Theo y học cổ truyền, chè dây có chứa các hoạt chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn HP. Tìm hiểu thêm về cách dùng chè dây trị HP cũng như những lưu ý để sử dụng chè dây hiệu quả trong bài viết dưới đây!
Mục lục
I. Chè dây trị HP có hiệu quả không?
Chè dây có nhiều công dụng, trong đó, nổi bật nhất là khả năng chữa bệnh dạ dày: Kháng viêm, làm vết loét dạ dày liền lại, tiêu diệt vi khuẩn HP và giúp phục hồi chức năng của dạ dày… Để biết được chè dây trị HP có hiệu quả hay không, trước hết phải tìm hiểu đặc điểm của loại cây này.
1. Thành phần và tác dụng của chè dây
Thành phần
Chè dây là loại cây thân thảo nhiệt đới, có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á. Loại chè này có màu vàng nhạt, vị đắng đặc trưng và hương thơm nhẹ.
Thành phần chính có trong chè dây là flavonoid, tanin và khoáng chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau và giúp ổn định huyết áp. Bên cạnh đó, chè dây còn vitamin C và các khoáng chất như canxi, kali và magie.
Tác dụng nổi bật
Kháng khuẩn: Tannin và flavonoid là các chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng tiêu diệt xoắn khuẩn HP, ngăn cản chúng tiết độc bào mòn lớp niêm mạc dạ dày. Đồng thời ngăn cản sự hình thành các tế bào ác tính trong cơ thể.
Giảm viêm: Chè dây có đặc tính kháng viêm, làm liền vết loét dạ dày, bảo vệ và phục hồi chức năng dạ dày hiệu quả. Sử dụng chè dây giúp bồi bổ dạ dày và tăng sức đề kháng, từ đó thu hẹp vết loét, ngăn không cho bệnh tăng nặng dẫn đến biến chứng. Ngoài ra, dùng chè dây có khả năng cắt cơn đau dạ dày hiệu quả.
Trung hòa axit dạ dày: Uống chè dây còn giúp trung hoà axit dịch vị dạ dày, từ giảm các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, đau bụng và chữa làm lành các tổn thương trong dạ dày.
Một số công dụng khác của chè dây như: hỗ trợ chữa huyết áp cao, chữa đau dạ dày, an thần, cải thiện giấc ngủ, điều trị viêm đại tràng, chữa viêm răng lợi, chữa mụn nhọt…
2. Chè dây có thể trị HP hoàn toàn không?
Như đã phân tích ở trên, chè dây là một loại thảo dược có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ làm dịu các triệu chứng viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP gây ra, đồng thời giúp giảm số lượng vi khuẩn này trong dạ dày. Tuy nhiên, chè dây không đủ mạnh để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn HP. Điều này là do vi khuẩn HP thường ẩn sâu trong lớp nhầy của niêm mạc dạ dày và có khả năng kháng lại nhiều yếu tố tự nhiên, nên việc sử dụng chè dây đơn thuần không thể thay thế cho các phác đồ điều trị HP Bộ Y tế khuyến nghị.
Hiệu quả của chè dây sẽ được tăng cường đáng kể khi được kết hợp với phác đồ điều trị HP chuẩn. Sự kết hợp này không chỉ giúp tối ưu hóa hiệu quả điều trị mà còn giảm nguy cơ tái nhiễm và hỗ trợ làm lành tổn thương nhanh chóng hơn. Vì vậy, người bệnh nên xem chè dây như một liệu pháp bổ trợ thay vì phương pháp điều trị chính, và cần tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất.
Tốt nhất khi có dấu hiệu nghi ngờ bị nhiễm HP dạ dày, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị phù hợp. Bên cạnh tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, người bệnh có thể sử dụng kết hợp một số cách chữa HP dạ dày tự nhiên để hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng hơn.
II. Hướng dẫn cách sử dụng chè dây trị HP hiệu quả
Sử dụng chè dây đúng cách giúp điều trị HP dạ dày hiệu quả và tránh các tác dụng không mong muốn đến sức khỏe. Bạn có thể dùng chè dây tươi hoặc chè dây đã phơi khô đều được, tuy nhiên do không không phải ai cũng trồng được chè dây nên chè dây khô được dùng phổ biến hơn.
Để trị Hp dạ dày bằng chè dây, người bệnh có thể tham khảo 1 trong 2 cách dưới đây:
1. Cách 1: Sắc nước chè dây
Cách sắc nước chè dây đơn giản, dễ thực hiện với các bước như sau:
- Chuẩn bị: 50 – 70g chè dây khô bỏ.
- Thực hiện: Rửa sạch chè dây khô rồi cho vào ấm sắc vùng với 500ml nước. Sắc nhỏ lửa trong khoảng 15 phút thì tắt bếp.
- Cách uống: Uống nước sắc chè dây khi còn ấm. Nên chia làm nhiều lần uống hết trong ngày. Nên uống liên tục từ 15-30 ngày.
2. Cách 2: Hãm chè dây
Với cách hãm chè dây, bạn có thể làm theo hướng dẫn sau:
- Chuẩn bị: 30g chè dây khô.
- Thực hiện: Cho chè dây khô vào ấm rồi đổ nước sôi vào để tráng chè, đổ bỏ nước đầu tiên. Tiếp tục rót khoảng 600ml nước sôi vào hãm chè dây trong khoảng 20 phút là có thể uống.
- Cách uống: Nên uống nước khi còn ấm và uống hết trong ngày. Mỗi ngày uống 1 ấm. Nên uống liên tục từ 15-30 ngày.
III. Một số lưu ý khi sử dụng chè dây trị HP
Không thể phủ nhận những công dụng tuyệt vời của chè dây trong điều HP và các bệnh lý dạ dày. Tuy nhiên, khi sử dụng chè dây bạn vẫn nên lưu ý một số điều sau để sử dụng hiệu quả và an toàn:
1. Kiên trì thực hiện
Để trị HP dạ dày bằng chè dây hiệu quả, bạn cần kiên trì thực hiện liên tục và đủ liệu trình từ 15-30 ngày. Nên kết hợp uống chè dây với các loại thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ để điều trị vi khuẩn HP nhanh chóng và triệt để. Không tự ý dùng chè dây thay thế thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
2. Dùng đúng liều
Nên dùng đúng liều lượng từ 60 – 70g chè dây khô/người/ngày. Đồng thời nên chia lượng chè dây thành 2 lần pha uống trong ngày. Không dùng chè dây quá liều và trong thời gian dài vì có thể gây phản tác dụng hoặc tác dụng phụ không mong muốn.
3. Uống đúng thời điểm
Thời điểm thích hợp để uống chè dây trị HP dạ dày là trước bữa ăn từ khoảng 30-60 phút. Nên hạn chế uống chè dây vào buổi tối.
4. Nên uống chè dây khi còn ấm
Nên uống nước chè dây khi còn ấm là tốt nhất. Không nên uống nước chè dây để qua đêm để tránh đau bụng vì đã bị ôi, thiu.
5. Người không nên dùng
Người bị dị ứng với các thành phần của chè dây không nên sử dụng loại chè này để trị HP dạ dày. Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng chè dây.
6. Tác dụng phụ
Lạm dụng, dùng không đúng cách hoặc liên tục trong thời gian dài có thể gây tác dụng phụ như buồn ngủ, tiêu chảy… Vì vậy, bạn nên tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn sử dụng của bác sĩ về liều lượng và thời gian dùng chè dây.
7. Mua chè dây đảm bảo chất lượng
Có khá nhiều địa chỉ bán chè dây khô nhưng bạn nên tìm mua các địa chỉ uy tín, tin cậy để đảm bảo chất lượng. Tránh mua phải chè dây nhái, giả, kém chất lượng gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Tốt nhất trước khi sử dụng chè dây trị HP, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng trà dây để điều trị bệnh. Đồng thời cần thăm khám bác sĩ để chẩn đoán chính xác mức độ nhiễm khuẩn HP để có phác đồ điều trị phù hợp.