5 cách dùng cây rau mương chữa trào ngược dạ dày an toàn, hiệu quả

Dùng cây rau mương chữa trào ngược dạ dày thực quản là phương pháp được rất nhiều người áp dụng trong việc điều trị căn bệnh này. Để nắm được mức độ hiệu quả và cách chữa trào ngược dạ dày bằng cây rau mương, hãy đọc bài viết này của Yumangel.vn!

I. Tác dụng của cây rau mương với dạ dày

Cây rau mương tên khoa học là Ludwigia octovalvis (1), thuộc họ Dừa nước. Loại cây này còn được biết đến với cái tên là mương thon, rau mương nằm, rau mương đất,…

Cây rau mương mọc khắp từ bắc tới nam, phân bổ ở nhiều vùng miền nước ta, trong đó phổ biến là ở Thừa Thiên Huế, các tỉnh Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.

Một số đặc điểm để nhận biết rau mương có thể kể đến như: 

  • Là cây thân thảo, chiều cao khoảng 20 – 25cm, mọc đứng.
  • Lá hình ngọn giáo, thuôn dài.
  • Hoa có màu vàng, nhỏ.
  • Thường mọc ở các nơi ẩm ướt như bờ đê, ven hồ.

Theo Y học Cổ truyền, rau mương có vị hơi chát, tính mát, độ ngọt vừa phải, sở hữu nhiều công dụng như: trừ thấp, mất máu, tiêu sưng, cầm tiêu chảy, kiết lỵ…

Cây rau mương là loại rau lành tính nên thường được nhiều người sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Hoặc dùng làm thuốc điều trị các bệnh viêm nhiễm, sình bụng và giúp cải thiện hệ tiêu hóa.

Bên cạnh đó, theo tài liệu của P.H.Raven (2) cho rằng rau mương có khả năng hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả. Đây là phưuong pháp chữa trào ngược cổ truyền của người Malagasy. Hoạt chất Misoprostol có tác dụng giảm đáng kể bề mặt niêm mạc tổn thương và nồng độ axit trong dạ dày. Tuy nhiên, đây chỉ là kết quả thí nghiệm trên chuột và chưa có áp dụng lâm sàng với con người. Vì thế, bạn nên theo lời khuyên của dược sĩ khi dùng cây rau mương chữa trào ngược dạ dày và không nên lạm dụng.

Nhiều ý kiến cho rằng rau mương giúp trị trào ngược dạ dày hiệu quả

Nhiều ý kiến cho rằng rau mương giúp trị trào ngược dạ dày hiệu quả

II. 5 cách dùng cây rau mương chữa trào ngược dạ dày

Rau mương được nhiều người sử dụng như một biện pháp chữa trào ngược dạ dày tại nhà phổ biến. Tuy nhiên việc chế biến rau như thế nào để điều trị bệnh hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là 5 cách dùng cây rau mương chữa trào ngược dạ dày đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

1. Làm nước ép

Nước ép rau mương sở hữu hương vị thơm ngon, dễ uống. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều lời đồn đoán về công dụng chữa trào ngược của loại nước này. Để chữa trào ngược dạ dày bằng nước ép rau mương, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 1 nắm rau mương, muối hạt. 
  • Cách làm: Rau mương đem rửa sạch rồi cho vào ngâm với nước muối khoảng 10 phút để loại bỏ bụi bẩn. Tiếp đến, bạn cho rau vào máy sinh tố, xay nhuyễn, lọc bỏ cặn và thu nước uống.
  • Cách uống: Mỗi ngày bạn uống 1 cốc trước bữa ăn 30 phút.
  • Thời gian áp dụng: Nên thực hiện liên tục trong 1 tháng để cảm nhận rõ hiệu quả.

Uống nước ép rau mương chữa trào ngược dạ dày.

2. Sắc nước uống 

Nếu “dư dả” một chút về mặt thời gian, bạn cũng có thể sử dụng rau mương để sắc thành nước uống. Việc sử dụng nước sắc uống trong ngày sẽ giúp các tinh chất của rau mương thẩm thấu đều vào cơ thể, khiến việc điều trị trào ngược đạt hiệu quả cao hơn.

Với cách chữa trào ngược dạ dày bằng nước sắc rau mương, bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:

  • Chuẩn bị: 1 nắm rau mương tươi, muối hạt.
  • Sơ chế nguyên liệu:  Rau mương đem rửa sạch, thái thành khúc dài khoảng 2 – 3cm. Sau đó, bạn để ráo nước rồi phơi khô. Khi rau đã khô hết nước bên ngoài, hãy lên chảo rồi sao vàng.
  • Cách sắc: Cho toàn bộ số rau vừa xao vào sắc cùng với 1,5 lít nước chừng 20 phút rồi tắt bếp. 
  • Cách uống: Chờ nước rau mương nguội bớt, cho vào bình bảo quản, chia làm 2-3 lần và uống hết trong ngày. Nên uống trước khi ăn 30 phút để có được hiệu quả tốt nhất.
  • Thời gian áp dụng: Nên kiên trì uống nước rau mương trong 1 tuần, những cảm giác khó chịu do trào ngược dạ dày có thể sẽ thuyên giảm.
  • Lưu ý: Có thể sử dụng cây rau mương khô hoặc tươi đều được. Nên sắc rau mương với lửa nhỏ trong khoảng 20 phút để các chất dinh dưỡng được chiết xuất tối đa.

Cách chữa trào ngược dạ dày bằng nước sắc rau mương.

3. Ngâm rượu

Uống rượu có thể gây ra những tác động không tốt tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu uống rượu ngâm cây rau mương với liều lượng phù hợp, bạn cũng đã có được cho bản thân phương pháp giúp điều trị trào ngược hiệu quả.

Để ngâm cây rau mương với rượu, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:

  • Chuẩn bị: 1kg cây rau mương tươi.
  • Sơ chế nguyên liệu: Rau mương rửa sạch, ngâm nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn. Cắt rau thành các khúc 2 – 3cm rồi để ráo hết nước.
  • Cách ngâm: Bạn cho rau vào trong bình thủy tinh, đổ ngập rượu. Ngâm trong vòng 15 ngày. 
  • Cách dùng: Sau đó, mỗi ngày bạn lấy 30ml rượu ngâm lá mương ra uống sau bữa ăn. 
  • Thời gian áp dụng: Thực hiện đều đặn trong 1 tuần để đạt hiệu quả như mong muốn.
  • Lưu ý: Bạn chỉ nên uống rượu rau mương với liều lượng vừa phải, tránh lạm dụng quá có thể khiến dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng.

Rau mương ngâm rượu.

4. Đắp bụng 

Nếu không muốn uống nước ép, nước sắc hay rượu ngâm rau mương, bạn có thể giã nát cây rau mương và đắp lên bụng. Cách làm giúp giảm khó chịu và đau ở vùng thượng vị do trào ngược axit gây ra.

  • Nguyên liệu: 1 nắm rau mương tươi, muối hạt.
  • Sơ chế nguyên liệu: Rau mương sau khi rửa sạch bạn cho ngâm trong nước muối loãng 30 phút để diệt khuẩn. Tiếp đó đem giã nát rau mương cùng với chút muối. 
  • Cách làm: Bọc rau mương trong miếng vải sạch rồi đắp lên vùng bụng trong khoảng 15-20 phút. Mỗi ngày thực hiện 1 lần.
  • Thời gian áp dụng: Kiên trì áp dụng tối thiểu ít nhất 1 tuần hoặc cho đến khi tình trạng trào ngược thuyên giảm. 

Giã nát cây rau mương tươi rồi đem đắp bụng.

5. Nấu cháo rau mương

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng rau mương để chế biến thành món cháo bổ dưỡng giúp tăng cường sức khỏe và đề kháng, hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược axit.

  • Nguyên liệu: 100g gạo tẻ, 1 nắm rau mương tươi, 1 ít muối.
  • Sơ chế: Rau mương đem rửa sạch rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 30 phút. Sau đó vớt ra cho ráo nước.
  • Cách nấu: Cho gạo tẻ vào nấu cho tới khi chín nhừ. Tiếp tục cho rau mương vào đun thêm khoảng 5 phút. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn là hoàn thành món cháo rau mương.

Ăn cháo rau mương chữa trào ngược dạ dày.

III. 13 lưu ý khi dùng cây rau mương chữa trào ngược dạ dày

Sử dụng cây rau mương chữa trào ngược dạ dày là mẹo dân gian được lưu truyền lại. Khi áp dụng phương pháp này, bạn cần chú ý 13 lưu ý dưới đây để đạt hiệu quả như ý và đảm bảo an toàn cho sức khỏe:

  1. Cây rau mương chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày, không thể thay thế thuốc chữa bệnh.
  2. Không nên dùng cây rau mương thay thế hoàn toàn cho thuốc điều trị trào ngược dạ dày do bác sĩ chỉ định.
  3. Không nên lạm dụng dùng quá nhiều cây rau mương trong ngày, vì có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa.
  4. Nếu các triệu chứng của bệnh  trào ngược dạ dày không cải thiện sau khi dùng rau mương hoặc có dấu hiệu trở nặng hơn kèm đau ngực, khó thở, cần đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
  5. Cây rau mương là thảo dược tự nhiên nên khi sử dụng để chữa bệnh trào ngược, bạn kiên trì thực hiện trong thời gian dài.
  6.  Không nên tự ý kết hợp nhiều bài thuốc và cách chữa trị trào ngược dạ dày nếu chưa hỏi ý kiến bác sĩ. 
  7. Khi dùng cây rau mương chữa trào ngược dạ dày, nên kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để đạt hiệu quả như mong muốn.
  8. Cần chú ý rửa sạch và ngâm cây rau mương với nước muối loãng trước khi chế biến để loại bỏ vi khuẩn, tránh bị  viêm nhiễm bên ngoài vào dạ dày khiến bệnh nghiêm trọng hơn. 
  9. Cây rau mương và tươi đều có tác dụng như nhau nên bạn có thể sử dụng cả hai loại đều được.
  10.  Nếu sử dụng rau mương khô, hãy ngâm với nước ấm trong khoảng 30 phút trước khi đem sắc.
  11.  Đối tượng không nên sử dụng cây rau mương chữa trào ngược dạ dày: trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú.
  12.  Chọn mua cây rau mương có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sạch và không bị dập nát, héo úa.
  13.  Trong quá trình điều trị trào ngược dạ dày bằng cây rau mương, nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm quá chua…

Cây rau mương chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày, không thể thay thế thuốc chữa bệnh.

Mặc dù cũng đã có 1 số trường hợp tình trạng trào ngược thuyên giảm sau khi sử dụng rau mương. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp truyền miệng, chưa có bất cứ một nghiên cứu khoa học nào. Vì vậy, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi áp dụng phương pháp này. Tốt nhất, để chữa khỏi bệnh, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu nguyên nhân từ đó tìm ra phác đồ điều trị phù hợp.

Yumangel – Giải pháp điều trị trào ngược hiệu quả

Khi cần 1 giải pháp để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của trào ngược dạ dày, bạn có thể sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel. Hai công dụng chính trong điều trị trào ngược dạ dày của sản phẩm này bao gồm:

  • Trung hòa axit dịch vị, từ đó giảm trào ngược do dư thừa axit.
  • Tạo ra lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Với hai tác dụng trên, các triệu chứng thường thấy của bệnh trào ngược như: ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, đau thượng vị… sẽ thuyên giảm một cách nhanh chóng.

Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh trào ngược.

Có thể thấy, phương pháp sử dụng cây rau mương chữa trào ngược dạ dày chỉ là phương pháp tự nhiên, chưa có bằng chứng khoa học nào về tác dụng thực sự trên con người. Vì vậy, cần hết sức cẩn trọng và nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Để có những thông tin chính xác hơn về bệnh trào ngược dạ dày và các bệnh lý khác liên quan tới hệ tiêu hóa. Bạn hãy liên hệ ngay với Yumangel qua hotline miễn cước 1800.1125 để được các chuyên gia tư vấn nhanh, phù hợp nhất!

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.researchgate.net/publication/366698559_Antigastric_ulcer_activity_of_Ludwigia_octovalvis_Jacq_P_H_Raven_ONAGRACEAE_hydroalcoholic_extract
  • https://en.wikipedia.org/wiki/Ludwigia_octovalvis

Xem thêm:

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *