Hải sản chứa hàm lượng protein rất cao nên nếu ăn quá nhiều khiến tiêu hóa không kịp, gây chướng bụng, khó tiêu… Khi gặp phải tình trạng này, rất nhiều người thắc mắc không biết ăn hải sản uống gì cho tiêu, nhẹ dạ dày? Tham khảo ngay 22 loại đồ uống Thuốc dạ dày chữ Y chia sẻ dưới đây nhế!
Mục lục
I. Ăn hải sản có khó tiêu không? Tại sao?
Hải sản là tên gọi chỉ tất cả các sinh vật biển có thể ăn được như: các loại cá biển, động vật giáp xác (cua và tôm), động vật thân mềm (mực, sò, hàu,…) và động vật da gai (nhím biển), động vật thủy sinh khác như sứa, thậm chí gồm cả rong biển và vi tảo.
Theo quora.com và indiatvnews.com, hải sản là nguồn cung cấp protein và dinh dưỡng tốt nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây khó tiêu, đầy bụng và ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột của bạn. Tình trạng này là do các nguyên nhân sau:
1. Do ăn quá nhiều
Hải sản chứa hàm lượng protein rất cao (22g/100g hải sản). Do đó, nếu ăn quá nhiều khiến tiêu hóa không kịp, gây chướng bụng, khó tiêu…
2. Hàm lượng thủy ngân cao
Nhiều loại hải sản chứa hàm lượng thủy ngân cao, có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn, nôn và đau bụng. Ngoài ra, thủy ngân có thể làm hỏng vi khuẩn đường ruột của bạn và làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn đúng cách của chúng.
Vì vậy, điều quan trọng là phải tiêu thụ các loại hải sản có chừng mực và tránh ăn các loại hải sản có chứa hàm lượng thủy ngân cao.
3. Quá nhiều muối
Các loại hải sản chứa nhiều natri, có thể góp phần gây mất cân bằng trong ruột và gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi và táo bón.
Để giảm nguy cơ mắc những vấn đề này, điều quan trọng là chọn được các loại hải sản có ít natri hoặc hạn chế lượng muối bạn thêm vào trong khi nấu.
4. Thiếu chất xơ
Các loại hải sản không chứa bất kỳ lượng chất xơ đáng kể nào. Việc thiếu chất xơ không gây chỉ gây khó tiêu, đầy bụng, mà còn có thể dẫn đến sự gia tăng vi khuẩn có hại trong đường ruột và làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.
5. Chất béo không lành mạnh
Một số loại hải sản có chứa chất béo không lành mạnh như chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa. Những chất béo này có thể làm tăng tình trạng viêm trong ruột và dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích (IBS).
Do đó, tốt nhất bạn nên chọn những loại hải sản nạc, ít chất béo không tốt cho sức khỏe.
6. Quá nhiều thuốc kháng sinh
Các loại hải sản nuôi thường được tiêm thuốc kháng sinh để phòng bệnh và thúc đẩy tăng trưởng. Điều này có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại trong ruột và tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa cũng như các vấn đề tiêu hóa khác.
Vì vậy, điều quan trọng là phải chọn mua các loại hải sản được đánh bắt tự nhiên hoặc hải sản nuôi bền vững.
7. Chất gây ô nhiễm môi trường
Các loại hải sản tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm môi trường như kim loại nặng, thuốc trừ sâu và vi nhựa từ các nguồn nước bị ô nhiễm. Những chất gây ô nhiễm này có thể làm hỏng vi khuẩn đường ruột của bạn, dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, buồn nôn và mệt mỏi.
Vì vậy, điều quan trọng là phải mua các loại hải sản từ những nguồn an toàn và đảm bảo rằng chúng được nấu chín đúng cách trước khi tiêu thụ.
8. Dị ứng
Một số người có thể bị dị ứng hoặc không dung nạp hải sản, có thể gây ra các triệu chứng tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy và nôn mửa sau khi ăn các sản phẩm từ hải sản.
Nếu bạn gặp bất kỳ phản ứng bất lợi nào sau khi hải sản, hãy đến gặp bác để xác định về khả năng dị ứng hoặc không dung nạp mà bạn có thể mắc phải
II. Ăn hải sản uống gì cho tiêu, nhẹ dạ dày?
Ăn hải sản uống gì cho tiêu, nhẹ dạ dày? Nếu bạn cảm thấy hệ thống tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả sau khi ăn hải sản thì hãy thử ngay 22 loại đồ uống đã được nghiên cứu chứng minh để giúp cải thiện khả năng tiêu hóa dưới đây:
1. Nước lọc
Trang eatthis.com đưa ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng Jamie Nadeau, RDN , chủ sở hữu của The Balanced Nutritionist như sau: Thức uống tốt nhất cho quá trình tiêu hóa là nước lọc. Uống đủ nước giúp phân hủy thức ăn và di chuyển thức ăn qua hệ thống tiêu hóa một cách hiệu quả để bạn có thể đi vệ sinh thường xuyên. Để năng hương vị, bạn hãy thêm một chút chanh hoặc một vài giọt hương liệu.
Trang eatingwell.com thông tin, theo Viện Tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận Quốc gia không uống đủ nước hoặc các chất lỏng khác là nguyên nhân gây khó tiêu, đầy bụng và táo bón đứng thứ hai . Vì vậy, hãy bổ sung đủ nước cho cơ thể bằng cách uống khoảng 15,5 cốc nước mỗi ngày.
2. 2 loại đồ uống chứa nhiều men vi sinh
Một nghiên cứu gần đây, được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng, phát hiện ra rằng, tiêu thụ men vi sinh làm giảm “thời gian vận chuyển trong ruột”, giảm đầy hơi.
2.1. Kombucha
Kombucha là một loại đồ uống trà lên men và có chứa nhiều men vi sinh. May mắn thay, kombucha cung cấp nhiều loại men vi sinh khác nhau và số lượng lớn.
Theo đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bị khó tiêu, đầy hơi nên dùng kombucha, một loại đồ uống chứa men vi sinh lên men nhằm phục hồi sức khỏe đường ruột.
Tuy nhiên, hãy chọn loại kombucha ít đường. Thời điểm thích hợp và tốt nhất để uống kombucha vào khoảng giữa trưa khi có thức ăn trong ruột để tiêu hóa.
2.2. Kefir
Tương tự như kombucha, kefir cung cấp men vi sinh và nhiều chủng lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, một nghiên cứu khác gần đây trên tạp chí Chất dinh dưỡng cho thấy, ăn kefir hàng ngày trong một tháng, thành phần hệ vi sinh vật đường ruột của chúng được cải thiện và điều đó mang lại lợi ích toàn diện cho đường ruột và sức khỏe tiêu hóa.
3. 4 loại trà thảo dược
Trà thảo dược, đặc biệt là những loại có đặc tính làm dịu và tiêu hóa, có thể là lựa chọn tuyệt vời sau khi ăn hải sản bị khó tiêu. Một số lựa chọn có lợi bao gồm trà bạc hà, trà hoa cúc, trà gừng và trà thì là.
Trà bạc hà có thể giúp thư giãn các cơ tiêu hóa, giảm đầy hơi và chướng bụng. Trà hoa cúc có đặc tính chống viêm và có thể giúp làm dịu hệ tiêu hóa. Trà gừng có thể hỗ trợ tiêu hóa và giảm buồn nôn. Trà thì là được biết đến với đặc tính chữa bệnh, có thể giúp giảm khí và đầy hơi.
3.1. Trà thì là
Thì là, có hương vị giống hoa hồi, đã được sử dụng làm trà chữa bệnh trong nhiều thế kỷ. Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thì là rất hữu ích trong việc làm giảm các rối loạn tiêu hóa và đường tiêu hóa.
Chuyên gia dinh dưỡng Katherine Gomez, RD, nhà phê bình y khoa tại Psyche Mag cho biết: “Cây thì là có thể giúp giảm táo bón và các vấn đề tiêu hóa khác gây ra đầy hơi, cũng như giữ cho mọi thứ di chuyển bình thường trong hệ thống tiêu hóa”.
Nếu bạn muốn thử pha trà thì là, hãy thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Dùng cối và chày nghiền nát một thìa cà phê hạt thì là.
- Sau đó cho vào nồi nước đun sôi.
- Tiếp đó, lọc lấy nước trà, thêm mật ong rồi uống.
3.2. Trà gừng
Chuyên gia dinh dưỡng Rhyan Geiger, RDN, chủ sở hữu của Phoenix Vegan Dietitian (phxvegandietitian.com) cho biết: “Gừng tươi chứa một hợp chất chống viêm và chống oxy hóa được gọi là gingerol, có thể cải thiện khả năng vận động tiêu hóa bị trì hoãn và đẩy nhanh quá trình hấp thụ ở ruột non”.
Chuyên gia Garcia cũng cho hay, hương vị đậm đặc nhẹ nhàng, vị cay và mùi thơm tiếp thêm sinh lực của nó cũng mang lại cho người uống cảm giác dễ chịu. Ngoài ra, trà gừng chứa các hợp chất giúp thư giãn cơ tiêu hóa, cho phép thức ăn, chất lỏng hoặc khí đi qua nhanh hơn.
Theo một nghiên cứu đánh giá năm 2020 trên Tạp chí Chất dinh dưỡng, gừng giúp tiêu hóa bằng cách khuyến khích chức năng GI (Glycaemic Index, đây là chỉ số thể hiện tốc độ tăng đường huyết khi bạn ăn bất cứ một loại thực phẩm nào), làm rỗng ruột, đồng thời ổn định khả năng vận động của GI, tránh tình trạng kém hoạt động hoặc hoạt động quá mức.
Để pha trà gừng, bạn hãy thực hiện theo cách sau:
- Chuẩn bị: 1 nhánh gừng tươi.
- Thực hiện: Gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ, thái thành từng lát mỏng. Cho gừng vào ấm, đổ nước sôi vào hãm trong khoảng 5 – 7 phút. Hoặc bạn có thể đun gừng với 300ml nước sôi sau đó uống.
3.3. Trà bạc hà
Trà bạc hà cũng có tác dụng tương tự như trà gừng. Loại trà này có thể làm dịu cơn đau dạ dày hoặc hỗ trợ tiêu hóa, giảm chứng khó tiêu bằng cách thư giãn các cơ dạ dày và cho phép cải thiện dòng axit mật để tiêu hóa chất béo.
Khi bị khó tiêu và đầu bụng sau khi ăn hải sản, bạn có thể pha trà bạc hà uống theo hướng dẫn sau:
-
- Chuẩn bị: 1 nắm lá bạc hà tươi.
- Thực hiện: Rửa sạch lá bạc hà rồi cho vào hãm với nước sôi trong 10 phút. Hoặc có thể cho lá bạc hà vào đun với nước trong khoảng 5 phút. Lọc lấy nước lá bạc hà và uống khi còn ấm.
3.4. Trà hoa cúc
Trà hoa cúc có đặc tính chống viêm và có thể giúp làm dịu hệ tiêu hóa, giảm các vấn đề như đầy bụng, khó tiêu và viêm loét dạ dày. Một số nghiên cứu còn cho thấy, trà hoa cúc hỗ trợ tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, giúp chống lại vi khuẩn và virus.
Cách pha trà hoa cúc như sau:
- Bước 1: Cho 3 bông hoa cúc khô vào ấm.
- Bước 2: Đổ 200ml nước nóng vào ấm có hoa cúc.
- Bước 3: Đậy nắp ấm và hãm hoa cúc trong khoảng 5-7 phút.
- Bước 4: Thêm mật ong và đường phèn để tăng hương vị và thưởng thức.
3. 6 loại nước hoa quả/nước ép hoa quả
Uống nước ép hoa quả tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa, giúp giảm táo bón, đầy bụng và khó tiêu trong nhiều trường hợp. Mặc dù nước trái cây ở dạng lỏng nhưng chúng vẫn chứa một lượng chất xơ giúp hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống nước ép hoa quả và nước hoa quả sau khi ăn hải sản 2 tiếng. Không nên uống cùng lúc ăn hải sản.
Một số loại nước hoa quả/nước ép hoa quả có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa tốt bạn có thể tham khảo uống sau khi ăn hải sản gồm:
3.1. Nước ép mận
Mận và nước ép mận là nguồn cung cấp sorbitol tuyệt vời – một loại rượu đường tự nhiên thường không được hấp thụ và hút nước vào ruột già. Lượng nước được bổ sung giúp mọi thứ trong đường tiêu hóa của bạn di chuyển dễ dàng hơn. Nước ép mận cũng giữ lại một số chất xơ, trong một cốc nước ép mận có khoảng 3 gam chất xơ.
Một số nghiên cứu khác cho biết, nước ép mận có tác dụng nhuận tràng nhẹ, chủ yếu là nhờ có hàm lượng sorbitol cao. Sorbitol là một loại rượu đường tự nhiên có tác dụng nhuận tràng và chứa chất xơ không hòa tan giúp mọi thứ đi vào đường tiêu hóa.
Cách làm nước ép mận như sau:
- Chuẩn bị: 10 quả mận tươi.
- Thực hiện: Rửa sạch mận rồi bổ bỏ hạt, lấy phần thịt. Cho mận vào máy ép hoặc sinh tố xay nhuyễn. Lọc lấy nước ép mận và uống ngay.
3.2. Nước dừa
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nước dừa cũng là một trong những đồ uống dễ tiêu hóa tốt nhất giúp chống đầy hơi vì nó chứa nhiều khoáng chất tự nhiên như kali và magie chống giữ nước.
Mặt khác, nước dừa cũng rất tốt cho người bị tiêu chảy hoặc đang bị mất chất điện giải. Nước dừa cũng là chất thay thế chất điện giải tốt hơn so với đồ uống thể thao có đường và màu nhân tạo.
3.3. Nước ép lô hội (nha đam)
Các nghiên cứu cho thấy, nước ép lô hội (nha đam) chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa và có thể giúp tăng tốc độ nhu động ruột, từ đó có thể cải thiện tình trạng táo bón.
Bên cạnh đó, uống nước ép nha đam còn giúp làm dịu đường ruột, hỗ trợ giảm viêm ruột. Từ đó hỗ trợ các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu hiệu quả.
Bạn có thể làm nước ép nha đam theo cách sau:
- Chuẩn bị: 1 nhánh nha đam tươi.
- Thực hiện: Nha đam làm sạch, bỏ vỏ và chỉ lấy phần thịt. Ngâm thịt trong nước muối cho hết nhựa và giảm nhớt. Cho thịt nha đam vào ép lấy nước hoặc xay nhuyễn rồi uống ngay.
3.4. Nước chanh ấm
Một ly nước ấm với một vắt chanh tươi có thể kích thích enzym tiêu hóa và hỗ trợ tiêu hóa.
Một ly nước ấm đơn giản với một vắt chanh có thể giúp kích thích tiêu hóa và hỗ trợ chức năng gan. Trong chanh có chứa axit citric, có thể hỗ trợ quá trình phân hủy thức ăn và hỗ trợ sản xuất các enzyme tiêu hóa.
3.5. Nước ép lựu
Lựu chứa các chất dinh dưỡng có lợi như phốt pho, sắt, chất xơ, canxi, kali, magiê, kẽm, Vitamin C. Vì vậy, uống nước ép lựu sẽ giúp giảm viêm ruột và cải thiện tiêu hóa.
Bạn cũng có thể đưa nước ép lựu vào chế độ ăn uống hàng ngày để đảm bảo hệ tiêu hóa khỏe mạnh về lâu dài. Cách làm nước ép lựu như sau:
- Chuẩn bị: 2 quả lựu.
- Thực hiện: Bổ quả lựu ra để tách lấy phần hạt. Cho hạt vào máy ép lấy nước uống. Bạn nên uống nước ép lựu ngay sau khi ép xong, không nên để quá lâu.
3.6. Nước ép táo
Ăn táo giúp giảm khó tiêu, đầy bụng nhờ sorbitol và chất xơ cao. Táo chứa pectin, một chất xơ hòa tan trong nước giúp thúc đẩy hệ thống ruột khỏe mạnh.
Bạn có thể tự làm nước ép táo theo hướng dẫn sau:
- Chuẩn bị: 1-2 quả táo.
- Thực hiện: Rửa sạch táo rồi cắt thành các miếng nhỏ. Cho táo vào máy sinh tố xay nhuyễn cùng chút nước. Lọc lấy nước ép táo và uống. Nếu nhà bạn có thể máy ép, hãy tận dụng để ép táo thay vì sử dụng máy sinh tố.
4. 5 loại nước ép rau củ
Nước ép rau củ là thức uống giải độc sẽ không chỉ giúp làm sạch hệ tiêu hóa của bạn mà còn giải độc cơ thể. Một số loại nước ép rau củ tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe phổ biến nhất có thể tiêu thụ hàng ngày bao gồm:
4.1. Nước ép rau cần tây
Cần tây là loại rau ít calo, giàu chất xơ và có hàm lượng nước cao. Nước ép cần tây nhẹ và dễ tiêu hóa nên rất tốt để điều trị chứng đau dạ dày. Đây là loại nước ép tốt nhất cho quá trình tiêu hóa, chữa chứng trào ngược axit và các vấn đề viêm nhiễm.
Cách làm nước ép cần tây như sau:
- Bước 1: Lấy một bó cần tây cắt bỏ phần gốc để tách riêng phần cuống sau đó đem rửa sạch.
- Bước 2: Cho cần tây vào máy ép để ép lấy nước cần tây.
- Bước 3: Uống trực tiếp nước ép cần, nếu khó uống bạn có thể cho chút mật ong.
4.2. Nước ép củ cải đường
Củ cải đường chứa nhiều chất xơ giúp điều hòa hệ tiêu hóa và giảm các vấn đề táo bón. Thành phần betaine trong củ cải đường là một chất tốt cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Betaine làm tăng mức axit dạ dày, từ đó cải thiện tiêu hóa.
Để có nước ép củ cải đường uống, bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Bước 1: Củ cải đường rửa sạch, gọt vỏ rồi cắt thành các miếng nhỏ.
- Bước 2: Cho củ cải đường vào máy ép lấy nước hoặc cho vào máy xay cùng một ít nước cho tới khi nhuyễn thì lọc lấy nước, bỏ bã.
- Bước 3: Cho thêm chút nước cốt chanh vào nước ép củ cải đường và uống.
4.3. Nước ép dưa chuột
Uống nước ép dưa chuột cung cấp cho cơ thể cả chất xơ và nước cần thiết để tiêu hóa tốt hơn. Dưa chuột có lượng calo thấp nhưng rất phong phú các dưỡng chất như vitamin A, vitamin C, vitamin K, silicon, magiê và kali.
Để làm nước ép này, bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Bước 1: Rửa sạch 2 quả dưa chuột và gọt vỏ.
- Bước 2: Cắt dưa chuột thành từng miếng nhỏ rồi cho vào xay hoặc ép cùng bạc hà. Nếu dùng máy xay, bạn cần lọc bỏ bã dưa chuột trước khi uống.
5. 4 loại đồ uống khác
Nước hạt chia, đồ uống có nghệ, nước ngâm thảo dược, giấm táo cũng là lựa chọn tốt nếu bạn đang không biết ăn hải sản uống gì cho tiêu và nhẹ dạ dày.
5.1. Đồ uống nghệ
Chuyên gia dinh dưỡng Paulina Lee, MS, RD, LD , người sáng lập Savvy Stummy (savvystummy.com) cho biết, đồ uống có nghệ có chứa chất curcumin, giúp kích thích túi mật sản xuất mật và có thể giúp cải thiện tiêu hóa.
Cô Paulina Lee cho hay, khả năng chống viêm mạnh mẽ của nghệ có thể chống lại tình trạng viêm ở niêm mạc ruột và khắp cơ thể. Vì vậy, nếu bị đầy bụng khó tiêu do ăn hải sản, bạn hãy thử các đồ uống có nghệ.
5.2. Nước hạt chia
Hạt chia là nguồn thực phẩm cung cấp cả chất xơ hòa tan và không hòa tan nên giữ cho đường tiêu hóa hoạt động tốt.
Cụ thể, trong một thìa canh hạt chia có khoảng 4 gam chất xơ, chiếm 14% lượng khuyến nghị hàng ngày. Vì vậy, người bị đầy bụng và khó tiêu do ăn hải sản hoàn toàn có thể uống nước hạt chia để cải thiện tình trạng.
Cách làm nước hạt chia đơn giản, bạn chỉ cần cho 1-2 thìa hạt chia (khoảng 40g) thả vào 1 lít nước trong khoảng 20-30 phút để cho hạt chia nở hết ra. Khi uống bạn có thể cho thêm vài lát hoa quả hoặc vắt chút nước cốt chanh hoặc cam để tăng hương vị.
5.3. Nước ngâm thảo dược
Bạn có thể tự tạo ra loại thuốc bổ tiêu hóa, giảm đầy bụng và khó tiêu bằng cách pha nước với các loại thảo mộc như bạc hà, húng quế hoặc hương thảo.
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn cần thêm các loại thảo mộc vào một bình nước và để yên trong vài giờ trước khi uống.
5.4. Giấm táo
Một trong các đồ uống hỗ trợ tiêu hóa được nhắc đến nhiều nhất là giấm táo. Không chỉ chứa các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, độ axit cao trong giấm táo giúp phân hủy thức ăn trong dạ dày bằng cách đưa nhiều axit hơn vào đường dạ dày.
Tuy nhiên, trước khi uống giấm táo, bạn nên pha loãng với nước ấm để tránh gây hại cho thực quản và men răng do thức uống này có nhiều axit. Đồng thời nên dùng ống hút khi uống để bảo vệ răng.
III. Ăn hải sản không nên uống gì?
Một số đồ uống bạn không nên uống cùng lúc hoặc ngay sau khi ăn hải sản gồm:
1. Trà xanh
Lượng axit tannic có trong trà khi kết hợp với lượng canxi có trong hải sản cũng sẽ tạo thành canxi không hòa tan, gây kích ứng lên hệ tiêu hóa.
2. Nước sâm
Theo y học cổ truyền, nhân sâm là đại bổ khí còn hải sản là đại hạ khí. Hai thứ này triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng. Do đó, không nên uống nước nhân sâm trong hoặc sau khi ăn hải sản để tránh đau bụng, đầy hơi, khó tiêu.
3. Nước ngọt có ga
Nên tránh uống nước ngọt có ga khi ăn hải sản vì axit cacbonic trong nước ngọt có ga có thể làm giảm khả năng hấp thụ canxi và sắt từ hải sản.
4. Bia
Theo tìm hiểu, ăn hải sản và uống bia cùng lúc dễ làm tăng hàm lượng Acid uric – đây là nguyên nhân gây bệnh gout và bệnh sỏi thận…
Ngoài ra, bia còn làm cản trở quá trình loại bỏ chất kết tủa C5H4O3N4 của cơ thể- một chất có hại tạo thành khi ăn hải sản. Do vậy, bạn không nên uống quá nhiều bia khi ăn hải sản.
5. Nước ép hoa quả giàu vitamin C
Các loại nước ép hoa quả giàu vitamin C như cam, chanh, táo, bưởi, ổi cần hạn chế uống cùng lúc với ăn hải sản. Nếu muốn uống, bạn nên uống sau khoảng 2 ăn hải sản để đảm bảo không gây tác dụng phụ cho cơ thể.
Vì trong các loại hải sản thường chứa một lượng lớn asen pentavenlent. Nếu vitamin C trong hoa quả kết hợp với pentavalent của hải sản sẽ chuyển hoá thành các trioxide asen hay còn gọi là thạch tín sẽ gây ngộ độc, nhiều trường hợp nghiêm trọng còn có thể nguy hiểm đến tính mạng.
6. Các loại đồ uống có tính hàn
Hải sản có tính hàn, trong khi các loại đồ uống như nước lạnh, nước dưa hấu, nước lê… đều có tính thanh mát, giải nhiệt. Bởi vậy, nếu ăn cùng lúc sẽ gây cảm giác khó chịu, đầy bụng, khó tiêu, đặc biệt là người bị yếu bụng.
IV. Hướng dẫn cách ăn hải sản đúng cách, tránh bị khó tiêu
Protein trong hải sản dễ tiêu hóa hơn các loại thịt gia cầm và thịt đỏ vì thịt hải sản có ít mô liên kết hơn. Tuy nhiên, nếu ăn không đúng cách hoặc ăn quá nhiều vẫn có nguy cơ gây đầy bụng và khó tiêu. Do đó, khi ăn hải sản, bạn cần chú ý những vấn đề sau:
1. Ăn đúng lượng
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mỗi tuần, cơ thể cần bổ sung khoảng 8 ounce hải sản (tương đương 226 gram). Bạn nên chia làm 2-3 lần ăn trong tuần (mỗi lần khoảng 100-150g), không nên ăn nhiều trong 1 lần.
Không nên lạm dụng ăn quá nhiều hải sản vì có thể dẫn đến một số triệu chứng như khó tiêu, đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn.
Ngoài ra, rất nhiều người bị dị ứng khi ăn hải sản, đặc biệt là trẻ nhỏ. Mức độ dị ứng tùy thuộc vào loại hải sản và cơ địa của mỗi người. Nhẹ thì có thể chỉ là phát ban, nổi mề đay, cảm giác nóng ruột, ngứa ngáy, khó chịu. Nặng hơn thì là nôn mửa, đi ngoài, tụt huyết áp, khó thở, thậm chí là tử vong do sốc phản vệ.
2. Nấu chín kỹ, chế biến đúng cách
Chế biến hải sản đúng bằng cách rửa sạch hải sản trước khi chế biến, đồng thời đảm bảo đủ nhiệt độ khi chế biến, tránh ăn hải sản sống hoặc chưa chín..
Mặt khác, cần đảm bảo nấu chín kỹ để tiêu diệt hết các vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh đường ruột, thậm chí cả não và mắt…
3. Chọn cách chế biến hợp lý
Tùy thuộc vào khẩu vị và loại hải sản mà cách chế biến thực phẩm này khá đa dạng. Tuy nhiên, nguyên tắc chung là bạn nên hạn chế sử dụng dầu mỡ để tránh gây khó tiêu.
4. Thực phẩm tránh kết hợp
Kết hợp thực phẩm không phù hợp khi ăn hải sản có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Bạn không nên ăn hải sản cùng thực phẩm hoặc đồ uống có tính hàn. Vì theo đông y, hải sản có tính hàn, nên khi ăn cần tránh kết hợp với các thực phẩm mang tính hàn khác như: rau muống, dưa hấu, diếp cá, nước đá… dễ gây đầy bụng, khó tiêu, đặc biệt là những người bụng yếu.
5. Không ăn hoa quả, uống trà ngay sau khi ăn hải sản
Vì trong trà xanh và hoa quả thường có nhiều Tanin. Chất này sẽ cản trở việc hấp thụ protein và canxi của cơ thể.
Ngoài ra, ăn hoa quả sau khi ăn hải sản có thể gây đau bụng, buồn nôn, ói mửa và các triệu chứng khác. Do đó, bạn chỉ nên uống trà xanh và ăn hoa quả sau khi ăn hải sản được 2 tiếng.
6. Đối tượng nên hạn chế hoặc không nên ăn hải sản
Ăn hải sản rất dễ bị dị ứng nên những ai có tiền sử bệnh dị ứng thì không nên ăn hải sản. Ngoài ra, một số đối tượng khác cũng cần thận trọng khi ăn hải sản như:
- Người bị phong thấp, các bệnh về tim, bệnh mỡ trong máu cao, cao huyết áp, các bệnh liên quan tới đường ruột… nên hạn chế ăn hải sản.
- Mẹ bầu và trẻ em không nên ăn các loại hải sản chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá mập (còn gọi là cá nhám), cá kiếm, cá thu, cá hồi (loại lớn), cá kình.
7. Không ăn hải sản đã chết, bị hỏng
Tuyệt đối không ăn hải sản đã chết vì chúng có thể chứa chất độc gây hại cho sức khỏe. Cũng không nên ăn những loại hải sản có màu sắc khác thường vì chúng có thể sống ở vùng nước ô nhiễm.
8. Chọn mua hải sản
Nên chọn mua hải sản ở nơi uy tín và tin cậy để đảm bảo mua được hải sản tươi ngon và chất lượng. Chọn các loại hải sản tươi, có mùi thơm dễ chịu, không bị mốc hay thiu, không bị bể vỏ.
Dưới đây là một số gợi ý khi mua các loại hải sản:
- Tôm: Nên chọn những con tôm còn bơi khỏe, nhảy tanh tách. Nếu là tôm đông lạnh thì nên mua tôm còn nguyên các bộ phận, sờ vào cảm thấy thịt chắc, đàn hồi tốt., không có mùi tanh, ươn.
- Mực: Nên chọn mực có lớp màng nâu bên ngoài da, bao quanh đều, ít sứt sẹo, mực dày mình, trắng đục như cùi dừa, thịt chắc không bị nát.Đầu mực còn dính nguyên và thân.
- Cua và ghẹ: Để mua được cua ghẹ chắc thịt, bạn hãy dùng tay ấn vào phần yếm có bị lún không, nếu không là cua ngon. Nếu muốn chọn cua ghẹ nhiều gạch thì xem ở giữa yếm và mai cua nếu có phần gạch đỏ bên trong là cua ghẹ nhiều gạch.
- Các loại cá: Cá ngon sẽ có mắt trong, nhìn rõ con ngươi, mang cá đỏ tươi, khi dùng tay nhấn vào thịt đàn hồi tốt không bị lún.
- Các loại ốc sò: Nên chọn con ốc đang bò, nếu chạm tay vào là khép miệng lại. Với các loại sò, bạn nên chọn những con không có mùi hôi là được, vì nếu sò chết sẽ có mùi tanh rất khó chịu.
- Bạch tuộc: Mua bạch tuộc khi sờ vào có đàn hồi tốt, không lõng bõng nước, bụng trắng.
Tóm lại, nếu bạn đang thắc mắc ăn hải sản uống gì cho tiêu, nhẹ dạ dày thì có rất nhiều loại đồ uống hữu ích. Điều quan trọng là bạn nên ăn hải sản với lượng vừa phải, tránh ăn quá nhiều sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng khó tiêu và đầy bụng.
Tài liệu tham khảo:
https://www.eatingwell.com/article/7889310/drinks-for-better-digestion/
https://www.eatthis.com/drinks-to-ease-digestion/
https://www.indiatvnews.com/health/7-reasons-why-eating-too-much-fish-can-affect-your-gut-health-2023-08-08-885524
https://www.quora.com/What-can-I-drink-after-a-meal-to-help-digestion
https://www.quora.com/What-can-I-drink-at-night-for-digestion
https://www.healthkart.com/connect/9-best-juices-for-digestion/
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...