Bệnh dạ dày có lây không và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh dạ dày có lây không – trong số các nguyên nhân gây bệnh dạ dày thì chỉ có nhiễm vi khuẩn HP mới có khả năng lây nhiễm. Số lượng người mắc bệnh dạ dày do nhiễm HP ngày càng tăng và vi khuẩn có thể tìm thấy ngay cả ở người khỏe mạnh. Mặt khác, hiện nay vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa HP. Do đó, ngoài việc áp dụng điều trị vi khuẩn HP khi đã nhiễm thì việc phòng ngừa nguy cơ tái nhiễm là hết sức cần thiết.

I. Tìm hiểu những bệnh lý dạ dày thường gặp

Bệnh dạ dày xảy ra khi quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng bởi nhiễm trùng hoặc rối loạn. Chúng có thể phá vỡ chức năng bình thường của bất kỳ bộ phận nào trong dạ dày, chẳng hạn như niêm mạc, tế bào, cơ hoặc dây thần kinh.

Nguyên nhân gây ra bệnh dạ dày rất nhiều, trong đó phổ biến nhất có thể là nhiễm trùng, viêm, bệnh tật hoặc tình trạng bệnh tiềm ẩn. Theo báo cáo, gần 10% dân số thế giới gặp phải các vấn đề về sức khỏe dạ dày.

Đáng nói, bệnh dạ dày ngày càng có xu hướng tăng. Nguyên nhân chính gây ra bệnh dạ dày thường là do áp lực trong cuộc sống, lối sống và nghỉ ngơi thiếu khoa học, chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Việc nắm rõ các bệnh dạ dày thường gặp giúp chúng ta chủ động phòng ngừa tốt hơn.

Các chuyên gia cho biết, các bệnh lý về dạ dày thường có triệu chứng khá giống nhau nên gây nhầm lẫn, dẫn đến việc điều trị không hiệu quả. Các bệnh lý về dạ dày thường gặp nhất hiện nay gồm:

1. Viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng viêm và có vết loét hở phát triển ở niêm mạc bên trong dạ dày và phần trên của ruột non (tá tràng). 

Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh thường có các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi. 

2. Trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh xuất hiện do thức ăn và dịch vị trào ngược lên thực quản dẫn đến các triệu chứng điển hình như buồn nôn, ợ nóng, miệng nóng, ợ chua. 

3. Viêm hang vị dạ dày

Hang vị là phần cuối của dạ dày. Viêm dạ dày là tình trạng niêm mạc hang vị bị viêm, gây đau đớn cho người bệnh. Bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, nhưng nhiều nhất là trên 35 tuổi. 

Các bệnh lý dạ dày thường gặp là nhiễm khuẩn HP, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm hang vị dạ dày, chảy máu và thủng dạ dày. 

Các bệnh lý dạ dày thường gặp là nhiễm khuẩn HP, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm hang vị dạ dày, chảy máu và thủng dạ dày.

4. Chảy máu dạ dày/Xuất huyết tiêu hóa 

Nếu không được điều trị, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng sẽ làm vết loét nặng hơn và gây chảy máu dạ dày. 

Đây là tình trạng chảy máu có thể đe dọa tính mạng nếu mất quá nhiều máu. Các triệu chứng điển hình là nôn ra máu, phân đen, mệt mỏi, xanh xao. 

5. Nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori dạ dày

Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) trú ngụ ở niêm mạc dạ dày và tá tràng khi gặp thời cơ thuận lợi chúng sẽ tấn công và gây viêm. 

Bệnh thường diễn biến âm thầm và không có triệu chứng điển hình. Do đó, xét nghiệm là phương pháp phổ biến để xác định sự có mặt hay vắng mặt của vi khuẩn H. Pylori trong dạ dày. 

6. Ung thư dạ dày

Ung thư ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng. Các dấu hiệu điển hình của ung thư là: đau bụng, phân đen, nôn ra máu, chán ăn. 

Mặc dù chúng ta có thể điều trị các bệnh dạ dày lành tính bằng thuốc nhưng khi các triệu chứng xuất hiện, bạn không được tự ý sử dụng thuốc. Đặc biệt là thuốc giảm đau, vì chúng có thể làm các triệu chứng dạ dày trở nên trầm trọng hơn. Thay vào đó, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán kỹ lưỡng, từ đó đưa ra phác đồ điều trị, tư vấn chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng để giúp bệnh nhanh khỏi.

II. Bệnh dạ dày có lây không?

Về bản chất, bệnh dạ dày không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bệnh có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác hoặc không.

1. Trường hợp bệnh dạ dày có có khả năng lây nhiễm

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh dạ dày như chế độ sinh hoạt và ăn uống không khoa học, sử dụng chất kích thích như rượu bia, lạm dụng thuốc giảm đau … Tuy nhiên nguyên nhân chính gây nên bệnh đau dạ dày và chiếm đến hơn 80% số ca bệnh đó là vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Đây là loại vi khuẩn có khả năng sinh sống trong môi trường acid khắc nghiệt ở dạ dày cơ thể người.

Nếu nguyên nhân gây bệnh dạ dày là do nhiễm khuẩn HP thì có thể lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Vì vi khuẩn HP có thể lây truyền qua đường ăn uống, tiếp xúc gần và gây loét cho người bị nhiễm. 

Nhiễm vi khuẩn HP thuộc dạng phổ biến nhất trên thế giới (khoảng 50% dân số thế giới bị nhiễm). Người bị nhiễm HP không hề có biểu hiện bất thường nào nên không có phác đồ điều trị kịp thời. Nhiễm HP kéo dài không điều trị có thể gây nhiều bệnh lý về dạ dày nguy hiểm như: viêm loét dạ dày, bệnh dạ dày mãn tính, chảy máu dạ dày, ung thư dạ dày…

Bệnh dạ dày có thể lây nhiễm nếu nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm trùng HP. 

Bệnh dạ dày có thể lây nhiễm nếu nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm trùng HP.

2. Trường hợp bệnh dạ dày không lây nhiễm

Viêm loét dạ dày do nguyên nhân khác gây ra thì không lây nhiễm. Chẳng hạn như do ăn uống và sinh hoạt không khoa học, nghiện bia rượu, căng thẳng stress, lạm dụng thuốc giảm đau, thường xuyên thức khuya, ngủ muộn… 

Tóm lại, trong tất cả những nguyên nhân gây bệnh dày dày thì chỉ có nhiễm khuẩn HP mới lây nhiễm. Vậy vi khuẩn HP lây nhiễm thế nào, cùng thuốc dạ dày chữ Y tìm hiểu chi tiết ở phần III nhé!

III. Bệnh dạ dày do vi nhiễm vi khuẩn HP lây nhiễm bằng cách thế nào?

Trong môi trường axit đậm đặc của dạ dày, HP  được coi là loài vi khuẩn duy nhất có khả năng tồn tại và phát triển. Dạ dày là nơi cư trú chính của HP, ngoài ra, HP còn có trong miệng (vôi răng, nước bọt), trong thực quản, tá tràng, đại tràng và túi thừa Meckel, ở những nơi có loạn sản dạ dày…

Trong môi trường axit đậm đặc của dạ dày, Helicobacter pylori được coi là loài vi khuẩn duy nhất có khả năng tồn tại và phát triển. Nhờ hệ thống roi linh hoạt, vi khuẩn HP có thể tránh được tác động của acid dạ dày, vừa có thể di chuyển nhanh trong môi trường dạ dày. Mặt khác, vi khuẩn HP còn tiết ra các enzyme giúp điều chỉnh độ pH của môi trường xung quanh vi khuẩn. Đây chính là lý do vi khuẩn HP có thể sống được trong môi trường dạ dày vốn luôn đầy acid.

Theo nghiên cứu, vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày có thể lây nhiễm qua các con đường như sau:

1. Bệnh dạ dày lây truyền qua đường miệng – miệng

Đây là con đường lây lan chủ yếu của bệnh dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP. Loại vi khuẩn này có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người bị nhiễm bệnh, qua dịch vị dạ dày, răng miệng. 

Do đó, nếu trong gia đình có người bị bệnh dạ dày do  nhiễm vi khuẩn HP thì nguy cơ lây nhiễm cho những thành viên khác trong gia đình là rất cao. Điều này xuất phát từ các thói quen ăn uống chung, sử dụng bát đũa, vật dụng cá nhân chung, chấm cùng một bát nước mắm, uống chung. Ngoài ra, việc hôn nhau với người bệnh dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP cũng tạo điều kiện cho việc lây lan bệnh.

2. Bệnh dạ dày lây qua đường phân – miệng

Vi khuẩn HP trong dạ dày sẽ được đào thải ra ngoài trực tiếp cùng với phân –  đây là nguồn lây lan nguy hiểm và rất khó kiểm soát. 

Theo đó, sau khi đi vệ sinh, nếu không vệ sinh sạch sẽ hoặc tiếp xúc gián tiếp với phân của người bệnh thì nguy cơ nhiễm khuẩn HP là rất cao. Việc sử dụng phân để tưới rau cũng là nguyên nhân lây nhiễm vi khuẩn HP cần chú ý.

Bên cạnh đó, vi khuẩn HP từ phân người được bài tiết ra sông hồ sau đó lây nhiễm vào nguồn nước sẽ khiến bệnh lây lan rộng rãi trong cộng đồng. Ngoài ra, thói quen ăn đồ sống, tái sống cũng có thể khiến bạn dễ dàng bị nhiễm vi khuẩn HP.

Vi khuẩn có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người bị nhiễm bệnh, qua dịch vị dạ dày, răng miệng. 

Vi khuẩn có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người bị nhiễm bệnh, qua dịch vị dạ dày, răng miệng.

3. Bệnh dạ dày lây nhiễm qua dạ dày – miệng hoặc dạ dày – dạ dày

Đây là con đường lây nhiễm HP ít gặp nhưng không phải không có. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc thiết bị khám chữa ở những cơ sở y tế không đảm bảo điều kiện vô trùng.

Trong một số trường hợp, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản còn là điều kiện thuận lợi để khuẩn HP từ dạ dày đưa ngược lên miệng. 

Khi thực hiện nội soi dạ dày, đầu ống nội soi nếu đưa qua miệng người bệnh xuống dạ dày, nếu không sát khuẩn kỹ sẽ khiến khuẩn HP bám lại. Từ đó tạo điều kiện lây lan HP cho những người khám chữa sau này. 

IV. Có thể phòng ngừa lây nhiễm bệnh dạ dày do HP không? 

Với các gia đình có người bị bệnh dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP, việc ăn uống và sinh hoạt chung là điều khó tránh khỏi. Đây chính là lý do lây nhiễm vi khuẩn HP cho các thành viên khỏe mạnh trong gia đình. 

Để kiểm soát và ngăn chặn việc lây nhiễm vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày, có một số biện pháp mà bạn có thể áp dụng:

1. Chủ động xét nghiệm và điều trị HP khi có dấu hiệu nghi ngờ 

Tất cả bệnh nhân có triệu chứng đường tiêu hóa mãn tính có thể liên quan đến nhiễm H. pylori nên được xét nghiệm và điều trị để tránh tiếp xúc với các thành viên trong gia đình.

Bệnh nhân nên hoàn thành toàn bộ liệu trình điều trị (thuốc kháng sinh và thuốc chặn axit) để tối đa hóa khả năng chữa khỏi bệnh.

2. Rửa tay thường xuyên 

Để bảo vệ chống lại lây nhiễm qua đường miệng – dạ dày hoặc phân – miệng, bạn cần chú ý rửa tay trước khi chế biến thức ăn và khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

Vì tay là vị trí dễ dàng mang vi khuẩn nên cần rửa sạch sẽ thường xuyên xà phòng sát khuẩn và nước rửa tay hàng ngày, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

3. Dùng riêng dụng cụ vệ sinh cá nhân

Việc sử dụng riêng các vật dụng cá nhân cũng là một biện pháp quan trọng và hiệu quả để ngăn chặn lây nhiễm bệnh dạ dày do vi khuẩn HP. 

Nếu có người trong gia đình bị bệnh dạ dày do vi khuẩn HP, hãy chuẩn bị một phần ăn riêng để tránh lây nhiễm vi khuẩn cho những người khác.

Nếu có người trong gia đình bị bệnh dạ dày do vi khuẩn HP, hãy chuẩn bị một phần ăn riêng để tránh lây nhiễm vi khuẩn cho những người khác.

Nếu có người trong gia đình bị bệnh dạ dày do vi khuẩn HP, hãy chuẩn bị một phần ăn riêng để tránh lây nhiễm vi khuẩn cho những người khác.

4. Không nhai mớm thức ăn cho trẻ 

Nhai mớm thức ăn cho trẻ là thói quen gây hại cần thay đổi. Vì dịch tiết chứa vi khuẩn HP có thể lây nhiễm vào thức ăn khi trẻ nhai mớm và gây nhiễm khuẩn khiến trẻ mắc các bệnh lý về dạ dày. 

5. Đảm bảo an toàn thực phẩm

Chỉ sử dụng thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, hạn chế ăn uống ở nhà hàng, vỉa hè, không sử dụng thực phẩm ôi thiu, hỏng…

Sử dụng nước sạch để chế biến thức ăn và rửa sạch các dụng cụ nhà bếp. Đảm bả ăn chín, uống sôi, không ăn đồ ăn hoặc thực phẩm còn tái, sống hoặc  nấu chưa chín kỹ.

6. Chế độ ăn đầy đủ và cân đối 

Có chế độ ăn uống đầy đủ và cân đối, bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa… Điều này nhằm mục đích tăng khả năng miễn dịch và đề kháng của cơ thể, chống lại bệnh tật và lây nhiễm vi khuẩn HP. 

7. Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng 

Sắp xếp kế hoạch học tập, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, lo lắng trong cuộc sống. Tập thể dục thường xuyên để tăng sức đề kháng, thay đổi thói quen sinh hoạt để có lối sống lành mạnh hơn. 

8. Tự bảo vệ mình 

Tự bảo vệ mình khi sống chung với người bị bệnh dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP. Khám sức khỏe định kỳ hoặc khi có các triệu chứng nghi ngờ nhiễm HP dạ dày.

Không nên nhai mớm thức ăn cho trẻ. 

Không nên nhai mớm thức ăn cho trẻ.

Tóm lại, bệnh dạ dày có lây không – bệnh dạ dày có thể lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh nếu nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn HP. Còn lại các nguyên nhân gây bệnh dạ dày khác như sử dụng rượu bia, chế độ ăn uống, sinh hoạt, hút thuốc lá, lạm dụng thuốc… thì không có khả năng lây nhiễm. Bạn cần xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh dạ dày để có những biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.

Tài liệu tham khảo:

https://www.vinmec.com/vi/tieu-hoa-gan-mat/thong-tin-suc-khoe/benh-dau-da-day-co-bi-lay-khong/#:~:text=%C4%90au%20d%E1%BA%A1%20d%C3%A0y%20c%C3%B3%20th%E1%BB%83,c%C3%B3%20kh%E1%BA%A3%20n%C4%83ng%20l%C3%A2y%20nhi%E1%BB%85m.

https://www.medicinenet.com/is_h_pylori_contagious/article.htm

https://www.vinmec.com/en/gastroenterology-hepatobiliary/health-news/is-hp-bacteria-dangerous/

https://www.vinmec.com/en/gastroenterology-hepatobiliary/health-news/top-most-common-stomach-diseases-today/

https://publichealth.arizona.edu/outreach/health-literacy-awareness/hpylori/prevention

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *