Cảm giá căng đau tức hậu môn thỉnh thoảng xuất hiện chỉ gây khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu hay bị đau tức vùng hậu môn trong thời gian dài và bệnh trở nặng thì có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc bệnh lý nguy hiểm, trong đó có ung thư hậu môn. Cùng yumangel tìm hiểu về hiện tượng này dưới đây.
Mục lục
I – Căng đau tức vùng hậu môn là bệnh gì?
Đau tức ở hậu môn là bệnh gì? Đau tức hậu môn là tình trạng người bệnh có cảm giác căng, đau và tức ở vùng hậu môn hoặc thỉnh thoảng bị đau nhói ở hậu môn Đau bụng dưới tức hậu môn có thể là triệu chứng cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm như: rò hậu môn, nứt hậu môn, trĩ, lậu, đau quặn hậu môn, viêm ruột, viêm trực tràng, ung thư hậu môn…
II – Nguyên nhân gây cảm giác căng tức hậu môn
Việc nắm được các nguyên nhân gây cảm giác căng tức hậu môn sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh hiệu quả. Dưới đây là các nguyên nhân đau tức hậu môn:
1. Đau tức hậu môn sau khi quan hệ
Căng tức hậu môn sau khi quan hệ bằng đường hậu môn xảy ra do lỗ hậu môn có kích thước nhỏ hơn so với lỗ âm đạo. Lỗ hậu môn cũng không thể tự tiết ra dịch nhờn bôi trơn nên khi xảy ra cọ sát trong quá trình quan hệ dễ gây ra hiện tượng đau tức ở hậu môn.
Bên cạnh đó, quan hệ bằng đường hậu môn nếu không được vệ sinh cẩn thận sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm. Việc có biểu hiện đau tức hậu môn sau khi quan hệ có thể là dấu hiệu cảnh báo hậu môn bị viêm nhiễm.
2. Đau tức hậu môn khi mang thai
Bà bầu bị đau bụng dưới tức hậu môn khi mang thai có thể do các nguyên nhân như: ngồi quá lâu, đặc biệt trên các bề mặt cứng; tiêu chảy gây đau rát hậu môn; tổn thương hậu môn, trĩ, nứt kẽ hậu môn…
Bà bầu bị tức hậu môn tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ra không ít ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của mẹ bầu. Cụ thể, cảm giác đau và căng tức ở hậu môn khiến mẹ rất khó chịu, mệt mỏi, đặc biệt là mỗi khi đi vệ sinh.
Tình trạng đau tức hậu môn bà bầu nếu kéo dài và tiến triển nặng khiến máu chảy nhiều gây thiếu máu. Hậu quả là thai phụ sẽ phải đối mặt với các vấn đề khác về sức khỏe như: choáng váng, mệt mỏi, ngất xỉu và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Do đó, nếu bà bầu tức hậu môn kèm theo dấu hiệu sốt cao, cơ thể mất nước, đi phân kèm máu, đi ngoài phân sống, đau hậu môn dữ dội không thể đi lại, ngồi hay đại tiện thì nên đi thăm khám và điều trị ngay.
3. Đau tức hậu môn sau sinh
Sau sinh bị tức hậu môn do nứt kẽ hậu môn gây ra. Nguyên nhân chính gây nứt hậu môn sau sinh là do trong quá trình sinh nở hậu môn bị co thắt đột ngột, do táo bón kéo dài…
4. Căng tức hậu môn sau mổ trĩ
Cảm giác tức hậu môn sau khi mổ trĩ khá thường gặp và thường tự khỏi sau 3-4 tuần. Một số nguyên nhân khiến bệnh nhân sau khi mổ trĩ bị đau tức ở hậu môn gồm: do tác động của cuộc phẫu thuật, nhiễm trùng vùng hậu môn trực tràng, hậu môn có vết nứt mới…
III – Bệnh tức hậu môn có nguy hiểm không?
Về cơ bản, nếu bạn chỉ thỉnh thoảng bị đau nhói ở hậu môn thì vấn đề không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu triệu chứng đau tức hậu môn nếu xuất hiện liên tục và kéo dài, thậm chí có dấu hiệu trở nặng thì bạn không nên chủ quan. Vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề sức khỏe nào đó.
Một số bệnh lý nguy hiểm có triệu chứng bị căng tức hậu môn như: nứt hậu môn, rò hậu môn, trĩ, ung thư hậu môn…
IV – Cách điều trị hiện tượng đau tức hậu môn
Khi có dấu hiệu đau rát, tức ở hậu môn kéo dài, người bệnh nên đi khám để được các bác sĩ chuyên khoa kiểm tra, chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.
Ngoài ra, người bệnh không nên tự ý điều trị tại nhà bằng các phương pháp dân gian hoặc mua thuốc uống khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ. Việc tự ý chữa trị có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
V – Cách phòng tránh bị tức hậu môn
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, để giảm nguy cơ bị đau tức hậu môn, bạn nên thực hiện các giải pháp phòng tránh sau:
- – Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, riêng mẹ bầu cần uống đủ 2,5 – 3 lít nước. Uống đủ nước giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, đào thải phân ra ngoài dễ dàng hơn.
- – Thường xuyên vận động, đi lại, tránh ngồi một chỗ quá lâu để giảm bớt áp lực lên cơ và dây thần kinh ở hậu môn.
- – Ngồi đúng tư thế với lưng thẳng, đầu gối cong một góc 90 độ.
- – Giữ tâm trạng thoải mái khi đi đại tiện; tránh căng thẳng.
- – Chế độ ăn uống cần đủ chất xơ để phòng ngừa táo bón.
- – Hạn chế ăn quá nhiều các thực phẩm cay nóng, chua vì sẽ gây nóng trong, làm gia tăng tình trạng táo bón, dẫn đến đau hậu môn và trĩ.
- – Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sau khi đi đại tiện.
- – Mặc quần rộng rãi, thoáng khí, đồ lót bằng chất liệu cotton mềm mại thấm hút mồ hôi tốt.
- – Không quan hệ qua đường hậu môn.
Khi triệu chứng căng tức hậu môn thỉnh thoảng xuất hiện người bệnh thường chủ quan không thăm khám và điều trị kịp thời khiến bệnh trở nặng, có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc chủ động tìm hiểu các thông tin căng đau tức hậu môn là bệnh gì là điều cần thiết để phát hiện, điều trị và phòng ngừa hiệu quả.
Xem thêm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.