Từ lâu, đồ nếp đã trở thành món ăn được yêu thích của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người sau khi ăn đồ nếp bị ợ chua, đầy bụng, khó tiêu. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Có cách nào để thưởng thức món ăn từ đồ nếp mà không lo gặp vấn đề tiêu hóa hay không? Hãy cùng Yumangel tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!
Mục lục
1. Nguyên nhân ăn đồ nếp bị ợ chua
Ợ chua sau khi ăn đồ nếp là tình trạng phổ biến, gây cảm giác khó chịu, đầy bụng. Nhiều người sau khi thưởng thức các món ăn từ nếp như xôi, bánh chưng, chè nếp thường gặp phải hiện tượng trào ngược, nóng rát vùng ngực. Nếu không hiểu rõ nguyên nhân, bạn có thể vô tình lặp lại những thói quen không tốt cho hệ tiêu hóa.
Ngược lại, khi xác định được lý do gây ra tình trạng này, bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, giúp giảm nguy cơ ợ chua và thoải mái tận hưởng các món ngon chế biến từ đồ nếp.
1.1. Tính khó tiêu của gạo nếp
Gạo nếp có độ dẻo cao và chứa nhiều tinh bột, khiến quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn hơn so với gạo tẻ. Khi ăn nhiều, dạ dày phải làm việc nhiều hơn để phân giải lượng tinh bột này, dễ gây đầy bụng và ợ chua. Ngoài ra, gạo nếp có tính nóng, có thể kích thích dạ dày tiết nhiều axit hơn, làm tăng nguy cơ trào ngược và khó chịu đường tiêu hóa.
Để giảm tình trạng này, bạn nên ăn đồ nếp với lượng vừa phải và tránh ăn liên tục trong nhiều ngày.
1.2. Hệ tiêu hóa nhạy cảm
Những người có hệ tiêu hóa yếu, người mắc các bệnh lý như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản hay rối loạn tiêu hóa, thường dễ bị ợ chua sau khi ăn đồ nếp. Lý do là dạ dày của họ có khả năng tiêu hóa kém hơn, khiến thức ăn lưu lại lâu hơn và dễ lên men, gây đầy hơi và trào ngược.
Nếu bạn trong trường hợp trên, hãy cân nhắc ăn đồ nếp với lượng nhỏ, kết hợp với thực phẩm dễ tiêu hóa như rau xanh hoặc gừng để giảm kích thích dạ dày.
1.3. Thói quen ăn uống chưa hợp lý
Việc ăn quá nhiều đồ nếp trong một bữa hoặc ăn vào buổi tối có thể khiến dạ dày bị quá tải, gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, việc ăn đồ nếp với thực phẩm nhiều dầu mỡ, nước có ga hay đồ ăn cay nóng cũng làm tăng nguy cơ ợ chua.
Ngoài ra, nhiều người có thói quen nằm ngay sau khi ăn, khiến thức ăn chưa kịp tiêu hóa bị đẩy ngược lên thực quản, dẫn đến trào ngược axit. Để tránh bị ợ chua, bạn nên ăn đồ nếp vào ban ngày, nhai kỹ khi ăn và tránh nằm ngay sau khi ăn ít nhất 30-60 phút.
2. Cách khắc phục khi bị ợ chua sau khi ăn đồ nếp
Hiểu rõ những nguyên nhân ăn đồ nếp bị ợ chua là bước đầu tiên để hạn chế tình trạng này. Vậy khi đã gặp phải, bạn cần làm thế nào để khắc phục tình trạng ợ chua nhanh chóng và hiệu quả? Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn giảm bớt cảm giác khó chịu và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
2.1. Uống nước ấm hoặc trà gừng
Nước ấm có tác dụng làm dịu dạ dày, giúp thức ăn được tiêu hóa nhanh hơn, từ đó giảm cảm giác đầy hơi và ợ chua. Bên cạnh đó, trà gừng có tính ấm, giúp trung hòa axit trong dạ dày, kích thích tiêu hóa và giảm tình trạng buồn nôn, khó tiêu.
2.2. Sử dụng men tiêu hóa nếu cần
Men tiêu hóa có tác dụng hỗ trợ phân giải tinh bột và protein, giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Đối với những người có hệ tiêu hóa yếu hoặc thường xuyên bị đầy bụng, ợ chua khi ăn đồ nếp, việc bổ sung men tiêu hóa có thể giúp giảm bớt áp lực cho dạ dày.
Tuy nhiên, men tiêu hóa không nên được sử dụng thường xuyên mà chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết. Tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để có thể sử dụng men tiêu hóa đúng cách, hiệu quả và khoa học.
2.3. Vận động nhẹ sau khi ăn
Sau khi ăn đồ nếp, bạn nên tránh ngồi hoặc nằm ngay, vì điều này có thể làm thức ăn bị ứ đọng trong dạ dày, gây trào ngược axit. Thay vào đó, hãy đi bộ nhẹ nhàng trong khoảng 10-15 phút để kích thích nhu động ruột, giúp hạn chế ợ chua đồng thời hỗ trợ quá trình trao đổi chất, giảm nguy cơ đầy bụng, khó tiêu hiệu quả.
2.4. Massage bụng để giảm đầy hơi
Nếu đã áp dụng các phương pháp trên vẫn khiến tình trạng ợ chua, đầy bụng của bạn không giảm, hãy thử phương pháp massage bụng trong khoảng từ 5-10 phút. Việc bạn xoa bụng nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ sẽ giúp kích thích dạ dày dễ dàng hơn, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và giảm cảm giác đầy bụng, khó chịu.
2.5. Tránh thực phẩm có tính axit ngay sau khi ăn
Ngoài ra, sau khi ăn đồ nếp, bạn nên tránh sử dụng các thực phẩm có tính axit cao như cam, chanh, cà chua,… vì chúng có thể kích thích dạ dày tiết nhiều axit hơn, làm tình trạng ợ chua trở nên nghiêm trọng.
3. Phòng ngừa ợ chua khi ăn đồ nếp
Mặc dù áp dụng các biện pháp khắc phục sẽ giúp bạn giảm bớt cảm giác khó chịu do ợ chua gây ra. Tuy nhiên, để tránh tình trạng này tái diễn, việc chủ động phòng ngừa là điều rất quan trọng. Dưới đây là một số cách phòng ngừa ợ chua khi ăn đồ nếp đơn giản mà bạn có thể tham khảo.
3.1. Ăn chậm, nhai kỹ
Ăn quá nhanh khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn, dễ gây đầy bụng và ợ chua. Đặc biệt, đồ nếp có rất dẻo, khó tiêu hơn so với cơm thường, nên nếu không nhai kỹ, dạ dày sẽ gặp khó khăn khi tiêu hóa. Vì vậy, bạn nên ăn từ tốn, nhai kỹ để giảm áp lực cho dạ dày và giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn.
3.2. Không ăn quá nhiều đồ nếp cùng lúc
Ăn quá nhiều đồ nếp trong một bữa có thể khiến dạ dày bị quá tải, gây đầy hơi và khó tiêu. Đặc biệt, nếu ăn vào buổi tối, thức ăn dễ bị tồn đọng lâu trong dạ dày, làm tăng nguy cơ ợ chua. Tốt nhất, bạn chỉ nên ăn một lượng vừa đủ và tránh ăn đồ nếp sát giờ đi ngủ để dạ dày không phải co bóp quá nhiều.
3.3. Kết hợp với thực phẩm dễ tiêu hóa
Để giảm nguy cơ đầy bụng, bạn nên ăn đồ nếp kèm theo rau xanh, củ quả hoặc các món thanh đạm. Những thực phẩm này giúp cân bằng dinh dưỡng và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Chẳng hạn, khi ăn xôi, bạn có thể kết hợp với một ít dưa góp hoặc uống trà gừng để giúp dạ dày tiêu hóa dễ dàng hơn.
3.4. Tránh thực phẩm kích thích dạ dày
Một số thực phẩm như nước ngọt có ga, sữa tươi, đồ chiên xào hoặc món cay nóng có thể khiến dạ dày tiết nhiều axit hơn, làm bạn dễ bị ợ chua sau khi ăn đồ nếp. Vì vậy, khi dùng các món từ nếp, bạn nên hạn chế ăn kèm những thực phẩm này để tránh làm tình trạng khó tiêu trở nên nghiêm trọng hơn.
3.5. Không nằm ngay sau khi ăn
Sau khi ăn xong, nếu bạn nằm ngay, thức ăn trong dạ dày chưa kịp tiêu hóa có thể bị đẩy ngược lên thực quản, gây ợ chua và khó chịu. Để tránh tình trạng này, bạn nên ngồi thẳng hoặc đi lại nhẹ nhàng trong khoảng 30-60 phút sau khi ăn. Đồng thời, hoạt động nhẹ nhàng cũng giúp dạ dày làm việc hiệu quả hơn.
Lời kết: Trên đây là chia sẻ của chúng tôi xoay quanh vấn đề ăn đồ nếp bị ợ chua cũng như cách xử lý khi gặp tình trạng này. Hy vọng những thông tin trong bài viết là hữu ích với bạn. Và đừng quên chia sẻ, theo dõi Yumangel để cập nhật thêm nhiều những kiến thức sức khỏe hữu ích nhé!