14 cách chữa đau thượng vị nhanh nhất tại nhà không cần dùng thuốc Thuốc Yumangel chính hãng chia sẻ dưới đây chỉ phù hợp với tình trạng cơn đau nhẹ. Nếu cơn đau nghiêm trọng hoặc kéo dài, bệnh nhân nên đến bệnh viện.
Mục lục
I. Tìm hiểu về hiện tượng đau thượng vị
Vùng thượng vị là vùng bụng có giới hạn từ rốn trở lên đến phần phía dưới của xương ức. Đau thượng vị là tình trạng khá phổ biến, có người chỉ đau đơn thuần nhưng cũng có người bị đau vùng thượng vị kết hợp với triệu chứng buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, khó tiêu, khó nuốt,
Đa phần các cơn đau thượng vị xảy ra do bệnh nhân ăn quá no, uống quá nhiều rượu bia hoặc do căng thẳng quá mức. Tuy nhiên, đau thượng vị có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như viêm thực quản, trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm tụy, bệnh lý về gan – mật, bệnh lý về đường tiêu hóa…
II. Nên làm gì khi bị đau thượng vị?
Trước khi áp dụng các cách chữa đau thượng vị nhanh nhất tại nhà không cần dùng thuốc, người bệnh nên đến thăm khám tại bệnh viện để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ bệnh có thể trở nặng.
Bệnh nhân tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về uống khi chưa có sự tư vấn và chỉ định từ bác sĩ. Việc tự ý dùng các loại thuốc giảm đau có thể gây khăn cho việc chẩn đoán bệnh hoặc điều trị bệnh về sau.
III. 14 cách chữa đau thượng vị nhanh nhất tại nhà
Trong trường hợp cơn đau thượng vị chỉ ở mức nhẹ và không nghiêm trọng, bệnh nhân có thể tham khảo một số cách chữa đau thượng vị nhanh nhất tại nhà không cần dùng thuốc như sau:
1. Nghệ
Thành phần chính của nghệ là curcumin có khả năng bảo vệ dạ dày khỏi các tổn thương do dùng thuốc NSAID cũng như các tác nhân gây hại khác. Mặt khác, curcumin còn giúp kiểm soát vi khuẩn HP liên quan đến viêm loét dạ dày, hỗ trợ chữa lành vết thương và tiêu diệt các tế bào ung thư trong dạ dày.
Bệnh nhân viêm loét dạ dày có thể dùng nghệ tươi hoặc tinh bột nghệ để cải thiện triệu chứng bệnh:
- Cách 1: Trộn 1 thìa tinh bột nghệ cùng 1 thìa mật ong với nước ấm rồi uống. Nên uống mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.
- Cách 2: Thái nghệ tươi thành từng lát mỏng rồi cho vào hủ thủy tinh. Đổ mật ong vào nghệ ngâm trong 2 tuần. Mỗi lần dùng lấy khoảng 15ml pha với 100 ml nước ấm và uống.
- Cách 3: Trộn tinh bột nghệ trộn với mật ong theo tỷ lệ 2:1 rồi làm hoàn thành các viên nhỏ có khối lượng khoảng 5 gram. Khi cơn đau thượng vị xuất hiện, người bệnh lấy 1 viên ngậm, hòa tan dần trong miệng. Để phòng ngừa đau thượng vị, bạn nên uống 1 viên mỗi ngày vào buổi sáng, trước bữa ăn.
Một số lưu ý quan trọng khi dùng nghệ chữa viêm loét dạ dày:
- Nghệ là chất làm loãng máu tự nhiên nên tuyệt đối không dùng nghệ kết hợp với thuốc làm loãng máu.
- Bệnh nhân tiểu đường không được dùng nghệ vì nghệ có thể khiến lượng đường trong máu xuống mức thấp nguy hiểm.
3. Trà thảo mộc
Để cải thiện cơn đau thượng vị, bệnh nhân có thể tham khảo và lựa chọn một số loại trà thảo mộc dưới đây:
- Trà quế: Quế giàu chất chống chống oxy hóa, có công dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm nguy cơ kích ứng và cải thiện cơn đau thượng vị. Ngoài ra, uống trà quế còn giúp giảm đau dạ dày, chướng bụng, đầy hơi, chuột rút, ợ hơi, trung hòa nồng độ acid trong dạ dày đồng thời ngăn trào ngược dạ dày.
- Trà gừng: Uống trà gừng giúp trung hòa acid trong dạ dày, làm giảm viêm ở các mô và ngăn ngừa kích thích ở đường tiêu hóa. Từ đó cải thiện cơn đau thượng vị.
- Trà hoa cúc: Uống trà hoa cúc giúp làm dịu dạ dày, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng ợ nóng.
- Trà cam thảo: Chất chống oxy hóa trong rễ cam thảo có thể giảm viêm dạ dày và cải thiện các triệu chứng do viêm loét dạ dày gây ra.
- Trà bạc hà: Hoạt chất menthol trong trà bạc hà có tác dụng ức chế co thắt dạ dày và cải thiện cơn đau thượng vị.
3. Nha đam
Không chỉ có đặc tính chống viêm, nha đam còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất và axit amin. Uống nha đam thường xuyên hỗ thúc đẩy quá trình tiêu hóa, loại bỏ các chất thải và chữa lành các tổn thương ở dạ dày.
Các nhà nghiên cứu cho thấy, nha đam thể giảm đau thượng vị vì loại thảo dược này có khả năng cách ức chế khả năng sản xuất acid dạ dày và hoạt động như một chất chống viêm.
- Chuẩn bị: 30ml nha đam.
- Cách thực hiện: Pha nha đam với nước ấm cùng chút mật ong. Uống mỗi ngày 1 cốc giúp cải thiện các vấn đề dạ dày và ngăn ngừa đau thượng vị.
- Lưu ý: Nước ép nha đam có thể gây sảy thai nên mẹ bầu tránh sử dụng; nha đam có thể tăng hiệu quả của thuốc điều trị tiểu đường, dẫn đến hạ đường huyết.
4. Chuối
Chuối chứa kali, folate và vitamin B6 – đây các dưỡng chất có công dụng cải thiện tình trạng co thắt dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa cơn đau thượng vị.
Người bị đau thượng vị có thể ăn 3 quả chuối/ngày để cải thiện cơn đau và điều trị các vấn đề khác về dạ dày. Tuy nhiên, cần lưu ý là chỉ nên ăn chuối chín, không được ăn chuối xanh.
5. Tỏi
Hợp chất allicin trong tỏi là một chất kháng sinh tự nhiên. Allicin khi đi vào cơ thể có thể ức chế quá trình phân bào của vi khuẩn, virus gây ra các vấn đề về dạ dày. Đồng thời còn hỗ trợ cải thiện các triệu chứng liên quan như đau thượng vị, đầy hơi, khó tiêu.
- Cách 1: Nhai trực tiếp 2-3 tép tỏi sống khi cơn đau thượng vị xuất hiện.
- Cách 2: Bổ sung tỏi vào các món ăn hàng ngày để cải thiện và phòng ngừa cơn đau thượng vị.
Lưu ý khi dùng tỏi chữa đau thượng vị:
- Không ăn tỏi sống khi bụng đang đói vì sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, dùng liều cao có thể gây viêm dạ dày.
- Ngưng sử dụng tỏi khi chuẩn bị thực hiện phẫu thuật.
- Không uống tỏi cùng lúc với thuốc chống lao isoniazid, thuốc điều trị HIV, vì gây cản trở hấp thu các thuốc này vào cơ thể.
6. Baking soda
Baking soda có độ pH kiềm nên hay được dùng để cải thiện cơn đau thượng vị và kiểm soát chứng trào ngược dạ dày liên quan đến nồng độ acid dư thừa trong dạ dày. Để cải thiện cơn đau thượng vị, người bệnh có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Chuẩn bị: Baking soda, nên dùng ở dạng viên nén hoặc viên sủi tan trong nước có bán tại các hiệu thuốc.
- Thực hiện: Hòa tan viên baking soda vào trong nước rồi uống nước từ từ để cải thiện cơn đau.
- Lưu ý: Không sử dụng quá nhiều baking soda vì baking soda là một loại muối. Nếu dùng quá nhiều muối có thể dẫn đến nhiều rủi ro khác.
7. Nước ép bắp cải
Nước ép bắp cải chứa vitamin U có công dụng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày và cải thiện cơn đau thượng vị. Ngoài ra, nước ép này còn giàu vitamin C và vitamin K nên khi uống có thể mang lại nhiều lợi ích, bao gồm giảm viêm, cải thiện sức khỏe đường ruột, cân bằng hormone và giải độc cơ thể.
- Chuẩn bị: 1/2 cái bắp cải.
- Thực hiện: Bắp cải rửa sạch, cắt nhỏ rồi cho vào máy ép lấy nước. Pha nước ép bắp cải với nước ấm rồi uống.
- Lưu ý: Ngòai nước ép bắp cải nguyên chất, bạn có thể làm nước ép bắp cải cà rốt, nước ép bắp cải táo xanh để thay đổi khẩu vị.
8. Nước dừa
Nước dừa chứa hàm lượng kali và magie cao, có thể hỗ trợ giảm đau, cải thiện tình trạng co thắt dạ dày và chuột rút bụng. Uống nước dừa còn giúp bù nước và hỗ trợ làm loãng acid dạ dày.
Người bị đau thượng vị có thể uống 2 cốc nước dừa, mỗi cốc cách nhau 4 – 6 giờ để làm dịu các triệu chứng đau dạ dày và đau thượng vị. Khi uống nước dừa cần lưu ý:
- Không nên uống vào buổi tối: Vì uống nước dừa vào thời điểm này cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, gâu đau mỏi xương khớp, cơ thể rã rời, đuối sức.
- Thời điểm uống: Thời điểm thích hợp để uống nước dừa là vào buổi sáng hoặc buổi trưa sau bữa ăn khoảng 30 phút.
- Có thể cho thêm một chút muối vào nước dừa: Để hạn chế tình trạng khó tiêu, chướng bụng.
9. Nước chanh
Tính acid và các dưỡng chất trong chanh có thể hỗ trợ cải thiện hệ thống tiêu hóa, hấp thụ các chất béo, trung hòa acid mật và nồng độ acid trong dạ dày. Mặt khác, nước chanh cũng giúp cải thiện sự bài tiết của gan và phòng ngừa hiện tượng đau thượng vị lan ra sau lưng.
- Chuẩn bị: 1 thìa nước cốt chanh, 1 thìa mật ong.
- Thực hiện: Pha nước cốt chanh với mật ong và 250ml ấm. Uống nước khi còn ấm.
- Lưu ý: Không nên uống quá nhiều nước chanh vì sẽ gây xót ruột, bụng cồn cào bụng, kích thích chứng ợ nóng ở người có tiền sử đau dạ dày.
10. Giấm táo
Giấm táo có khả năng ức chế hoạt động sản xuất acid dạ dày, từ đó ngăn ngừa nguy cơ trào ngược. Hơn thế, giấm táo có công dụng kháng khuẩn, hỗ trợ cải thiện các cơn đau ở thượng vị dạ dày và tiêu diệt các loại vi sinh vật gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Chuẩn bị: 1 thìa giấm táo, 1 thìa mật ong, 300 nước ấm.
- Thực hiện: Pha giấm táo và mật ong với nước ấm. Uống 1 – 2 lần mỗi ngày để cải thiện cơn đau thượng vị.
- Lưu ý: Nên uống giấm táo trước bữa ăn hoặc khi bụng đói; không nên uốn ngay sau khi ăn vì có thể làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn; pha loãng giấm táo với nước trước khi dùng, không uống trực tiếp…
11. Chuối hột
Theo như Y học cổ truyền, chuối hột là tính ôn, giúp tiêu độc; nhựa chuối có thể kháng khuẩn và làm lành các tổn thương. Cách sử dụng chuối hột giảm đau thượng vị tại nhà như sau:
- Cách 1: Chuối hột xanh đem rửa sạch rồi thái thành từng miếng mỏng. Đem phơi chuối cho đến khi khô hoàn toàn rồi tán thành bột mịn. Trộn 2 thìa chuối hột cùng 2 thìa mật ong và 180-200ml nước rồi uống. Ngày uống 1 lần.
- Cách 2: Cho 10 quả chuối hột xanh (bỏ vỏ, thái lát mỏng, sao vàng), rau diếp cá 15g, gạo lứt, rau má, củ mài mỗi loại là 20g, đu đủ chín 50g và lá sen phơi khô 10g vào ấm sắc cùng 1 lít nước. Sắc đến khi cạn còn 1/3 nước thì chia thuốc thành 2-3 lần uống trong ngày.
12. Nước muối ấm
Công dụng của muối là kháng viêm và giảm vi khuẩn, cải thiện tình trạng co thắt các cơ, khắc phục cơn đau thượng vị dạ dày, đầy hơi, chứng bụng và khó tiêu.
- Chuẩn bị: 1 thìa cà phê muối tinh, 200 nước ấm.
- Thực hiện: Cho muối vào nước ấm, khuấy đều lên và uống.
- Lưu ý: Không nên pha quá mặn.
13. Lá khôi tía
Hoạt chất tanin trong lá khôi tía có tác dụng trung hòa acid dịch vị và làm giảm cơn đau thượng vị nhanh chóng. Ngoài ra, lá khôi tía còn giúp giảm tổn thương niêm mạc dạ dày và các triệu chứng khó tiêu, ợ chua, đầy bụng.
- Cách 1: Lá khôi tía rửa sạch rồi cho vào bình. Đổ nước sôi vào hãm trong khoảng 5 phút là có thể uống.
- Cách 2: Dùng 30g lá khôi tía, 20g bồ công anh và 10g khổ cho vào ấm sắc cùng 1,5 lít nước. Sắc nhỏ lửa trong 15 phút sau đó chắt lấy nước uống sau bữa ăn 15-20 phút.
14. Chườm nóng, chườm ấm bụng
Một cách cách chữa đau thượng vị nhanh nhất tại nhà khác bạn có thể áp dụng là chườm ấm vùng bụng. Nhiệt độ ấm nóng trong quá trình chườm sẽ giúp xoa dịu cơn đau, lưu thông tuần hoàn máu đến bụng.
IV. Lưu ý khi chữa thượng vị dạ dày tại nhà
Khi sử dụng các cách chữa đau thượng vị tại nhà, người bệnh cần thật kiên trì thực hiện vì các phương pháp tự nhiên thường cho hiệu quả chậm. Ngoài ra, bệnh nhân cũng tuân thủ một số nguyên tắc dưới đây:
1. Thói quen ăn uống
Về thói quen ăn uống hàng ngày, người bệnh cần chú ý:
- Nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày để có thể giảm hoạt động và áp lực lên dạ dày.
- Ăn khoa học, đúng giờ, đúng bữa; không bỏ bữa, nhịn ăn.
- Tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả tươi các thực phẩm tốt cho sức khỏe như: cơm, cháo, thịt, sữa…
- Hạn chế đồ ăn nhanh, chế biến sẵn, đông lạnh, thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều chất phụ gia, nhiều muối…
- Loại bỏ bia, rượu, thuốc lá, chất kích thích khỏi thực hiện ăn uống hàng ngày.
- Uống đủ 1,5 – 2 lít nước/ngày.
2. Thói quen sinh hoạt
Trong thói quen sinh hoạt, người bị đau thượng vị nên:
- Sắp xếp công việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức gây căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
- Kiểm soát stress vì căng thẳng, lo âu và mệt mỏi có thể khiến cơn đau nặng hơn.
- Tập luyện thể thao phù hợp với sức khỏe giúp tăng sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật.
V. Đau thượng vị khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Trường hợp đã áp dụng cách chữa đau thượng vị nhanh nhất tại nhà không cần dùng thuốc nhưng không đem lại hiệu quả, cơn đau vẫn kéo dài hoặc có dấu hiệu dưới đây, bạn cần đi khám ngay:
- Cơn đau tại vùng thượng vị thường xuyên và liên tục xuất hiện.
- Xuất hiện đau ngực hoặc cơn đau lan ra cổ, vai, ngực, lưng và cánh tay
- Bị đau thượng vị đi kèm buồn nôn, nôn ra máu.
- Đau thượng vị ảnh hưởng đến khả năng lao động, gây mất ngủ.
- Tiêu chảy, đi ngoài phân đen hoặc lẫn máu.
- Nôn ói liên tục 12 tiếng.
- Cơ thể bị mất nước dù không đi tiểu, mắt trũng, da khô
- Chóng mặt, khó thở, thậm chí ngất xỉu
- Đau bụng, kèm nôn và sốt trên 38 độ C.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng nội khoa hoặc ngoại khoa.
- Dùng thuốc điều trị đau thượng vị: Một số loại thuốc thông thường được dùng trong điều trị đau thượng vị như: thuốc trung hòa acid dạ dày, thuốc ức chế bơm proton (PPI) làm giảm tiết acid dạ dày… Nếu có nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh; thuốc giảm đau và thuốc chống nôn để giảm bớt cảm giác khó chịu và đau đớn.
- Điều trị phẫu thuật: Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật như cắt bỏ túi mật hoặc ngăn ngừa trào ngược dạ dày cải thiện các triệu chứng.
Cách chữa đau thượng vị nhanh nhất tại nhà bằng các biện pháp tự nhiên chỉ phù hợp với tình trạng cơn đau nhẹ thi thoảng xuất hiện đồng thời chỉ là một biện pháp tạm thời trong trường hợp cơn đau phát sinh. Cách tốt nhất là người bệnh nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa trực tiếp thăm khám và điều trị.
Xem thêm một số thông tin về bệnh đau dạ dày khác tại đây:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...