Theo số liệu thống kê, có đến 70% dân số Việt Nam nhiễm vi khuẩn HP dạ dày. Người mắc dạ dày HP có thể bị mắc bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng dẫn đến ung thư dạ dày. Cùng thuốc dạ dày chữ Y tìm hiểu kỹ qua bài viết sau nhé!
Mục lục
- I. Dạ dày HP là gì?
- II. Cơ chế gây dạ dày HP
- III. Triệu chứng nhận biết bị mắc dạ dày HP
- IV. Con đường lây nhiễm của dạ dày HP
- V. Mức độ nguy hiểm, biến chứng của dạ dày HP
- VI. Phương pháp chẩn đoán HP dạ dày
- VII. Cách điều trị dạ dày HP hiệu quả
- VIII. Biện pháp phòng ngừa dạ dày HP
- IX. Thắc mắc thường gặp về dạ dày HP
I. Dạ dày HP là gì?
Dạ dày HP là tình trạng dạ dày bị nhiễm vi khuẩn HP. Loại vi khuẩn này có tên đầy đủ là Helicobacter pylori, có khả năng tồn tại và gây hại trong dạ dày – nơi có môi trường acid đậm đặc. Vi khuẩn Hp tồn tại ở 2 trạng thái là hoạt động và không hoạt động.
Hầu hết trường hợp bị nhiễm vi khuẩn HP ở trạng không hoạt động thì sức khỏe của người bệnh vẫn bình thường. Ngược lại, nếu bị nhiễm vi khuẩn HP tồn tại ở trạng thái hoạt động, người bệnh có thể mắc các bệnh về đường tiêu hóa như: viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày …
II. Cơ chế gây dạ dày HP
Vi khuẩn HP sau khi di chuyển qua lớp niêm dịch vào lớp dưới niêm mạc dạ dày để tồn tại trong môi trường acid của dịch vị nhờ vào các cấu trúc hình xoắn và hoạt động của các tiêu mao. Sau khi đi qua lớp nhầy, vi khuẩn HP bám dính vào biểu mô và gây bệnh dạ dày HP theo cơ chế sau:
- Vi khuẩn HP tăng tiết men urease để phân hủy ure thành amoniac và tạo ra môi trường kiềm xung quanh nó giúp nó chống lại được acid dịch vị. Amoniac kết hợp với các độc chất tế bào cytokine phân hủy các thành phần của chất nhầy dạ dày.
- Sinh nội độc tố vi khuẩn HP gây tổn thương trực tiếp các tế bào biểu mô dạ dày. Từ đó gây hoại tử, thoái hóa, long tróc tế bào, tạo điều kiện cho acid – pepsin thấm vào tiêu hủy gây chợt loét.
- Gây tăng tiết acid HCl và pepsin – 2 yếu tố chính gây viêm loét dạ dày.
- Tăng giải phóng ra các yếu tố trung gian gây viêm, làm sưng, phù nề niêm mạc, tạo điều kiện cho acid HCl và pepsin ăn mòn, gây trợt và loét trên niêm mạc dạ dày.
III. Triệu chứng nhận biết bị mắc dạ dày HP
Tùy theo trạng thái hoạt động, mức độ vi khuẩn HP gây hại mà người mắc dạ dày HP sẽ có các triệu chứng như sau:
- Đau bụng âm ỉ hoặc từng cơn.
- Ợ hơi.
- Đau thượng vị.
- Chướng bụng, đầy hơi.
- Nôn, buồn nôn.
- Nôn ra máu.
- Chán ăn, ăn không ngon.
- Cảm giác khó nuốt.
- Đi đại tiện có lẫn máu.
- Chóng mặt, ngất xỉu.
- Mặt tái nhợt.
- Sụt cân bất thường.
- Sốt.
- …
IV. Con đường lây nhiễm của dạ dày HP
Vi khuẩn Hp dạ dày có thể lây nhiễm vào cơ thể người bằng nhiều con đường khác nhau. Cụ thể là:
1. Đường miệng – miệng
Miệng – miệng là con đường lây nhiễm chủ yếu của dạ dày HP. Người khỏe mạnh tiếp xúc nước bọt hoặc dịch tiết đường tiêu hóa với người nhiễm khuẩn HP và trở thành người mắc bệnh.
Nếu trong gia đình có người mắc viêm dạ dày do khuẩn HP thì các thành viên khác trong gia đình cũng có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh thông qua các sinh hoạt hàng ngày: ăn chung, dùng chung đũa, bát; dùng chung bát nước chấm gia vị, khăn tắm, bàn chải đánh răng, mẹ mớm cơm cho con, hôn nhau…
2. Đường phân – miệng
Vi khuẩn HP được đào thải ra ngoài qua phân và là con đường lây lan bệnh người nhiễm HP không rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ sau khi đi vệ sinh.
Bên cạnh đó, người khỏe mạnh cũng có thể nhiễm bệnh dạ dày HP qua các loài vật trung gian như: gián, muỗi,chuột … hoặc ăn thực phẩm sống chưa qua chế biến như gỏi sống, rau sống.
3. Con đường lây nhiễm HP khác
Bệnh nhân thăm khám bệnh tại bệnh viện, nếu dụng cụ y tế không được tiệt trùng, khử khuẩn sạch sẽ, người bệnh rất có thể bị lây nhiễm vi khuẩn HP thông qua việc nội soi dạ dày, nội soi tai, mũi, họng hay khám nha khoa …
V. Mức độ nguy hiểm, biến chứng của dạ dày HP
Bệnh nhân mắc dạ dày HP nếu không điều trị kịp thời và dứt điểm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm sau:
- Viêm – loét dạ dày, tá tràng: Vi khuẩn HP tấn công và phá hủy lớp màng nhầy niêm mạc dạ dày gây ăn mòn. Tình trạng này kéo dài dẫn đến viêm, loét dạ dày – tá tràng.
- Xuất huyết dạ dày: Các ổ viêm, loét trong dạ dày có thể bị chảy máu gây xuất huyết. Trong một số trường hợp nặng, mất máu liên tục với số lượng nhiều có thể gây sốc và dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.
- Thủng dạ dày: Biến chứng thủng dạ dày xảy ra khi các ổ loét trong niêm mạc dạ ăn sâu làm phá vỡ hoàn toàn vách dạ dày gây thủng.
- Viêm phúc mạc: Thủng dạ dày khiến các nhiễm trùng tấn công vào lớp niêm mạc ổ bụng dẫn đến tình trạng viêm phúc mạc. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng toàn thân gây nguy hiểm tính mạng.
- Ung thư dạ dày: Nhiễm vi khuẩn Hp gây viêm mạn tính niêm mạc dạ dày. Nếu để trong thời gian dài sẽ hình thành các tổ chức viêm teo, kích thích tế bào chuyển sản ruột. Viêm teo mãn tính và dị sản ruột dẫn đến ung thư dạ dày.
- Biến chứng khác: Một số biến chứng khác của dạ dày HP như chứng khó tiêu chức năng, tắc nghẽn dạ dày, ung thư lympho bào B tại biểu mô niêm mạc dạ dày.
Trong đó, ung thư dạ dày là biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm nhất của dạ dày HP. Ung thư dày là loại ung thư phổ biến trên thế giới, ác tính và tiến triển nhanh. Việc chẩn đoán bệnh sớm gặp khó khăn, tiên lượng nặng và hiện y học vẫn chưa có phương pháp đặc trị.
VI. Phương pháp chẩn đoán HP dạ dày
Y học hiện đại hiện có 2 phương pháp chẩn đoán bệnh dạ dày do vi khuẩn HP gồm: phương pháp xâm lấn và phương pháp không xâm lấn. Cụ thể.
1. Phương pháp chẩn đoán xâm lấn
Phương pháp xâm lấn chẩn đoán HP dạ dày được sử dụng là nội soi dạ dày tá tràng. Kỹ thuật này giúp các bác sĩ thu được hình ảnh bên trong dạ dày để có căn cứ đánh giá và chẩn đoán bệnh.
Đồng thời, trong quá trình nội soi dạ dày bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô sinh thiết để tiến hành test urease nhanh, làm sinh thiết mô bệnh học hay nuôi cấy vi khuẩn.
2. Phương pháp chẩn đoán không xâm lấn
Có 3 cách để thực hiện phương pháp chẩn đoán HP dạ dày không xâm lấn gồm:
- Test hơi thở: Người bệnh thổi vào một thiết bị sau đó bác sĩ sẽ đánh giá hơi thở trên thiết bị phân tích. Dựa trên các chỉ số thu được, bác sĩ có thể kết luận được là bệnh nhân có dương tính với vi khuẩn HP hay không.
- Xét nghiệm phân: Vi khuẩn HP đào thải ra ngoài qua phân của người bệnh. Do đó, nhân viên y tế sẽ lấy mẫu phân để xét nghiệm bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang.
- Xét nghiệm máu: Nếu người bệnh bị nhiễm vi khuẩn HP thì cơ thể của sẽ sản sinh ra một loại kháng thể kháng vi khuẩn HP. Loại kháng thể này sẽ được tìm thấy khi làm xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu thường là lựa chọn cuối cùng vì khả năng cho kết quả dương tính giả khá cao.
VII. Cách điều trị dạ dày HP hiệu quả
Điều trị viêm dạ dày HP muốn có kết quả khả quan người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn và phác đồ điều trị của bác sĩ. Việc dùng sai phác đồ, uống thuốc không đúng loại, liều lượng và thời gian có thể gây ra tình trạng kháng thuốc gây khó khăn việc chữa trị dứt điểm căn bệnh này.
Các phác đồ điều trị dưới đây giúp tiêu ít nhất từ 80 – 90 % vi khuẩn HP dạ dày. Cụ thể từng phác đồ như sau:
1. Phác đồ điều trị dạ dày HP 3 thuốc
Phác đồ 3 thuốc chuẩn ban đầu gồm thuốc PPI và 2 loại kháng sinh. Thời gian sử dụng từ 10-14 ngày.
- PPI là thuốc ức chế bơm Proton giảm acid dịch vị, thường dùng là omeprazol 01 viên 2 lần/ngày.
- Amoxicillin 1g/lần, ngày 2 lần.
- Clarithromycin 500mg/lần, ngày 2 lần.
Hoặc:
- PPI: 2 lần/ngày.
- Amoxicillin: 1g/lần, ngày 2 lần.
- Metronidazole: 500mg/lần, ngày 2 lần.
2. Phác đồ điều trị 4 thuốc
Phác đồ điều trị dạ dày HP 4 thuốc được áp dụng khi phác đồ 3 thuốc thất bại hoặ trước đó người đã dùng kháng sinh nhóm macrolid (clarithromycin). Thời gian sử dụng thuốc là từ 10-14 ngày.
- PPI: Ngày 2 lần.
- Tinidazole hoặcc Metronidazole: 500mg/lần, ngày 2 lần.
- Bismuth: 120mg/4 viên/ngày, chia 2 lần.
Hoặc:
- PPI: 2 lần/ngày.
- Amoxicillin: 1g/lần: Ngày 2 lần
- Clarithromycin: 500mg/lần: Ngày 2 lần.
- Metronidazole: 500mg/lần, ngày 2 lần.
3. Phác đồ điều trị HP dạ dày nối tiếp
Phác đồ điều trị HP dạ dày nối tiếp được sử dụng khi 2 phác đồ trên không mang lại hiệu quả. Cụ thể:
- 5 ngày đầu : PPI + Amoxicillin.
- 5 ngày tiếp theo: PPI + Clarithromycin + Tinidazole
4. Phác đồ điều trị HP cứu vãn
Khi người bệnh điều trị thất thất bại với các phác đồ trên, phác đồ cứu vãn sẽ được sử dụng. Cụ thể:
- PPI-levofloxacin-amoxicillin
- PPI-rifabutin-levofloxacin
- PPI-rifabutin-amoxicillin
- PPI-bismuth-tetracycline-amoxicillin
- PPI-furazolidone-amoxicillin
- PPI-bismuth-doxycycline-amoxicillin
- PPI-amoxicillin (liều cao 1gx 3 lần/ngày)
- PPI-bismuth-tetracycline-furazolidone
VIII. Biện pháp phòng ngừa dạ dày HP
Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh dạ dày HP, bạn có thể chủ động phòng ngừa bệnh bằng một số cách sau:
- Không dùng chung đồ với người bị nhiễm HP dạ dày.
- Rửa tay bằng xà phòng đúng cách trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Không ăn các thực phẩm chưa được nấu chín kỹ hoặc có dấu hiệu ôi thiu, mốc, nhiễm khuẩn.
- Uống và dùng nước sạch trong quá trình chế biến thức ăn.
- Hạn chế ăn các thức ăn ngoài đường phố.
- Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ chế biến thức ăn.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ 1 năm/lần với người khỏe mạnh và 6 tháng/lần với người mang mầm bệnh.
- Nếu đã nhiễm vi khuẩn HP dạ dày, người bệnh nên điều trị dứt điểm để tránh lây lan cho người khác.
IX. Thắc mắc thường gặp về dạ dày HP
Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp về bệnh dạ dày HP giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này:
1. Kết quả xét nghiệm HP dương tính có ý nghĩa gì?
Sau khi thực hiện xét nghiệm, nếu kết quả là dương tính HP thì có nghĩa là bạn đã nhiễm vi khuẩn Hp trong dạ dày. Ngược lại nếu kết âm tính thì có nghĩa là trong dạ dày của bạn không có vi khuẩn Hp.
2. Tại sao bị nhiễm khuẩn HP dạ dày?
Vi khuẩn Hp chủ yếu lây qua đường ăn uống, nước bọt, dịch tiêu hóa, phân trong những gia đình có thói quen ăn uống chung. Quá trình lây nhiễm vi khuẩn HP xảy ra khi sử dụng thức ăn hay nước uống có chứa vi khuẩn, không đảm bảo vệ sinh.
3. Ai dễ bị lây nhiễm HP dạ dày?
Dạ dày HP có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, có một số đối tượng dễ bị lây nhiễm HP dạ dày hơn như:
- Người già có sức đề kháng yếu.
- Trẻ nhỏ hay được người lớn mớm thức ăn, hôn môi.
- Người sống ở nơi bị ô nhiễm, có điều kiện sinh hoạt kém, khả năng nhiễm khuẩn cao.
- Gia đình có người bị nhiễm dạ dày HP.
- Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng hoặc các bệnh lý về đường tiêu hóa…
- Nơi sinh sống đông người.
4. Dạ dày HP có chữa được không?
Bệnh viêm dạ dày do vi khuẩn HP có thể chữa khỏi bằng phác đồ điều trị phù hợp. Điều quan trọng là bệnh nhân cần dùng thuốc đúng liều, đúng giờ theo hướng dẫn của bác sĩ kết hợp với thay đổi lối sống để tiêu diệt vi khuẩn triệt để, tránh tái phát.
5. Bị viêm dạ dày do vi khuẩn HP nên ăn gì?
Trong quá trình điều trị nhiễm khuẩn Hp, bệnh nhân nên bổ sung các thực phẩm có khả năng chống lại vi khuẩn và tốt cho hệ tiêu hóa như:
- Thực phẩm chứa lợi khuẩn: Sữa chua, kim chi…
- Các loại rau củ quả: Bắp cải, súp lơ, cà rốt, ớt chuông, dâu đen, dâu tây, cải xoăn việt quất, củ cải, bông cải xanh, mâm xôi, cải bó xôi, anh đào…
- Thực phẩm khác: Mật ong, cam thảo, nghệ, tỏi, dầu olive…
6. Dạ dày HP cần kiêng ăn gì?
Bệnh nhân mắc HP dạ dày nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm có hại cho dạ dày như: thức ăn cay, nóng; thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ; thức ăn chứa nhiều acid như chanh, cam, quýt; rượu bia, nước uống có gas, cà phê, chocolate, chất kích thích…
Mắc bệnh dạ dày HP được đánh giá là tình trạng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Do đó, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trên đường tiêu hóa, người bệnh nên đi khám sớm.
Có thể bạn quan tâm:
Chưa có bình luận!