Co thắt thực quản: Nguyên nhân, biểu hiện, biến chứng, chữa trị

Co thắt thực quản gây cản trở quá trình vận chuyển thức ăn xuống dạ dày, khiến người bệnh cảm thấy đau tức ngực, buồn nôn, khó thở… Nếu để lâu, co thắt thực quản có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là ung thư thực quản.

I. Co thắt thực quản là gì?

Thực quản là đoạn đầu của ống tiêu hóa có vai trò vận chuyển thức ăn, thức uống tới từ hầu tới dạ dày. Chiều dài của thực quản khoảng 25 – 30 cm, thành ống được cấu tạo bằng cơ trơn và cơ vân.

Co thắt thực quản là tình trạng rối loạn co giãn cơ trơn ở thực quản, khiến việc di chuyển thức xuống dạ dày gặp khó khăn. Đây là bệnh lý hiếm gặp với tỷ lệ mắc bệnh ước tính khoảng 1/100.000 người mỗi năm.

Hình ảnh thực quản bị co thắt.

II. Phân loại co thắt thực quản 

Phân loại thực quản theo vị trí và khự vực cụ thể như sau:

1. Phân loại theo vị trí

Dựa vào vị trí, co thắt thực quản có thể chia thành 2 loại là co thắt cơ thắt thực quản dưới và co thắt cơ thắt thực quản trên:

  • Co thắt thực quản dưới: Xảy ra ở cơ thắt thực quản dưới. 
  • Co thắt thực quản trên: Xảy ra ở cơ thắt thực quản trên. 

2. Phân loại theo khu vực

Ngoài ra, còn có cách phân loại co thắt thực quản phổ biến hơn là co thắt thực quản lan tỏa và co thắt thực quản cục bộ. So với co thắt lan tỏa thì co thắt cục bộ ít có khả năng gây nôn hơn.

  • Co thắt thực quản lan tỏa: Là các cơn co thắt liên tục trong cơ thực quản, thường nôn ra thức ăn và chất lỏng. 
  • Co thắt thực quản cục bộ: Bệnh nhân có các cơn co thắt cục bộ gây đau mạnh trong thực quản. 

Co thắt thực quản gồm co thắt thực quản trên và dưới, co thắt thực quản lan tỏa và cục bộ.

III. Co thắt thực quản nguyên nhân do đâu?

Hiện nay, chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng co thắt thực quản. Trong đó, hệ thần kinh, di truyền, nhiễm trùng được giả thuyết là nguyên nhân co thắt thực quản.

Một số yếu tố và điều kiện làm tăng nguy cơ cơ thắt thực quản gồm:

  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD). 
  • Thực quản bị nhiễm trùng nhưng không được điều trị. 
  • Sử dụng thực phẩm quá nóng hoặc lạnh. 
  • Một vài phương pháp điều trị ung thư: phẫu thuật thực quản, bức xạ ngực, đầu hoặc cổ. 
  • Trầm cảm, lo lắng.
  • Tiền sử gia đình có người bị co thắt thực quản.

Hiện vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây co thắt thực quản.

IV.  Dấu hiệu co thắt thực quản

Bệnh co thắt thực quản không dấu hiệu đặc trưng. Do đó, người bệnh có thể nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác. Dưới đây sẽ là một vài dấu hiệu co thắt thực quản mà bạn có thể tham khảo:

  • Khó nuốt, đau tức ngực khi nuốt.
  • Đau ngực dữ dội, có thể bị nhầm lẫn với đau tim. 
  • Cảm giác mắc nghẹn ở cổ họng hoặc ngực.
  • Buồn nôn, có thể nôn mửa.
  • Đôi khi bị ợ hơi, ợ nóng.
  • Có thể bị ho và thở khò khè.
  • Thức ăn/ chất lỏng bị trào ngược vào miệng
  • Có thể bị hôi miệng. 
  • Bị sụt cân, suy dinh dưỡng do ăn uống khó khăn.

Vì triệu chứng của co thắt thực quản rất khó phân biệt với các bệnh lý khác, nên ngay khi có các dấu kể trên, bạn nên thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân có thắt thực quản là khó nuốt, đau tức ngực khi nuốt.

V.  Biến chứng có thể gặp khi bị co thắt thực quản

Bệnh co thắt thực quản có thể tự hết đi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng co thắt thực quản xảy ra liên tục và kéo dài  nhưng không can thiệp có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Trào ngược dạ dày thực quản. 
  • Thủng thực quản. 
  • Viêm loét thực quản. 
  • Viêm phổi, áp xe phổi. 
  • Sẹo xơ thực quản. 
  • Ung thư thực quản. 

1. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là hiện tượng các chất trong dạ dày trào ngược lê thực quản, hầu họng và đường thở gây nhiều triệu chứng khó chịu như: ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, đắng miệng, buồn nôn, nôn, đau thượng vị, nóng rát ngực, đầy bụng, khó tiêu…

2. Thủng thực quản 

Thủng thực quản là tình trạng tất cả các lớp của thực quản bị tổn thương làm cho lòng thực quản thông với bên ngoài. 

Bệnh nhân bị đau, cảm giác đau liên tục và dữ dội xung quanh lỗ thủng. Một số triệu chứng khác kèm theo như thở nhanh, nhịp tim tăng, nôn, có thể nôn ra máu, huyết áp giảm, sốt nhưng ớn lạnh…

3. Viêm loét thực quản

Là tình trạng thực quản bị viêm và hình thành vết loét. Triệu chứng nhận biết là bệnh nhân bị đau, nóng rát sau xương ức; ợ nóng, ợ hơi; nuốt khó, đau khi nuốt; buồn nôn và nôn, đôi khi có thể nôn ra máu; đau bụng thượng vị, chán ăn, sụt cân…

4. Viêm phổi, áp xe phổi 

Các dấu hiệu của viêm phổi gồm: đau ngực khi bạn thở hoặc ho; ho, ho có đờm; mệt mỏi; sốt, đổ mồ hôi và ớn lạnh; buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy; khó thở…

Những triệu chứng thường gặp khi bị áp xe phổi là: ho khan, ớn lạnh, sốt cao 39-40 độ C, chán ăn, mệt mỏi, sụt cân, đau ngực ở vị trí có tổn thương, có thể có khó thở…

5. Sẹo xơ thực quản

Co thắt thực quản gây trào ngược dẫn đến viêm loét và lâu dần sẽ hình thành các sẹo xơ ở thực quản. Hậu quả là gây hẹp thực quản với các triệu chứng như mắc nghẹn, đau và khó chịu khi nuốt thức ăn; nghẹt thở hoặc khó thở khi nuốt thức ăn đặc, trắng, cứng, thở dốc…

6. Ung thư thực quản 

Tình trạng co thắt thực quản nếu không được điều trị còn làm tăng nguy cơ gây ung thư thực quản. Đây là bệnh lý ung thư gây tử vong phổ biến thứ 6 trên toàn thế giới và thứ 9 tại Việt Nam. 

Nếu để lâu, co thắt thực quản có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là ung thư thực quản.

VI. Phương pháp chẩn đoán co thắt thực quản 

Để chẩn đoán co thắt thực quản, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện các phương pháp sau:

1.  Chụp X-quang nuốt bari

Thủ thuật này còn gọi là X-quang đường tiêu hóa có cản quang, nó sẽ cho thấy độ rộng của thực quản trên và độ hẹp của thực quản dưới.

2. Đo lường áp suất

Để xác định cơ ở thực quản có hoạt động hay không và độ tăng áp ở cơ vòng thực quản dưới.

3. Nội soi thực quản

Giúp bác sĩ kiểm tra cơ vòng có có chặt hay không.Nếu cần kiểm tra dấu hiệu khối u, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân làm thêm xét nghiệm sinh thiết.

4. Áp kế thực quản

Bác sĩ sử dụng một ống mỏng thông qua miệng hoặc mũi tới thực quản để đo các cơn co thắt khi bạn uống nước.

5. Theo dõi pH thực quản

Bác sĩ tiến hành đo pH trong thực quản để xác định xem người bệnh có bị trào ngược acid không.

6. Đo áp lực thực quản

Một ống mỏng được đưa vào thực quản qua mũi hoặc miệng để đánh giá hiệu quả của các cơ thực quản trong quá trình nuốt.

Bác sĩ thực hiện nội soi chẩn đoán co thắt thực quản.

VII. Cách điều trị co thắt thực quản hiệu quả 

Vì chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây co thắt thực quản, nên việc điều trị chỉ giúp làm giảm triệu chứng và phòng ngừa các biến chứng. Dưới đây là các giải pháp điều trị co thắt thực quản thường được áp dụng:

1. Điều trị bằng thuốc

Co thắt thực quản uống thuốc gì? Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh hoặc triệu chứng mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp: 

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Nêu nguyên nhân gây co thắt thực quản là do trào ngược dạ dày, ợ nóng. Thuốc thường dùng là Lansoprazole, Omeprazol… 
  • Thuốc chống trầm cảm: Nếu nguyên nhân gây co thắt thực quản là do stress, trầm cảm. Thuốc thường dùng là thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Imipramine, amitriptylin, trazodone.
  • Thuốc giãn cơ vòng: Bác sĩ có thể chỉ định nhóm thuốc nitrat hoặc thuốc chẹn kênh canxi nhằm làm giãn cơ vòng, làm giảm áp lực trong lòng thực quản. Thuốc thường dùng dicyclomine, nifedipine, diltiazem, dùng khi bệnh nhân mất khả năng giãn cơ vòng.
  • Thuốc chống viêm, chống xuất tiết: Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định sử dụng thêm các loại thuốc chống co thắt thực quản như thuốc chống viêm, thuốc chống xuất tiết…

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh hoặc triệu chứng mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp

2. Tiêm botox

Bác sĩ thực hiện tiêm botox vào thực quản để điều trị tình trạng co thắt thực quản. Ưu điểm của phương pháp này là ít tác dụng phụ, hồi phục nhanh, phản ứng phụ và nguy cơ biến chứng thấp.

Tuy nhiên, phương pháp tiêm botox có nhược điểm là có thể tái phát và phải tiêm nhiều lần.

3. Giãn nở cơ thực quản bằng sử dụng khí nén

Phương pháp này sử dụng áp suất không khí để phá vỡ các sợi cơ vòng thực quản dưới. Nếu thực hiện thành công sẽ mang lại hiệu quả cao và lâu dài. 

Tuy nhiên, giãn nở cơ thực quản bằng sử dụng khí nén có thể gây biến chứng đục thủng thực quản rất nguy hiểm.

4. Điều trị phẫu thuật

  • Phẫu thuật cắt cơ: Đây là kỹ thuật xâm lấn khiến, bác sĩ sẽ phân tách các sợi cơ của cơ vòng thực quản dưới ra. Phương pháp phẫu thuật  này được thực hiện cùng với phẫu thuật bao đáy vị để ngăn chặn trào ngược thực quản.
  • Phẫu thuật cắt bỏ thực quản: Nếu phẫu thuật cắt cơ nhiều lần mà bệnh vẫn tái phát, trong trường hợp xấu nhất, bệnh nhân sẽ phải cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ thực quản.

Phẫu thuật điều trị co thắt thực quản.

Trong quá trình điều trị co thắt thực quản, cần lưu ý:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong điều trị bệnh. 
  • Tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tình trạng sức khỏe và diễn tiến của bệnh.
  • Không tự ý bỏ toa thuốc hoặc tự ý uống thuốc mà không có chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Chủ động đến gặp bác sĩ nếu có triệu chứng khó nuốt trong thời gian kéo dài hoặc có triệu chứng bệnh còn sót lại sau khi điều trị bệnh.
  • Ngay lập tức hỏi ý kiến bác sĩ nếu nôn ra máu hoặc xuất hiện triệu chứng mới.

VIII. Giải pháp ngăn ngừa co thắt thực quản

Để ngăn ngừa diễn tiến bệnh co thắt thực quản, cần chú ý những vấn đề dưới đây trong sinh hoạt và ăn uống hàng ngày.

1. Chế độ dinh dưỡng 

  • Nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt và thức ăn giàu protein;
  • Hạn chế tiêu thụ thực phẩm/thức ăn/gia vij quá cay nóng như mì cay, tiêu, ớt, mù tạt…
  • Không nên ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, tốt nhất nên ăn thức ăn ở nhiệt độ 40 đến 45 độ C.
  • Không nên ăn nhiều các thực phẩm có tính acid cao như cam, chanh, bưởi, khế, cóc, xoài… 
  • Nên tập ăn chậm và nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt để dễ tiêu hóa và giảm áp lực lên dạ dày.
  • Không nên ăn quá no trước khi đi ngủ, bữa ăn tối nên cách giờ đi ngủ ít nhất 2-3 tiếng.
  • Uống đủ 1,5 đến 2 lít nước/ngày để giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, cơ thể không bị thiếu hoặc mất nước.

2. Chế độ sinh hoạt

  • Hình thành và duy trì lối sống tích cực, hạn chế căng thẳng, stress, áp lực.
  • Bỏ hoặc hạn chế tối đa hút thuốc lá, thuốc lào.
  • Không uống nhiều rượu, bia, cà phê, nước ngọt và đồ uống chứa chất kích thích.
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng và sức khỏe hệ tiêu hóa.
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, giảm cân nếu thừa cân – béo phì.

Ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh hỗ trợ phòng ngừa co thắt thực quản.

IX. Giải đáp thắc mắc về co thắt thực quản 

Một số thắc mắc khắc về bệnh co thắt thực quản sẽ được Yumangel.vn giải đáp dưới đây: 

1. Co thắt thực quản có nguy hiểm không? 

Triệu chứng khi bị co thắt thực quản giống với triệu chứng các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa khác như khó nuốt, buồn nôn, đau tức ngực, nôn mửa… Do đó, chúng ta thường khó phát hiện viêm co thắt thực quản sớm. 

Tình trạng rối loạn co thắt thực quản kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị phù hợp và kịp thời, nhất là ung thư thực quản.

2. Co thắt thực quản khi nào cần thăm khám?

Nên đi thăm khám ngay nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như khó nuốt, đau tức ngực khi nuốt, đau ngực dữ dội, cảm giác mắc nghẹn ở cổ họng hoặc ngực, buồn nôn, có thể nôn mửa… để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Chẩn đoán và điều trị sớm giúp giảm nguy cơ bệnh co thắt thực quản tiến triển nặ gây các biến chứng nguy hiểm.

3. Những ai có nguy cơ bị co thắt thực quản? 

Bệnh co thắt thực quản có thể xảy ra ở mọi đối tượng và lứa tuổi. Tuy nhiên một số trường hợp có nguy cơ mắc bệnh cao hơn là phụ nữ và người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên.

Co thắt thực quản là tình trạng hiếm gặp nhưng có thể gây biến chứng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Duy trì lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học giúp phòng ngừa hiệu tình trạng co thắt thực quản.

Trên đây là những chia sẻ của Yumangel về chứng co thắt thực quản. Mong rằng, bạn sẽ có thêm kiến thức để vượt qua căn bệnh khó chịu này. Để được dược sĩ của Yumangel tư vấn về các bệnh lý liên quan đến dạ dày nói chung, bạn vui lòng để lại bình luận bên dưới hoặc gọi đến hotline miễn phí cước 1800.1125.

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *