Bệnh sa dạ dày là gì? Có nguy hiểm không? Cách chữa

Bệnh sa dạ dày là bệnh mạn tính, xảy ra khi dạ dày không ở đúng vị trí của nó. Nếu không chữa trị sớm, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh. Cùng yumangel.vn tìm hiểu trong bài viết sau.

I. Bệnh sa dạ dày là gì?

Bệnh sa dạ dày (gastroptosis) là một tình trạng mãn tính xảy ra khi dạ dày bị sa xuống thấp hơn vị trí bình thường trong ổ bụng. Tình trạng này, tuy không phổ biến, thường khó chẩn đoán do triệu chứng mơ hồ và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa khác. Việc phát hiện và điều trị sớm rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng tiềm ẩn.

Bình thường, dạ dày nằm trên khoang bụng và có độ cong vừa phải. Sa dạ dày (thòng bao tử) là tình trạng sai lệch vị trí của các tạng nói chung và dạ dày nói riêng. Tình trạng này khá hiếm gặp.

Thông thường, ở bệnh nhân sa dạ dày, đỉnh dạ dày vẫn ở vị trí bình thường, còn đáy dạ dày sẽ nằm thấp hơn so với vị trí bình thường, kèm theo các triệu chứng như chán ăn, chướng bụng và khó tiêu.

Sa dạ dày gây ảnh hưởng lớn đến tiêu hóa, làm giảm khả năng hấp thu dưỡng chất, người bệnh đề kháng yếu, sụt cân và có thể dẫn tới xuất huyết dạ dày.

Ở bệnh nhân sa dạ dày, đỉnh dạ dày vẫn ở vị trí bình thường, còn đáy dạ dày sẽ nằm thấp hơn so với vị trí bình thường

Ở bệnh nhân sa dạ dày, đỉnh dạ dày vẫn ở vị trí bình thường, còn đáy dạ dày sẽ nằm thấp hơn so với vị trí bình thường

II. Triệu chứng nhận biết sa dạ dày

Triệu chứng sa dạ dày thường không đặc hiệu và dễ bị bỏ qua. Chúng có thể biểu hiện ở mức độ nhẹ hoặc nặng, tùy thuộc vào mức độ sa của dạ dày và sức khỏe tổng quát của người bệnh. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

Triệu chứng tiêu hóa:

  • Đầy bụng, khó tiêu, đặc biệt sau khi ăn. Đây là do dạ dày bị sa xuống làm chậm quá trình tiêu hóa.
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng.
  • Ợ hơi, ợ chua. Dạ dày bị sa có thể gây trào ngược axit dạ dày lên thực quản.
  • Buồn nôn, nôn. Trong một số trường hợp nặng, có thể nôn ra máu.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy. Sự thay đổi vị trí dạ dày ảnh hưởng đến nhu động ruột.

Triệu chứng toàn thân:

  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Do quá trình tiêu hóa kém hiệu quả, cơ thể không hấp thụ đủ dưỡng chất.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh. Những triệu chứng này có thể liên quan đến tình trạng thiếu máu do kém hấp thu.

Lưu ý: Vì triệu chứng sa dạ dày khá mơ hồ, rất quan trọng để đi khám bác sĩ nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào kể trên. Chỉ có bác sĩ mới có thể chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Nhận biết bệnh sa dạ dày cảm thấy khó chịu, đầy bụng, dạ dày căng tức.

Nhận biết bệnh sa dạ dày cảm thấy khó chịu, đầy bụng, dạ dày căng tức.

III. Nguyên nhân bị sa dạ dày

Sa dạ dày thường không phải là một bệnh mà sa dạ dày là hậu quả của nhiều loại bệnh lý khác nhau, thường gặp ở người viêm loét dạ dày tá tràng; béo phì do ít vận động; thiếu vitamin nên thành bụng yếu, sa dạ dày sau sinh đẻ nhiều…

Các nguyên nhân cụ thể gây sa dạ dày gồm:

1. Mắc các bệnh về dạ dày

Người bị bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản có nguy cơ bị sa dạ dày cao hơn so với người có sức khỏe bình thường.

Nguyên nhân là do các bệnh dạ dày làm giảm trương lực và chức năng của dạ dày khiến cơ quan này suy yếu và sa xuống thấp hơn vị trí thông thường.

Sa dạ dày thường không phải là một bệnh mà sa dạ dày là hậu quả của nhiều loại bệnh lý khác nhau.

Sa dạ dày thường không phải là một bệnh mà sa dạ dày là hậu quả của nhiều loại bệnh lý khác nhau.

2. Cơ thể suy nhược và gầy yếu

Người có cơ thể suy nhược và gầy yếu thường có khí huyết kém, nguyên khí tổn thương và hay mắc bệnh vặt.

Tình trạng này kéo dài có thể khiến các cơ vùng bụng lỏng lẻo, suy yếu, giảm khả năng nâng đỡ cơ quan tiêu hóa, có thể thiếu mỡ ở vách bụng, áp suất bụng giảm xuống gây sa dạ dày.

3. Căng thẳng hoặc dư chấn tinh thần lớn

Trầm cảm, căng thẳng kéo dài, lo lắng quá mức khiến cơ thể bị suy nhược, ăn uống kém và không ngon miệng. Tác động từ yếu tố tâm lý có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa và và dẫn đến hiện tượng sa dạ dày.

4. Giảm cân đột ngột hoặc sinh đẻ nhiều

Áp lực từ việc sinh nở nhiều hoặc giảm cân đột ngột có thể khiến gây áp lực lên dạ dày khiến cơ quan này bị sa xuống.

5. Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh

Vận động mạnh sau khi ăn, ăn không đúng giờ, bỏ bữa bỏ bữa, ăn không đúng giờ, ăn quá no, ăn không đúng bữa, không đúng giờ, ăn các thức ăn khó tiêu… đều có thể làm giảm trương lực của dạ dày khiến cơ quan này bị sa xuống thấp hơn bình thường.

Bên cạnh đó, luyện tập thể dục thể thao, lao động quá sức, thời gian nghỉ ngơi ít khiến dạ dày không có thời gian hồi phục cũng có thể gây sa dạ dày.

6. Nguyên nhân khác 

Một số yếu tố khác có thể là nguyên nhân gây sa dạ dày như: mắc bệnh tiểu đường, viêm tụy, lupus ban đỏ, thường xuyên dùng thuốc chống co thắt, thuốc ức chế kênh calci…

Sa dạ dày có khả năng xảy ra ở hầu hết tất cả mọi đối tượng và lứa tuổi. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc sa dạ dày gồm:

  • Chế độ sinh hoạt ăn uống không khoa học, lành mạnh.
  • Người có thân hình ốm yếu, bụng dài và hẹp.
  • Bị một số bệnh như: Lupus ban đỏ, viêm đường mật, viêm đa cơ, viêm tụy, viêm dạ dày, đau nửa đầu, chóng mặt, bệnh nội tiết tố chuyển hóa, có khối u trong dạ dày.
  • Tác dụng của một số thuốc: Thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc chống co thắt, thuốc ức chế canxi.
Sa dạ dày không được điều trị có thể gây biến chứng rối loạn tiêu hóa, suy nhược cơ thể, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí là ung thư dạ dày.

Sa dạ dày không được điều trị có thể gây biến chứng rối loạn tiêu hóa, suy nhược cơ thể, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí là ung thư dạ dày.

IV. Bệnh sa dạ dày có nguy hiểm không?

Chứng sa dạ dày thường có xu hướng kéo dài suốt đời và nặng dần theo thời gian. Bệnh thường không đe dọa đến tính mạng, nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe nói chung và cuộc sống của người bệnh.

Ngoài ra, nếu bệnh nhân không kịp thời chữa bệnh sa dạ dày, bệnh có thể gây ra các biến chứng như:

  • Rối loạn tiêu hóa: Khi bị sa, dạ dày thường có xu hướng giảm trương lực và khả năng co bóp. Vì thế, dạ dày sẽ mất nhiều thời gian để tiêu hóa thức ăn hơn so với bình thường, dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua…
  • Suy nhược cơ thể: Rối loạn tiêu hóa sẽ khiến cơ thể hấp thụ thức ăn kém hơn nên cơ thể dễ bị suy nhược.
  • Biến chứng khác: Ngoài ra, bệnh sa dạ dày còn làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, ung thư dạ dày.

Yumangel gợi ý: Đầy bụng đầy hơi khi mang thai

IV. Chẩn đoán bệnh sa dạ dày

Bệnh sa dạ dày có thể được phát hiện qua các chẩn đoán cận lâm sàng như chụp X-quang, siêu âm, chụp MRI. Các phương pháp này sẽ giúp bác sĩ quan sát hình ảnh dạ dày và xác định được mức độ sa dạ dày.

Chẩn đoán bệnh sa dạ dày bằng phương pháp chụp MRI.

Chẩn đoán bệnh sa dạ dày bằng phương pháp chụp MRI.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ căn cứ trên tiền sử bệnh lý và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, chỉ định phương pháp trị sa dạ dày phù hợp cho bệnh nhân.

V. Điều trị bệnh sa dạ dày

Mục tiêu điều trị là giảm triệu chứng, cải thiện chức năng tiêu hóa và ngăn ngừa biến chứng. Phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh và tình trạng sức khỏe tổng quát của người bệnh.

Sa dạ dày có diễn biến chậm, và có thể điều trị dứt điểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó, để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên thăm khám sớm và thực hiện tốt phác đồ điều trị theo tư vấn của bác sĩ.

Phụ thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh dùng thuốc điều trị sa dạ dày theo chỉ định, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và những bài tập hỗ trợ.

1. Thuốc trị sa dạ dày

Để biết chính xác loại thuốc cần sử dụng, bệnh nhân nên đến cơ sở có uy tín để thăm khám để bác sĩ chỉ định. Sa dạ dày có thể sử dụng thuốc Đông – Tây kết hợp như sau:

  • Mức độ nhẹ: Sử dụng thuốc tây để kiểm soát các triệu chứng khó chịu của bệnh. Đồng thời, châm cứu theo đông y.
  • Mức độ nặng: Dùng thuốc hỗ trợ tiêu hóa, kiểm soát triệu chứng, tập vật lý trị liệu để giúp cơ thành bụng khỏe hơn nhằm đưa dạ dày về vị trí cũ. Kết hợp châm cứu để điều trị bệnh dứt điểm.

2. Thực hiện các bài tập phù hợp để phòng và điều trị bệnh

Dưới đây là 3 bài tập được đánh giá là tốt cho người bị sa dạ dày:

  • Bài 1: Hai chân gấp gối, gót chân đặt sát mông, ưỡn người và chống hai chân lên, làm cho nửa thân người nâng lên. Bệnh nhân nên thực hiện 4 – 8 lần, mỗi lần 1 – 2 phút.
  • Bài 2: Ở tư thế nằm ngửa, hay tay người bệnh để sau gáy, dùng sức cơ bụng để ngồi dậy rồi nằm xuống. Bệnh nhân nên thực hiện 4 – 8 lần.
  • Bài 3: Nằm ngửa, duỗi thẳng 2 chân và 2 tay, dùng sức cơ bụng từ từ nâng 2 chân lên cao, tạo với nửa thân trên thành một góc 90 độ. Mỗi lần bệnh nhân duy trì trong khoảng 2 phút rồi đặt chân xuống; nên thực hiện 4 – 8 lần.
Bệnh nhân sa dạ dày nên đến cơ sở uy tín để thăm khám để bác sĩ chỉ định.

Bệnh nhân sa dạ dày nên đến cơ sở uy tín để thăm khám để bác sĩ chỉ định.

3. Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt

Một số điều chỉnh về thói quen ăn uống và sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của sa dạ dày như:

  • Ăn uống điều độ, không ăn quá no, không vận động hoặc làm việc nặng sau khi ăn.
  • Hạn chế các thực phẩm khó tiêu, gây áp lực lên dạ dày như đồ ăn chiên nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng…
  • Nên ăn thực phẩm dạng lỏng, đã được nấu mềm để dạ dày dễ tiêu hóa như cháo, súp.
  • Có thể chia thành các bữa ăn nhỏ để không gây áp lực quá nhiều lên dạ dày trong 1 bữa ăn.
  • Ngủ đủ giấc (7-8 tiếng/ngày), ngủ trước 23h.
  • Tránh căng thẳng và stress, cố gắng giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái.
  • Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý, tránh để tăng hoặc giảm cân đột ngột.
  • Chia nhỏ bữa ăn (5-6 bữa/ngày), ăn chậm nhai kỹ.
  • Tăng cường rau xanh, trái cây, chất xơ.
  • Uống đủ nước.

4. Bài thuốc chữa sa dạ dày tại nhà

Để làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh sa dạ dày, bạn có thể tham khảo và áp dụng 1 trong bài thuốc chữa sa dạ dày tại nhà dưới đây:

  • Bài thuốc chữa sa dạ dày từ cam thảo và củ sen: Chuẩn bị bạch thược 10g, cam thảo 3g, 2 quả táo và 200g củ sen. Cho cam thảo và bạch thược vào sắc với 300ml nước. Củ sen và táo đem ép lấy nước. Tiến hành trộn đều 2 loại nước sắc và nước ép với nhau rồi chia thành 2 lần. Uống hết trong ngày.
  • Chữa sa dạ dày bằng mật ong và chuối: Chuẩn bị 2 quả chuối, 2 quả táo và 30ml mật ong. Cho táo và chuối xay nhuyễn rồi trộn đều với mật ong. Chia làm 2 lần ăn hết trong ngày.
  • Cách chữa sa dạ dày từ rau cần và cà rốt: Ép 200g lá su hào, 400g cà rốt, 300g táo và 200g rau cần lấy nước uống. Khi uống pha thêm mật ong để dễ uống hơn.

Sa dạ dày là bệnh lý mãn tính nên không thể chữa trị dứt điểm. Khi được chẩn đoán mắc bệnh sa dạ dày, bạn nên tuân thủ điều trị của bác sĩ kết hợp điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống và luyện tập hợp lý để cải thiện hiệu quả triệu chứng bệnh.

Nếu bạn cần được tư vấn kỹ hơn, hãy liên hệ tới hotline 1800.1125 (miễn phí cước) để gặp dược sĩ của Yumangel.

Xem thêm:

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *