Skip to main content

Giải đáp chi tiết: Đau bao tử có gây chóng mặt không?

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Đau bao tử có gây chóng mặt không? Đau bao tử có thể gây chóng mặt nếu người bệnh bị chảy máu tiêu hóa. Đây là triệu chứng nặng của bệnh đau dày, cần điều trị ngay lập tức. Cùng Thuốc dạ dày chữ Y theo dõi thông tin về tình trạng này trong bài viết dưới đây nhé!

I. Đau bao tử là gì?

Đau bao tử hay đau dạ dày là bệnh lý phổ biến ở đường tiêu hóa nhiều người gặp phải. Cơn đau bao tử khó chịu và âm ỉ xảy ra khi dạ dày bị tổn thương. 3 vị trí xảy ra cơn đau bao tử thường gặp nhất là đau bao tử tại vùng thượng vị, đau bao tử ở  phía trên bên trái và đau bao tử vùng bụng giữa. 

Theo chuyên gia sức khỏe cho biết, các nguyên nhân gây đau bao tử thường gặp gồm:

  • Do nhiễm khuẩn HP/Helicobacter pylori: Theo thống kê, có tới 80% các trường hợp bị đau bao tử là do nhiễm khuẩn Hp. 
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Ăn quá nhanh, nhai không kỹ; thường xuyên ăn quá khuya, ăn không đúng bữa, ăn quá no hoặc để bụng quá đói; nhịn ăn, đặc biệt là ăn sáng; ăn nhiều đồ ăn cay, muối chua, quá mặn, thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ; hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia…
  • Stress, căng thẳng kéo dài: Khi tâm lý căng thẳng, bao tử sẽ co bóp mạnh hơn gây kích thích nhu động ruột dẫn đến các cơn đau dạ dày.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid khi sử dụng có thể gây ra các tác dụng phụ đối với hệ tiêu hóa như kích thích, tổn thương niêm mạc dạ dày gây đau.
  • Do ảnh hưởng của các bệnh lý: Một số các bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày – tá tràng; trào ngược thực quản; viêm ruột, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày… cũng là nguyên nhân gây đau dạ dày.

Nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh đau dạ dày sẽ biến chứng khó lường như: viêm loét dạ dày, hẹp môn vị, xuất huyết dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày…

Cơn đau bao tử khó chịu và âm ỉ xảy ra khi dạ dày bị tổn thương

II. Các triệu chứng đau bao tử

Tìm hiểu các triệu chứng đau bao tử giúp người bệnh phát hiện bệnh sớm để có phác đồ chữa trị kịp thời, hạn chế tối đa biến chứng do đau bao tử gây ra. Các triệu chứng phổ biến của đau bao tử gồm:

1. Đau ở thượng vị

Cơn đau thượng vị có thể âm ỉ hoặc dữ đội, mức độ đau tăng lên khi người bệnh ăn đồ cay, chua, uống bia rượu, cà phê. Thời gian đầu, cơn đau thường xuất hiện khi đói quá hoặc no quá, khi bệnh tiến triển nặng thì cơn đau có thể khởi phát vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

2. Ợ chua, ợ hơi, có thể ợ ra chất đắng như mật

Nguyên nhân gây triệu chứng ợ chua, ợ hơi hoặc có thể ợ ra chất đắng như mật ở bệnh nhân đau dạ dày là do sự vận động của dạ dày bị rối loạn làm thức ăn bị khó tiêu dẫn tới lên men và sinh ra hơi. 

3. Cảm giác đầy bụng, chướng hơi, không tiêu hoá được

Cảm giác đầy bụng, chướng hơi, không tiêu hoá được là triệu chứng của bệnh đau dạ dày ở giai đoạn nhẹ. Người bệnh nên chủ động thăm khám và điều trị bệnh đau dạ dày sớm để tránh bệnh tiến triển nghiêm trọng, gây biến chứng khó lường.

4. Buồn nôn, nôn

Nôn và buồn nôn là hiện tượng thức ăn bên trong dạ dày bị đẩy ra ngoài qua đường miệng. Đây là triệu chứng đau dạ dày nhẹ và thường gặp ở hầu hết ở người bệnh. 

5. Chán ăn, ăn uống kém

Các cơn đau và triệu chứng đau dạ dày xuất hiện khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi, dẫn đến chán ăn, ăn uống kém. Chức năng tiêu hóa thức ăn của dạ dày bị suy khiến người bệnh dễ bị chướng bụng, đầy hơi, cảm giác khó chịu nên không muốn ăn.

6. Chảy máu tiêu hóa

Chảy máu tiêu hóa là triệu chứng nặng của bệnh đau dạ dày. Nếu không được cấp cứu và điều trị ngay lập tức, tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa.

Bệnh nhân đau dạ dày bị chảy máu dạ dày thường có các triệu chứng như nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc có máu. Kèm theo đó là dấu hiệu người mệt mỏi, choáng váng, chóng mặt do mất máu… 

Một số triệu chứng nhận biết đau bao tử

III. Đau bao tử có gây chóng mặt không?

Về thắc mắc đau bao tử có gây chóng mặt không, theo các chuyên gia y tế, đau bao tử có thể gây chóng mặt nếu bệnh nhân bị chảy máu tiêu hóa. Nguyên nhân là do người bệnh bị mất nhiều máu.

Không chỉ gây chóng mặt, choáng vàng, bệnh nhân đau dạ dày bị xuất huyết tiêu hóa còn xuất hiện một số triệu chứng khác như:

  • Phân lẫn máu, phân sẫm màu.
  • Giấy lau có dính máu.
  • Nôn ra máu.
  • Vã mồ hôi, chân tay yếu.
  • Đau ngực.
  • Đau bụng.
  • Tụt huyết áp.
  • Da xanh xao.
  • Mệt mỏi.
  • Có thể ngất xỉu nếu chảy máu trầm trọng.
Đau bao tử có thể gây chóng mặt nếu bệnh nhân bị chảy máu tiêu hóa.

IV. Đau bao tử gây chóng mặt có nguy hiểm không? 

Nếu không được điều trị sớm, chảy máu tiêu hóa có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng đáng lo ngại. Vì vậy, bệnh nhân đau dày nếu có dấu hiệu bị chảy máu tiêu hóa cần được đưa đến bệnh viện cấp cứu và điều trị ngay. 

  • Thiếu máu mãn tính: Chảy máu tiêu hóa kéo dài có thể dẫn đến thiếu huyết sắc tố và hồng cầu, gây hội chứng thiếu máu mãn tính. Các triệu chứng nhận biết gồm: đau ngực, chóng mặt, suy nhược, mệt mỏi, nhức đầu, khó thở kém tập trung, , tinh thần không minh mẫn, giảm năng suất lao động và học tập.
  • Thiếu máu cấp tính: Bệnh nhân bị mất máu nghiêm trọng có thể gây khó khăn cho việc bơm máu của tim. Triệu chứng của thiếu máu cấp tính gồm: vã mồ hôi, da lạnh và xanh, đầu óc lú lẫn, bị kích động, lượng nước tiểu giảm, mất ý thức, thở nhanh…
  • Sốc – Tử vong: Chảy máu tiêu hóa cấp tính có thể gây tổn thương các cơ quan và gây suy nội tạng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân bị sốc có thể gây ra các tổn thương không thể phục hồi hoặc dẫn đến tử vong. Tình trạng sốc có các triệu chứng như: huyết áp thấp, tụt huyết áp hoặc không đo được, đau ngực, lú lẫn, môi và móng tay hơi xanh, chóng mặt, mạch đập nhanh nhưng yếu, thở nông và bất tỉnh… 
Nếu không được điều trị sớm, chảy máu tiêu hóa có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng đáng lo ngại.

V. Đau bao tử gây chóng mặt nên làm gì?

Điều đầu tiên cần làm khi phát hiện bệnh nhân đau bao tử bị chóng mặt do chảy máu tiêu hóa là đưa người bệnh đi cấp cứu ngay để được điều trị kịp thời. 

Nguyên tắc trong điều trị chảy máu tiêu hóa là bảo vệ đường hô hấp, bù dịch, truyền máu (nếu bệnh nhân mất máu nhiều) và kết hợp dùng thuốc. Cụ thể:

1. Bảo vệ đường hô hấp

Bệnh nhân nếu hít phải máu có thể gây nguy cơ tàn phế hoặc tử vong. Để hạn chế rủi ro này và bảo vệ đường hô hấp, người bệnh bị hôn mê, có phản xạ nôn kém, mất ý thức hoặc nội soi dạ dày cần được xem xét đặt nội khí quản giúp thở.

2. Bù dịch, truyền máu

Bệnh nhân bị chảy máu tiêu hóa cần được bù dịch qua đường tĩnh mạch càng sớm càng tốt. Riêng với trường hợp bị thiếu máu nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định truyền máu.. 

Tuy nhiên, việc truyền máu với các bệnh nhân mắc bệnh suy tim mãn, mạch vành, trẻ em, người cao tuổi việc truyền máu được bác sĩ xem xét cân nhắc cẩn thận để tránh các biến chứng.

3. Thuốc

Đối với chảy máu tiêu hóa trên (thực quản, dạ dày hoặc tá tràng), bệnh nhân được chỉ định sử dụng thuốc ức chế bơm proton đường tĩnh mạch (PPI). 

4. Cầm máu

Khoảng 80% trường hợp bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa có thể tự cầm máu, 20% còn lại cần có biện pháp điều trị cầm máu đặc hiệu. Tùy thuộc vào vị trí và mức độ chảy máu mà bác sĩ chỉ định phương pháp cầm máu phù hợp.

Bệnh nhân đau bao tử bị chóng mặt do chảy máu tiêu hóa cần được cấp cứu và điều trị ngay.

Trên đây là thông tin giải đáp cho thắc mắc đau bao tử có gây chóng mặt không? Chóng mặt là một trong các dấu hiệu cảnh báo người bệnh đau dạ dày đang bị chảy máu tiêu hóa cần đến bệnh viện điều trị ngay để tránh gây biến chứng nguy hiểm. 

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.