Bệnh viêm trực tràng là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Viêm trực tràng là bệnh dễ gặp ở nhiều đối tượng, kể cả nam giới và nữ giới. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, kể cả ung thư trực tràng, nếu không được điều trị phù hợp. May mắn là bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi. Cùng thuốc dạ dày yumangel tìm hiểu về bệnh viêm trực tràng trong bài dưới đây.

I. Bệnh viêm trực tràng là gì?

Trực tràng là đoạn ruột nằm ở giữa đoạn cuối đại tràng và hậu môn. Theo cấu tạo khung xương thì trực tràng là bộ phận nằm ở phía trước của xương cùng.

Trực tràng có sự khác biệt giữa nam và nữ giới, cụ thể là:

  • Ở nam giới: Trực tràng nằm sau bàng quang, túi tinh, tuyến tiền liệt, ống dẫn tinh và nối đến đáy xương chậu.
  • Ở nữ giới: Phần trước của trực tràng nằm cùng với cổ tử cung, thân tử cung, vòm âm đạo; phần dưới trực tràng liên quan đến âm đạo sau.

Viêm trực tràng hay còn gọi là mót rặn (Tenesmus) là tình trạng viêm ở trên niêm mạc của trực tràng. Bệnh có thể xảy ra trong thời gian ngắn hoặc trở thành mãn tĩnh. Người bị viêm đại tràng gặp nhiều  triệu chứng khó chịu như đau bụng, khó tiêu, chảy máu…

Viêm trực tràng là tình trạng viêm ở trên niêm mạc của trực tràng

Viêm trực tràng là tình trạng viêm ở trên niêm mạc của trực tràng

II. Các giai đoạn của bệnh viêm trực tràng

Viêm trực tràng chia thành 2 giai đoạn phát triển là cấp tính và mãn tính:

  • Viêm trực tràng cấp tính: Tổn thương mới chỉ xuất hiện ở lớp niêm mạc trên cùng, chưa thâm nhập vào thành ruột. Đây có thể xem là giai đoạn viêm trực tràng nhẹ.
  • Viêm trực tràng mãn tính: Đây là giai đoạn bệnh nặng, các tổn thương xâm lấn sâu vào các biểu mô, tiến lên phía trên gây nên viêm niêm mạc đại tràng.
Các giai đoạn của bệnh

Các giai đoạn của bệnh

III. 6 nguyên nhân gây viêm trực tràng

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh. Trong đó, 6 nguyên nhân dưới đây là phổ biến nhất. Bạn nên tìm hiểu các dấu hiệu viêm trực tràng để nhận biết và phòng tránh bệnh sớm.

1. Thói quen ăn uống thiếu khoa học

Thói quen ăn uống thường xuyên ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa. Nếu bạn ăn uống không điều độ, hệ tiêu hóa sẽ phải chịu nhiều hậu quả xấu.

Chẳng hạn, khi bạn ăn quá nhiều chất béo và protein sẽ làm tăng tiết dịch mật, khiến vi khuẩn đường ruột làm tổn thương trực tràng.

2. Vi khuẩn

Các loại vi khuẩn như vi khuẩn lậu, vi khuẩn đường sinh dục herpes, ngộ độc thực phẩm… có khả năng gây nên tình trạng mót rặn.

3. Mắc các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa

Theo thống kê, có khoảng 30% người mắc các bệnh như crohn, viêm đại tràng… sẽ dẫn đến tình trạng mót rặn.

4. Lạm dụng thuốc

Sử dụng một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau… trong  thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc viêm trực tràng.

5. Quan hệ tình dục không lành mạnh

Bệnh viêm trực tràng có thể xuất hiện do quan hệ tình dục không an toàn hoặc quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Bởi vì hành động này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào trực tràng.

6. Xạ trị ung thư

Cũng có nhiều trường hợp viêm trực tràng chảy máu sau xạ trị, nhất là sau khi xạ trị ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt.

Nguyên nhân gây viêm trực tràng do vi khuẩn, ăn uống không khoa học.

Nguyên nhân gây viêm trực tràng do vi khuẩn, ăn uống không khoa học.

IV. 5 triệu chứng thường gặp của viêm trực tràng

Khi mới bị và xuất hiện các triệu chứng, bệnh nhân dường như không có triệu chứng gì hoặc triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa khác.

Vì thế, khi có các dấu hiệu dưới đây, bệnh nhân cần đi thăm khám sớm. Vì đây có thể là biểu hiện bệnh viêm trực tràng đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn.

1. Khó tiêu

Khi trực tràng bị viêm, việc tiêu hóa sẽ trở nên khó khăn, vì thế người bệnh thường xuyên cảm thấy khó tiêu.

Tuy nhiên, triệu chứng khó tiêu lại xuất hiện ở nhiều bệnh lý khác nhau nên rất dễ nhầm lẫn. Khó tiêu có thể kèm theo đờm, buồn nôn, chán ăn, đầy bụng…

2. Tiêu chảy

Đây là dấu hiệu bệnh viêm trực tràng đặc trưng nhất. Người bệnh sẽ bị tiêu chảy trong 1 thời gian dài, không dứt.

Có người tiêu chảy 5 – 6 lần/ ngày, có người nặng sẽ bị tiêu chảy 20 – 30 lần/ ngày. Bên cạnh đó, chúng ta có thể nhận biết viêm trực tràng qua phân. Phân thường rời rạc, có lẫn nước, có thể kèm theo máu hoặc mủ.

3. Đau bụng

Đây là dấu hiệu thường xuyên gặp ở người bị mót rặn. Cơn đau của người bị viêm trực tràng thường âm ỉ, chứ không cấp tính và dữ dội. Cơn đau nặng nhất khi người bệnh bị tiêu chảy và giảm dần sau khi đã đi đại tiện.

4. Đại tiện có máu lẫn trong phân

Ở giai đoạn nhẹ, máu có thể lẫn trong màng phân. Nhưng khi nặng hơn, phân sẽ xuất hiện vết máu đậm.

5. Nóng rát hoặc ngứa ngáy hậu môn: 

Bên cạnh các triệu chứng kể trên, người bệnh còn có thể cảm thấy nóng rát hoặc ngứa ngáy hậu môn trong thời gian dài.

Viêm trực tràng khiến người bệnh đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu…

V. Bệnh viêm trực tràng có nguy hiểm không?

Ở giai đoạn nhẹ, viêm trực tràng dường như không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Nhưng nếu bệnh nhân không có phương pháp điều trị viêm trực tràng phù hợp, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

Dưới đây là những biến chứng không mong muốn của viêm trực tràng hậu môn:

  • Thiếu máu: Tình trạng xuất huyết sẽ khiến bệnh nhân bị chảy máu nhiều, gây thiếu máu. Đồng thời, viêm trực tràng khiến việc ăn uống khó khăn, tiêu hóa cũng gặp nhiều trở ngại nên chất dinh dưỡng không được hấp thụ tốt nhất, dẫn đến tình trạng thiếu máu, thiếu chất dinh dưỡng.
  • Lỗ rò: Các trường hợp viêm trực tràng mãn tính lâu dần sẽ khiến vết loét sâu và rộng hơn. Từ đó, chúng lan qua thành ruột, hình thành lỗ rò, khiến các chất trong trực tràng thông qua các bộ phận khác, có thể gây nhiễm trùng hoặc áp xe.
  • Ung thư trực tràng: Đây được xem là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất mà viêm trực tràng để lại. Do vậy, bạn nên sớm điều trị dứt điểm tình trạng mót rặn để tránh những biến chứng không mong muốn.
Mót rặn không được điều trị có thể gây biến chứng lỗ rò, ung thư trực tràng...

Mót rặn không được điều trị có thể gây biến chứng lỗ rò, ung thư trực tràng…

VI. Phương pháp chẩn đoán bệnh mót rặn

Dựa trên các thông tin về triệu chứng, tình trạng sức khỏe, tiền sử gia đình và hành vi tình dục của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cần thiết:

  • Xét nghiệm máu: Nhằm phát hiện nguy cơ nhiễm trùng hoặc chảy máu.
  • Xét nghiệm phân: Để xác định nguyên nhân gây viêm trực tràng có phải do vi khuẩn không.
  • Nội soi trực tràng hay nội soi đại tràng: Sử dụng ống nội soi mềm có gắn camera để kiểm tra ống hậu môn, phần dưới trực tràng hoặc toàn bộ đại tràng bằng ống nội soi mềm. Nếu chỉ nội soi trực tràng, người bệnh sẽ không cần nhịn ăn làm sạch ruột. Xem thêm: Nội soi trực tràng giá bao nhiêu
  • Xét nghiệm các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục: Bác sĩ lấy mẫu dịch tiết từ trực tràng hoặc từ ống dẫn nước tiểu để kiểm tra xem bệnh nhân có  mắc phải các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục hay không.
Chuẩn đoán viêm đại tràng bằng phương pháp nội soi.

Chuẩn đoán viêm đại tràng bằng phương pháp nội soi.

VII. Cách điều trị viêm trực tràng 

Có 3 cách chữa viêm trực tràng gồm: điều trị bằng thuốc Tây y, Đông y và phẫu thuật. Cách điều trị được áp dụng cho từng trường hợp cụ thể như sau:

1. Điều trị bằng thuốc 

Điều trị bằng thuốc được áp dụng khi người bệnh bị mót rặn cấp tính nhằm loại bỏ nguyên nhân và điều trị triệu chứng của bệnh. Phương pháp sử dụng thuốc điều trị viêm trực tràng cụ thể tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh:

  • Điều trị do Salmonella: Người bệnh không nhất thiết phải sử dụng thuốc kháng sinh. Thay vào đó, người bệnh có thể bù nước và chất điện giải, đồng thời duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để bệnh sớm bình phục.
  • Điều trị do nhiễm khuẩn Shigella: Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc Ampicillin, Ciprofloxacin…
  • Điều trị do nhiễm trùng: Bệnh nhân được chỉ định dùng các loại thuốc điều trị nhiễm trùng như thuốc kháng sinh, thuốc kháng nấm, thuốc kháng vi rút,…
  • Điều trị do xạ trị: Nếu bệnh ở mức độ nhẹ có thể không cần phải điều trị. Trường hợp viêm trực tràng do xạ trị gây đau và chảy máu nhiều, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc để kiểm soát tình trạng viêm và chảy máu; dùng chất làm mềm phân; điều trị để phá hủy mô bị hư hỏng.
  • Điều trị do bệnh viêm ruột: Nếu viêm trực tràng có liên quan tới bệnh Crohn hoặc viêm loét đại trực tràng thì tập trung điều trị giảm viêm nhiễm. Một số loại thuốc dùng tới là thuốc chống viêm, thuốc ức chế hệ thống miễn dịch…
  • Điều trị do quan hệ tình dục không an toàn có thể được chỉ định sử dụng kháng sinh.

Lưu ý: Người viêm trực tràng không được tự ý sử dụng thuốc nếu không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

2. Điều trị phẫu thuật 

Phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp viêm trực tràng mãn tính hoặc bệnh nhân không đáp ứng khi điều trị bằng thuốc. Phương pháp phẫu thuật nhằm loại bỏ một phần hoặc toàn bộ trực tràng nếu bệnh quá nghiêm trọng.

3. Điều trị bằng Đông Y

Bên cạnh các phương pháp điều trị viêm trực tràng bằng tây y, bạn có thể tham khảo các bài thuốc đông y hỗ trợ điều trị viêm trực tràng.

3.1. Chữa viêm trực tràng bằng lá ổi

Lá ổi chứa tanin, pyrogalic, axit psiditanic, tritecpenic… Đâu đều là các chất có khả năng ức chế hoạt động và tiêu diệt vi khuẩn, đồng thời làm se niêm mạc trực tràng.

Bởi vậy, người ta thường sử dụng lá ổi để giảm các triệu chứng khó chịu của viêm trực tràng như đầy hơi, tiêu chảy…

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 1 nắm lá ổi và búp ổi non, sau đó rửa sạch, ngâm với nước muối khoảng 10 phút.
  • Bạn sắc lá ổi với nước lọc khoảng 30 phút.
  • Chia lượng nước đã thu được chia thành 2 phần để uống hết trong ngày.
  • Kiên trì uống nước lá ổi trong 1 thời gian dài, các triệu chứng khó chịu sẽ được thuyên giảm.

3.2. Nghệ vàng

Chất curcumin trong nghệ vàng có tác dụng chống oxy hóa, làm lành tổn thương trên niêm mạc trực tràng.

Cách thực hiện:

  • Bạn rửa sạch nghệ vàng, thái lát rồi cho vào hũ thủy tinh.
  • Sau đó bạn đổ sấp mật ong nguyên chất vào hũ thủy tinh.
  • Ngâm mật ong nghệ trong 2 tuần là có thể sử dụng. Hàng ngày, bạn ăn mật ong và nghệ ngâm 2 – 3 lần trước bữa ăn.

Bệnh nhân viêm trực tràng cần tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ.

VIII. Phương pháp phòng ngừa viêm trực tràng

Để phòng ngừa nguy cơ viêm trực tràng, điều đầu tiên bạn cần làm đó là bảo vệ bản thân trước các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Bằng cách hạn chế quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Trường hợp có quan hệ, hãy lưu ý các điểm sau để giảm nguy cơ mắc bệnh:

  • Không nên có nhiều bạn tình.
  • Sử dụng bao cao su.
  • Không quan hệ tình dục với người đang có vết loét, chảy dịch bất thường ở vùng sinh dục.
  • Nếu mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, tuyệt đối không quan hệ tình dục cho tới khi đã điều trị khỏi.

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý điều chỉnh lối sống để phòng ngừa bệnh viêm đại tràng hiệu quả hơn:

  • Không lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm; chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Bữa ăn hàng ngày nên bổ sung các món ăn giàu dinh dưỡng, thanh mát, giàu chất xơ.
  • Tăng cường thực phẩm chứa nhiều men vi sinh tốt cho hệ tiêu hóa và đường ruột như Lactulose, Bacillus…
  • Hạn chế ăn đồ chiên rán, cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc đồ uống chứa cồn.
  • Ăn chín, uống ôi, mua thực phẩm rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng để tránh gây nhiễm khuẩn đường ruột.
  • Cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý; tránh làm việc quá sức, căng thằng để tinh thần luôn sảng khoái, cơ thể luôn khỏe mạnh.

Không lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm.

IX. Giải đáp thắc mắc về viêm trực tràng 

Khi tìm hiểu về bệnh lý viêm trực tràng, bạn đọc có khá nhiều băn khoăn và thắc mắc như: viêm trực tràng có chữa được không, nên ăn gì và kiêng gì…

1. Viêm trực tràng có chữa được không? 

Viêm trực tràng hoàn toàn có thể chữa khỏi. Nhưng thời gian chữa khỏi còn phụ thuộc vào mức độ bệnh, thể trạng của bệnh nhân và phương pháp điều trị.

Vì thế, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để được tư vấn phác đồ điều trị viêm trực tràng phù hợp.

2. Viêm trực tràng nên ăn gì?

Trong quá trình điều trị viêm trực tràng, nếu ăn uống đúng cách, bệnh có thể bình phục nhanh hơn. Vì vậy, bạn nên lưu lại danh sách thực phẩm tốt cho người bị viêm trực tràng mà Yumangel.vn sẽ chia sẻ dưới đây.

  • Rau xanh: Rau có tác dụng kích thích nhu động ruột và nhuận tràng, rất có lợi cho hệ tiêu hóa và trực tràng.
  • Thực phẩm giàu đạm: Thịt bò, cá, thịt gà… sẽ bổ sung lượng đạm cần thiết cho cơ thể. Vì thế, người bị viêm trực tràng nên bổ sung các thực phẩm này vào chế độ ăn của mình.
  • Hoa quả: Các loại quả như chuối, bơ, thanh long, bưởi… giúp hệ tiêu hóa tăng khả năng hoạt động và nhuận tràng. Vì thế, đây cũng là những thực phẩm phù hợp cho người bị viêm trực tràng.

3. Viêm trực tràng kiêng ăn gì?

Ngược lại, ăn uống không phù hợp sẽ khiến triệu chứng viêm trực tràng nặng hơn. Người bị viêm trực tràng nên kiêng các thực phẩm sau đây:

  • Thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm có nhiều dầu mỡ như xúc xích, lạp xưởng, gà rán, khoai tây chiên…
  • Thực phẩm cay nóng, gây kích thích đường ruột như hạt tiêu, ớt, mù tạt, tương ớt, rượu bia, cà phê, đồ uống có gas…
  • Các thực phẩm chứa lactose như sữa bò, bánh ngọt vì dễ khiến người bệnh bị tiêu chảy nặng hơn.
  • Không sử dụng thực phẩm lạ, rau sống, hoa quả chưa gọt vỏ, đồ ăn còn sống như nem chua, mắm tôm…
  • Giảm chất béo nếu bị táo bón.
  • Không ăn thực phẩm muối chua và thực phẩm nhiều muối như dưa muối, cà muối, kim chi…

Viêm trực tràng hoàn toàn có thể chữa khỏi khi phát hiện và điều trị kịp thời.

4. Viêm xung huyết trực tràng uống thuốc gì?

Phụ thuộc vào tình trạng viêm xung huyết mà bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc phù hợp. Một số nhóm thuốc có tính kháng sinh đường ruột có thể kể tới như Flagentyl, Biceptol, Flagyl, …và thuốc điều hòa nhu động ruột như Dobridat, Visceralgin, Rekalat…

Khi được phát hiện và điều trị ở giai đoạn cấp tính, bệnh viêm trực tràng có thể tiến triển xấu chỉ sau vài tuần. Vì vậy người bệnh nên chủ động thăm khám sớm khi nhận thấy có triệu chứng bệnh để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là toàn bộ thông tin về dấu hiệu viêm trực tràng cũng như viêm trực tràng kiêng ăn gì. Yumangel hy vọng với những thông tin trên đây bạn sẽ trang bị cho mình những kiến thức hữu ích để phòng tránh căn bệnh này.

Nếu cần được tư vấn thêm về các bệnh lý liên quan đến dạ dày nói chung, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel qua hotline miễn cước 1800.1125 hoặc để lại bình luận bên dưới nhé!

Xem thêm:

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *