Skip to main content

Đau bụng bên trái dưới sườn là dấu hiệu của bệnh gì?

Vùng bụng dưới sườn là nơi tập trung nhiều cơ quan quan trọng như bàng quang, niệu quản, đại tràng, buồng trứng… Vì vậy, cơn đau bụng bên trái dưới sườn xuất hiện có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý ở ruột, tim mạch, thận, tuyến tụy… 

I. Đau bụng bên trái dưới sườn là gì?

Đau bụng bên trái dưới sườn còn được gọi là đau hạ sườn bên trái. Đa phần cảm giác đau này có thể chỉ kéo dài vài ngày rồi tự biến mất. Tuy nhiên, cũng có trường hợp gây đau đớn nghiêm trọng và cần được cấp cứu kịp thời.

Đặc điểm của cơn đau bụng bên trái dưới xương sườn như sau:

  • Cơn đau có thể đau ra phía trước hoặc cũng có thể lan ra phía sau.
  • Mức độ đau tăng lên khi người bệnh ho hoặc cử động.
  • Cơn đau có thể xuất hiện thoáng chốc hoặc trong thời gian ngắn.
  • Hoặc cũng có thể đau kéo dài âm ỉ kéo dài.
Đau bụng bên trái dưới sườn còn được gọi là đau hạ sườn bên trái.

II. Đau bụng bên trái dưới sườn là dấu hiệu bệnh gì?

Vùng bụng dưới sườn là nơi tập trung nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể như bàng quang, niệu quản, đại tràng, buồng trứng… Do vậy, khi xuất hiện cơn đau bụng bên trái dưới xương sườn có thể là do bạn mắc bệnh liên quan đến các cơ quan kể trên.

Theo tìm hiểu, hiện tượng đau hạ sườn bên trái có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý ở ruột, tim mạch, thận, tuyến tụy… Cụ thể: 

1. Bệnh lý ở ruột

Một số bệnh lý ở ruột có thể gây cảm giác đau ở hạ sườn bên trái gồm:

  • Tắc ruột: Tình trạng thức ăn khi đi qua ruột bị ùn ứ, không thể đi tiếp hoặc vận chuyển chậm xuống phần ruột bên dưới gây đau bụng trái dưới xương sườn. Một số triệu chứng khác kèm theo như chướng bụng, buồn nôn, đầy hơi, khó đại tiện. 
  • Táo bón: Táo bón lâu ngày và táo bón nặng cũng khiến người bệnh bị đau bụng ở sát vị trí xương sườn.
  • Rối loạn tiêu hóa: Gây đau bụng bên trái phía dưới xương sườn kèm đi ngoài nhiều lần nhưng chưa đến mức ngộ độc. 
  • Hội chứng ruột kích thích: Hội chứng này làm tăng nhu động ruột sau khi ăn làm xuất hiện các cơn đau bụng bên trái dưới xương sườn. Một số triệu chứng  khác mệt mỏi, đau sau khi ăn. 
  • Viêm đại tràng hoặc dạ dày: Cơn đau ban đầu xuất hiện ở bên trái sau đó lan sang các vị trí xung quanh. Ngoài ra, người bệnh còn gặp các triệu chứng khác như đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, ợ chua… 
Một số bệnh lý ở ruột có thể gây cảm giác đau ở hạ sườn bên trái như tắc ruột, táo bón, hội chứng ruột kích thích…

2. Bệnh lý tim mạch

Các bệnh lý ở tim mạch không chỉ gây đau ở vùng ngực mà còn có thể gây đau lan đến bụng trái vị trí dưới xương sườn và trên rốn. Một số bệnh lý tim mạch có thể gây tình trạng đau bụng bên trái dưới xương sườn là:

  • Bệnh nhồi máu cơ tim: Dễ gây đau ngực và bụng đột ngột kèm theo cảm giác giống bị đè ép, khiến bệnh nhân bị khó thở nghiêm trọng. Cơn đau  tăng khi gắng sức và giảm khi nghỉ  ngơi.
  • Người bị phình động mạch chủ: Ngoài đau bụng cạnh sườn phía bên trái, người bệnh còn bị khó nuốt, khó thở, da tái xanh và người lạnh run.
Các bệnh lý ở tim  không chỉ gây đau ở vùng ngực mà còn có thể gây đau lan đến bụng trái vị trí dưới xương sườn và trên rốn.

3. Bệnh lý về thận

Đau hạ sườn bên trái cũng có thể là dấu hiệu cơ thể đang mắc các bệnh lý về thận. Cụ thể là:

  • Sỏi thận hoặc nhiễm trùng thận: Nếu bị sỏi thận bên trái sẽ gây đau bụng hạ sườn bên trái. Ngoài ra, người bệnh còn bị đau lưng, đau bụng, đau mỗi lần đi tiểu, có thể có máu trong nước tiểu…
  • Nhiễm trùng thận: Không chỉ gây đau bụng bên trái dưới xương sườn, bệnh nhân còn kèm theo sốt, đi tiểu nhiều, đau ở vùng háng và lưng, nôn hoặc buồn nôn…
Đau bụng bên trái dưới sườn cũng có thể là dấu hiệu cơ thể đang mắc các bệnh lý về thận.

3. Bệnh lý tuyến tụy

Người mắc bệnh viêm tuyến tụy cũng có thể bị đau bụng bên trái ở dưới sườn. Vùng bụng trái của người bệnh sẽ đau kèm sưng, cảm giác đau xuyên ra sau lưng. 

Bên cạnh đó là một loạt các triệu chứng khác như sốt cao, tim đập nhanh, buồn nôn… Bệnh viêm tuyến tụy cần được điều trị kịp thời, tránh gây nguy hiểm cho tính mạng.

Người mắc bệnh viêm tuyến tụy cũng có thể bị đau bụng bên trái ở dưới sườn.

6. Đau dây thần kinh liên sườn

Trong trường hợp đau bụng do nguyên nhân đau dây thần kinh liên sườn, cơn đau sẽ bắt đầu từ một điểm sau đó lan dọc theo hướng đi của xương sườn. Người bệnh có cảm giác đau nhói kèm giật rồi tiếp tục lan sang các vùng khác của xương sườn. 

Đau dây thần kinh liên sườn tuy không gây nguy hiểm nhưng người bệnh vẫn cần thăm khám và điều trị sớm. Phương pháp điều trị thường dùng là uống thuốc chống viêm hoặc thuốc giảm đau, sau khoảng 1 – 2 tuần triệu chứng đau sẽ giảm.

Trong trường hợp đau bụng do nguyên nhân đau dây thần kinh liên sườn, cơn đau sẽ bắt đầu từ một điểm sau đó lan dọc theo hướng đi của xương sườn.

7. Bệnh lý theo giới tính

Một số bệnh lý theo giới tính nữ hoặc nam cũng có thể dẫn đến triệu chứng đau bụng bên trái dưới xương sườn:

  • Nữ giới: u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, nang buồng trứng, viêm vùng chậu, có thai ngoài tử cung…
  • Nam giới: thoát vị bẹn, viêm bàng quang, viêm túi thừa, viêm đường tiết niệu, viêm loét ở trực tràng…

8. Bệnh lý về máu

Bệnh lý về máu gây đau bụng bên trái dưới xương sườn là bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm. Đây là một bệnh rối loạn máu gây ảnh hưởng đến việc sản sinh ra huyết sắc tố. 

9. Bệnh lý ở phổi

Các bệnh viêm phổi, viêm màng phổi gây ảnh hưởng đến phần trên của ổ bụng. Điều này có thể làm khởi phát cơn đau bụng kèm các triệu chứng như sốt, ho, khó thở…

10. Tổn thương lá lách

Lá lách nằm ở vị trí bụng trái, trên rốn và dưới xương sườn cuối cùng. Nhiệm vụ của lá lách là lọc máu, tăng cường miễn dịch cơ thể và dự trữ tiểu cầu… Bệnh lý ở lá lách tuy ít gặp nhưng vẫn có thể là lý do gây ra cơn đau bụng bên trái dưới sườn.

11. Tổn thương xương sườn 

Xương sườn phía dưới gần bụng bị gãy hoặc tổn thương khiến người bệnh bị đau bụng. Ngoài đau bụng, bệnh nhân còn bị đau ngực khi hít vào. 

Đau bụng bên trái còn do một số nguyên nhân khác như bệnh lý ở tuyến tụy, phổi, lá lách…

III. Đau bụng bên trái dưới sườn có nguy hiểm không?

Vùng bụng bên trái có rất nhiều bộ phận quan trọng của cơ thể. Do đó, khi bị đau bụng bên trái ở vị trí dưới sườn bạn không nên chủ quan, nên chủ động thăm khám sớm để tránh gây nguy hiểm.

Bên cạnh đó, đau hạ sườn bên trái còn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể như tim, phổi, ruột, thận, tuyến tụy…  Các bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời có thể tiến triển nặng gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

khi bị đau bụng bên trái ở vị trí dưới sườn bạn không nên chủ quan, nên chủ động thăm khám sớm để tránh gây nguy hiểm.

IV. Khi nào cần thăm khám? 

Trường hợp cơn đau hạ sườn bên trái không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu trở nặng, người bệnh nên đi thăm khám càng sớm càng tốt. Nếu cơn đau kèm theo các triệu chứng khác có thể là dấu hiệu của những bệnh lý đường tiêu hóa.

Vì vậy, để tránh gặp nguy hiểm, người bị đau bụng bên trái dưới sườn nên đi khám khi xuất hiện các triệu chứng sau: 

  • Cơn đau hạ sườn bên trái xuất hiện từng cơn và kéo dài.
  • Đau dồn dập và nặng.
  • Nôn mửa.
  • Choáng váng, buồn nôn, ngất xỉu.
  • Khó thở.
  • Phân có máu.
  • Đi tiêu nhiều hoặc ít hơn bình thường.
  • Giảm cân không rõ lý do.
Trường hợp cơn đau bụng bên trái dưới sườn không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu trở nặng, người bệnh nên đi thăm khám càng sớm càng tốt.

V. Chẩn đoán và điều trị đau bụng bên trái dưới sườn

Nếu cơn đau bụng bên trái dưới sườn không thuyên giảm sau 1-2 ngày hoặc có dấu hiệu trở nặng, bạn cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

1. Chẩn đoán

Bác sĩ có thể thăm khám lâm sàng bằng cách nói chuyện và hỏi triệu chứng người bệnh mắc phải. Đồng thời người bị đau bụng bên trái ở vị trí dưới xương sườn cũng có thể phải xét nghiệm máu nhằm mục đích:

  • Kiểm tra chức năng của thận.
  • Có bị mắc các bệnh nhiễm trùng hay không.
  • Bị thiếu máu hay không.
  • Kiểm tra lượng đường trong máu.

Một số trường hợp, người bị đau hạ sườn bên trái có thể cần làm thêm một số phương pháp để cho kết quản chẩn đoán chính xác hơn như:

  • Nội soi đường tiêu hóa.
  • Chụp cắt lớp vi tính.
  • Siêu âm.
  • Chụp X-quang.

2. Điều trị

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng đau bụng bên trái dưới sườn mà bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị tình trạng này chủ yếu gồm:

  • Giảm đau: Dùng thuốc giảm đau giúp người bệnh dễ chịu hơn. 
  • Bổ sung chất lỏng: Truyền chất lỏng vào tĩnh mạch để khắc phục hiện tượng mất chất lỏng và giúp đường tiêu hóa được nghỉ ngơi.
  • Sử dụng thuốc khác điều trị triệu chứng theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Phẫu thuật nếu điều trị bằng thuốc không hiệu quả. 
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng đau bụng bên trái dưới sườn mà bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

Khi bị đau hạ sườn bên trái, người bệnh nên nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, không nên hoạt động mạnh. Mặt khác, có thể tham khảo một số cách giảm đau bụng dưới đây:

  • Sử dụng túi chườm nóng: Giúp thư giãn, giảm căng thẳng, kích thích lưu thông máu, giảm đau bụng và cải thiện tình trạng khó tiêu. Biện pháp này cần thực hiện trong khoảng 20 phút. 
  • Uống trà gừng: Ginerols và shogaols trong gừng giúp tăng tốc độ co bóp thức ăn di chuyển nhanh hơn, đặc biệt tốt cho người khó tiêu. Một số chất khác trong gừng còn giúp giảm buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Bạn chỉ cần ngâm vài lát gừng mỏng trong nước sôi khoảng 10 phút và uống khi còn ấm.
  • Mật ong: Mật ong được biết đến với nhiều công dụng như giảm đau bụng, kháng khuẩn, kháng virus và giải quyết các vấn đề tiêu hóa. Chỉ cần pha khoảng 1 – 2 thìa mật ong  nguyên chất với nước ấm sẽ giúp giảm cơn đau bụng nhanh chóng.
  • Bạc hà: Tinh dầu bạc hà giúp giảm đau và co thắt trong đường ruột, ngăn ngừa tình trạng nôn và tiêu chảy. Có rất nhiều cách để cải thiện chứng đau bụng bên trái ngang rốn như: ăn sống, pha trà, ép lấy nước uống…

Đau bụng bên trái dưới sườn có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan, hãy thăm khám sớm để được điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.