Chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô là phương pháp được rất nhiều người áp dụng để loại bỏ chứng bệnh vô cùng khó chịu này. Tuy nhiên, việc hiểu rõ công dụng, cũng như các cách sử dụng lá tía tô chữa trào ngược dạ dày thì không phải ai cũng biết. Để hiểu rõ được thông tin này, bạn đọc hãy cùng Yumangel tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây.
Mục lục
I – Công dụng của lá tía tô trong điều trị trào ngược dạ dày
Theo đông y, lá tía tô có tính ấm, giúp kháng viêm và hỗ trợ làm lành tổn thương niêm mạc dạ dày, đồng thời có thể làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu.
Y học hiện đại cũng cho biết, tía tô chứa nhiều nguyên liệu có khả năng sát trùng, loại bỏ vi khuẩn như: Acid Rosmarinic, Quercetin…

Bên cạnh đó, vitamin C cùng với khoáng chất trong lá giúp tăng hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể tốt hơn trước sự tấn công của bệnh tật.
Như vậy, đây được xem là loại lá cây chữa trào ngược dạ dày rất khả thi. Bạn hãy tham khảo 4 cách dùng lá tía tô chữa trào ngược dạ dày dưới đây nhé.
II – Mẹo sử dụng lá tía tô chữa trào ngược dạ dày đơn giản tại nhà
Trên thực tế, việc chữa trị bệnh trào ngược với lá tía tô được thực hiện khá đơn giản, bạn có thể áp dụng ngay tại nhà theo các bước sau đây:
1. Loại bỏ trào ngược bằng lá tía tô tươi
Ăn trực tiếp lá tía tô trị trào ngược dạ dày là phương pháp được nhiều người áp dụng, vì đây là cách làm vừa đơn giản, không tốn nhiều thời gian, vừa đem lại hiệu quả.

- Bạn chỉ cần chuẩn bị một nắm tía tô tươi, rửa sạch, ngâm nước muối 10 phút và để ráo.
- Sau đó, bạn có thể ăn kèm lá tía tô sống trong bữa ăn.
2. Phương pháp sắc nước tía tô trị trào ngược dạ dày
Nước sắc lá tía tô có nhiều tác dụng như giải độc, thanh nhiệt, hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn gây hại cho đường ruột. Bên cạnh đó, loại nước này còn giúp làm giảm cảm giác khó chịu của trào ngược như ợ hơi, ợ nóng, nóng rát thượng vị… Yumangel gợi ý nước dừa trị trào ngược dạ dày cũng là một phương pháp rất hiệu quả.

Cách làm nước sắc lá tía tô như sau:
- Sau khi rửa sạch 1 nắm lá tía tô, bạn ngâm với nước muối khoảng 10 phút rồi để ráo nước hoàn toàn.
- Lúc này, bạn cho lá tía tô vào nồi rồi cho thêm khoảng 500ml nước, sắc trong lửa nhỏ khoảng 10 phút.
- Sau đó bạn bắc nồi xuống, chờ nguội, lọc lấy nước bỏ bã lá tía tô và chia thành nhiều lần uống mỗi ngày.
Bạn nên kiên trì sử dụng để cảm nhận rõ hiệu quả từ nước sắc lá tía tô nhé.
3. Cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô và gừng
Gừng có tính kháng viêm tự nhiên, vị cay nồng và tính ấm nên cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa.
Người bị trào ngược dạ dày thực quản cũng thường sử dụng gừng để giảm các triệu chứng khó chịu do trào ngược. Vì thế, chúng ta có thể kết hợp lá tía tô và gừng theo cách sau:

- Bạn chuẩn bị 1 lá nắm tía tô đem vệ sinh sạch sẽ, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút, sau đó để ráo nước.
- Gừng bạn cạo sạch vỏ, rửa lại với nước rồi thái chỉ.
- Đun sôi 500ml nước trước. Khi nước sôi, bạn cho lá tía tô và gừng vào nồi nấu sôi thêm 5 phút.
- Với nước gừng và tía tô thu được, bạn chia thành 3 lần uống trong ngày.
4. Bí kíp nấu cháo tía tô giảm trào ngược
Ngoài uống nước và ăn sống, người bị trào ngược dạ dày có thể nấu cháo tía tô để ăn. Cách nấu cháo tía tô cho người trào ngược dạ dày như sau:

- Bạn chuẩn bị gạo tẻ, lá tía tô, thịt bò, hành lá, muối hoặc hạt nêm.
- Sơ chế nguyên liệu: Rửa sạch lá tía tô và hành tươi, cắt khúc. Gạo vo sạch. Thịt bò thái mỏng.
- Cho gạo vào nồi nấu thành cháo. Tiếp đến cho thịt bò vào ninh cùng.
- Khi các nguyên liệu đã chín, bạn cho thêm hạt nêm vào cho vừa ăn rồi tắt bếp.
- Bạn cắt tía tô, hành lá vào bát, rồi múc cháo nóng để thưởng thức.
Như vậy, chúng ta đã có một tô cháo vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng cho người bị trào ngược dạ dày thực quản.
- Xem thêm: Trào ngược dạ dày không nên ăn gì?
III – Dùng lá tía tô chữa trào ngược cần lưu ý gì?
Với việc sử dụng lá tía tô trong khi chữa trị chứng trào ngược, bạn cần lưu ý tới một số yếu tố sau đây:
- Đây là phương pháp từ thiên nhiên nên kết quả mang lại không nhanh. Do đó, bạn cần kiên trì thực hiện.
- Khi uống nước lá tía tô, bạn không nên quá lạm dụng. Vì uống nhiều có thể gây đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi…

- Phương pháp ăn hoặc uống nước tía tô chỉ có tác dụng với người bị trào ngược dạ dày nhẹ hoặc mới khởi phát. Những người bệnh nặng cần thăm khám để có phác đồ điều trị phù hợp từ bác sĩ.
- Người thường xuyên ra mồ hôi hoặc phụ nữ mang thai không nên áp dụng phương pháp này.
- Trong quá trình điều trị bệnh, bạn cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và chăm tập luyện thể thao.
Dòng sản phẩm hỗ trợ chữa trào ngược an toàn, hiệu quả
Bên cạnh sử dụng tía tô chữa trào ngược dạ dày, bạn có thể tham khảo các dòng sản phẩm hỗ trợ chữa trào ngược an toàn, hiệu quả, không mất công sức và thời gian để chuẩn bị, như thuốc chữ Y – Yumangel.
Yumangel sở hữu hoạt chất Almagate. Hoạt chất này có tác dụng trung hòa axit dịch vị dư thừa. Qua đó, giảm tình trạng trào ngược dạ dày, thực quản do axit dịch vị quá nhiều.

Đồng thời, Yumangel được bào chế dạng hỗn dịch, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tác nhân gây hại.
Qua đó, sản phẩm hỗ trợ giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày như buồn nôn, ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, đau thượng vị…
Trên đây là những chia sẻ của Yumangel về cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô. Nếu bạn cần tư vấn thêm, đừng quên liên hệ với dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel qua hotline 1800.1125 (miễn cước) hoặc bình luận bên dưới nhé.
Xem thêm:
Tôi năm nay 70 tuổi,bị khó thở và chán ăn,sụt cân,đắng miệng .BS chẩn đoán bị Trào ngược kê toa Exium,đã dùng hơn 2 tháng không bớt.
Xin tư vấn về sp Y – Yumangel .
Xin cám ơn nhiều ạ !
Dạ, trào ngược nguyên nhân thường do dư thừa acid trong dạ dày gây ra. Acid này kích ứng niêm mạc dạ dày, thực quản, chảy ngược lên thực quản từ đó gây các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng, khó thở, đau tức ngực, buồn nôn và nôn đó ạ.
Bạn bị trào ngược dạ dày có thể dùng thuốc chữ Y để điều trị triệu chứng của bệnh được bạn nhé. Thuốc chữ Y có thể giúp điều trị chứng trào ngược rất tốt. Tuy nhiên nếu chỉ dùng thuốc chữ Y có thể triệu chứng của bạn sẽ khỏi 1 thời gian nhưng sau đó có thể tái lại do chưa cắt đứt được nguyên nhân gây bệnh. Nên bên cạnh dùng Yumangel bạn cũng nên đi khám lại để kiểm tra cụ thể nguyên nhân và dùng thêm 1 số thuốc điều trị nguyên nhân nếu cần ạ.