin cậy. Khi mua bún nên chọn loại sợi mềm, bóp bằng tay dễ nát.
IV. Cách phân biệt bún sạch và bún kém chất lượng
Mặc dù bún chứa chất chua nhưng bún vẫn rất ngon miệng và có thể chế biến thành nhiều món ăn, được mọi người yêu thích. Vì thế, bài viết này sẽ giúp bạn tìm cách phân biệt bún sạch và bún kém chất lượng.
Tiêu chí | Bún sạch | Bún kém chất lượng |
Cảm quan | Bún được tạo ra bằng gạo nguyên chất có màu trắng xám hoặc trắng đục, sợi bún hơi nát, dính. | Bún có thêm phụ gia sẽ có màu trắng trong, sáng, bóng bẩy, sợi bún dai, không dính, khó đứt gãy. |
Màu sắc | Trắng đục hoặc màu tối | Sợi bún trắng trong, sáng và có độ bóng mẩy. |
Sợi bún | Sợi bún hơi nát, dễ đứt gãy và chạm vào có cảm giác hơi dính, nhuyễn. | Sợi bún dai, giòn và khó đứt gãy. |
Thời gian bún chua | Bị thiu, chua nếu để qua ngày hoặc để lâu. | Bảo quản được 2 – 3 ngày, ăn không bị chua hay bất kỳ vị gì. |
Phát hiện chất Tinopal trong bún | Không có bất thường gì. | – Bún có thể phát sáng nếu để trong bóng tối.
– Hoặc khi rọi đèn cực tím hoặc đèn soi tiền vào thấy bún phát sáng có nghĩa là bún đã chứa chất Tinopal. |
Phát hiện hàn the trong bún | Bún không đổi màu khi cho bột nghệ vào. | – Khi cho bột nghệ vào, bún đổi thành màu xám.
|
V. Ngoài bún, người bị đau dạ dày nên hạn chế/kiêng ăn gì?
Bên cạnh bún, người mắc bệnh đau dạ dày cũng cần chú ý hạn chế hoặc kiêng ăn các thực phẩm dưới đây:
1. Phở
Đau dạ dày ăn phở được không? Tương tự như bún, phở được làm từ tinh bột đã lên men, có vị chua không tốt cho dạ dày. Nếu ăn quá nhiều phở sẽ có hại cho tiêu hóa, dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, làm nặng hơn tình trạng đau dạ dày.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bệnh nhân đau dạ dày nên hạn chế ăn nhiều phở và không nên ăn thường xuyên. Nếu thích ăn, chỉ nên ăn từ 1- 2 lần/tuần.
2. Mì tôm
Mì tôm có hàm lượng carbohydrate cao cùng với đó dầu mỡ, chất bảo quản. Do đó, nếu ăn mì tôm sẽ gây gánh nặng cho dạ dày, dẫn tới rối loạn chức năng dạ dày và xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày…
3. Dưa cà, hành muối
Dưa cà và hành muối đều là thức ăn có độ acid cao gây ra kích thích cho dạ dày dẫn đến nóng rát thượng vị, cồn cào bụng, ợ chua, ợ hơi, khó tiêu… Đặc biệt, bệnh nhân viêm loét dạ dày nếu thường xuyên ăn dưa cà và hành muối còn làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
4. Các loại hoa quả chua
Các loại hoa quả chua như: xoài, cóc, khế chua, nhót, dứa…đều có tính acid cao. Khi người bị đau dạ dày ăn vào sẽ làm tăng nồng độ acid trong dạ dày và khiến cho triệu chứng của bệnh nặng hơn.
5. Món ăn cay nóng
Các món ăn cay nóng gây tăng tiết acid dạ dày, khiến vết loét trong dạ dày trầm trọng hơn. Thực phẩm cay nóng cũng gây kích thích niêm mạc dạ dày, làm nặng hơn cơn đau dạ dày.
Vì vậy, người bị đau dạ dày nên kiêng ăn kim chi, mì cay, tỏi, ớt, tiêu, mù tạt, hạt tiêu, hành lá…
6. Đồ ăn giàu chất béo
Thực phẩm giàu chất béo gây mất cân bằng pH, ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột, làm chậm quá trình tiêu hóa và gây táo bón.
Do đó, bệnh nhân đau dạ dày nên hạn chế ăn thịt mỡ, khoai tây/khoai lang chiên, mỡ động vật, bơ, phô mai, thức ăn nhanh và chế biến sẵn như gà rán, xúc xích, lạp xưởng… Xem thêm: Đau dạ dày có nên ăn cá không
7. Đồ ngọt
Thường xuyên ăn đồ ngọt có thể khiến cơn đau dạ dày dữ dội hơn, tăng cảm giác buồn nôn, nôn nhiều. Vì vậy, người bệnh đau dạ dày hãy hạn chế ăn kẹo, bánh, sữa đặc, bánh kem, socola, hoa quả đóng hộp…
Trong trường hợp bị đau dạ dày, bạn có thể tìm hiểu thêm các sản phẩm giúp giảm triệu chứng, trong đó có thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.
Thuốc chữ Y chứa thành phần chính là hoạt chất Almagate. Hoạt chất này có công dụng trung hòa axit dịch vị dư thừa. Ngăn cho axit dịch vị không tấn công niêm mạc dạ dày.
Đồng thời, Yumangel được bào chế dạng hỗn dịch, tạo lớp màng nhầy giả, bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây hại. Từ đó, sản phẩm giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu của đau dạ dày như: đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua, trào ngược,…
Để được tư vấn kỹ về các vấn đề như đau dạ dày ăn bún được không, hay các cách sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel, bạn đừng quên gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 hoặc bình luận bên dưới nhé.
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…