Skip to main content

Viêm loét dạ dày nên uống gì? Bỏ túi 14+ đồ uống có lợi

Nếu bạn đang thắc mắc không biết bệnh viêm loét dạ dày nên uống gì tốt để hỗ trợ và phòng ngừa điều trị bệnh thì tuyệt đối đừng bỏ qua các loại đồ uống Yumangel đề xuất dưới đây nhé.

I. Đồ uống điều trị viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng lớp màng bên ngoài dạ dày bị bào mòn, để lộ ra phần ruột. Nguyên nhân chính gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori); dùng thuốc giảm đau, kháng viêm thường xuyên; nhịn đói; ăn quá khuya; ăn uống thiếu khoa học…

Để điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả dứt điểm, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn và chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Vậy viêm loét dạ dày nên uống thuốc gì để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát? Dưới đây là câu trả lời chính xác:

Nhóm đồ uống điều trị viêm loét dạ dày gồm thuốc điều trị và các chế phẩm giảm triệu chứng viêm loét dạ dày. Cùng với đó là các đồ uống có tác dụng dịu cơn đau/hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày.

1. Thuốc trị viêm loét dạ dày, chế phẩm giảm triệu chứng viêm loét dạ dày

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và sức khỏe của từng bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định các nhóm thuốc điều trị viêm loét dạ dày như sau:

  • Nhóm thuốc trung hoà axit: Tác dụng cân bằng axit dịch dịch vị, giảm đau, bảo vệ tế bào. Một số chế phẩm của thuốc có thể che phủ bảo vệ, chống đầy hơi. Thành phần thuốc gồm: trisilicate, canxi carbonate, nhôm hydroxide…
  • Nhóm thuốc kháng thụ thể H2: Công dụng giảm sản sinh axit dạ dày, giảm các triệu chứng đau, nóng rát, khó chịu và giúp làm lành vết loét. Thuốc thường dùng là famotidine, cimetidine, nizatidine…
  • Nhóm ức chế bơm Proton: Tác dụng chậm hơn nhóm kháng axit nhưng lại có hiệu quả ức chế axit mạnh nhất và có khả năng cao nhất trong kiểm soát axit dịch vị. Loại thuốc PPI thường dùng là omeprazole, rabeprazole, lansoprazole, esomeprazole, pantoprazole…
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Một số loại thuốc tăng cường bảo vệ niêm mạc dạ dày được dùng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng gồm: Sucralfate, Bismuth, Rebamipide, Misoprostol…
  • Thuốc kháng sinh: Công dụng tiêu diệt vi khuẩn HP/Helicobacter pylori, dùng khi bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn này. Tùy vào tiền sử và khả năng dung nạp thuốc mà bác sĩ có thể chọn các loại kháng sinh như amoxicillin, clarithromycin, tetracycline, metronidazole…

Almagate là một hoạt chất có tác dụng tốt trong điều trị triệu chứng của các bệnh lý liên quan đến dạ dày, trung hòa axit dạ dày và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Để giải quyết nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm loét dạ dày, người bệnh có thể tham khảo và uống thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.

Thành phần chính Almagate (1g) trong Yumangel có khả năng trung hòa acid dạ dày, giúp giảm đau nhanh chóng. Mặt khác, thuốc được bào chế  ở dạng hỗn dịch sẽ tạo ra lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các yếu tố gây hại.

Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm loét dạ dày sau 5-10 phút sử dụng.

2. Đồ uống dịu cơn đau/hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày

Nếu đang thắc mắc viêm loét dạ dày nên uống nước gì, người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn các loại đồ uống dịu cơn đau/hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày dưới đây:

2.1. Nước mật ong

Theo Đông y, mật ong có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa mạnh và giúp làm giảm tiết acid dịch vị dạ dày. Do đó, người bệnh viêm loét dạ dày có thể uống nước mật ong để cải thiện bệnh theo hướng dẫn sau: 

  • Cách 1: Pha 2 thìa mật ong nguyên chất với 300ml nước ấm và uống vào buổi sáng trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. 
  • Cách 2: Pha 2 thìa mật ong nguyên chất với 2 thìa tinh bột nghệ cùng 250ml nước ấm. Sau khi khuấy tan đều 2 nguyên liệu với nhau bạn nên uống ngay khi nước còn ấm.
Theo Đông y, mật ong có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa mạnh và giúp làm giảm tiết acid dịch vị dạ dày.

2.2. Trà gừng

Các thành phần Oleoresin và Tecpen trong gừng được biết đến với công dụng trung hóa axit, giảm đau và chống viêm cho người mắc bệnh dạ dày tá tràng rất tốt. Bệnh nhân viêm loét dạ dày có thể uống trà gừng để ngăn ngừa vết loét lan rộng và hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng hơn. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: 1 củ gừng, mật ong. 
  • Thực hiện: Gừng rửa sạch, gọt bỏ rồi thái thành từng lát mỏng. Cho vò hãm với nước sôi trong khoảng 10 phút.
  • Cách dùng: Cho mật ong nước nước trà gừng khuấy đều lên rồi uống khi còn ấm. Lưu ý không nên dùng quá 4 gram gừng mỗi ngày.
Các thành phần Oleoresin và Tecpen trong gừng được biết đến với công dụng trung hóa axit, giảm đau và chống viêm cho người mắc bệnh dạ dày tá tràng rất tốt.

2.3 Trà cam thảo

Cam thảo có tác dụng giảm viêm loét dạ dày và các triệu chứng như buồn nôn, ợ chua do bệnh gây ra. Cách uống trà cam thảo như sau: 

  • Chuẩn bị: 4 lát cam thảo. 
  • Thực hiện: Người bệnh chỉ cần cho 4 lát cam thảo vào hãm cùng 200ml nước sôi sau đó đợi khoảng 4-5 phút là có thể uống. 
  • Lưu ý: Không nên dùng vượt quá 8g cam thảo/ngày. Người viêm loét  dạ dày mắc thêm bệnh tiểu đường thì nên hạn chế sử dụng.
Viêm loét dạ dày nên uống trà cam thảo.

II. Đồ uống tăng cường sức khỏe dạ dày

Theo nghiên cứu, nước chiếm đến 70% trọng lượng cơ thể con người. Nước cung cấp nguồn khoáng chất, vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy cần thiết giúp nuôi dưỡng tế bào trong mọi hoạt động của cơ thể.

Đối với người mắc bệnh viêm loét dạ dày, cơ thể thường có xu hướng mất nhiều nước hơn do các triệu chứng bệnh gây ra. Vì vậy, người bệnh bị mệt mỏi và lúc này việc bổ sung nước là điều cần thiết.

Dưới đây là một số công dụng của nước với bệnh viêm loét dạ dày:

  • Giảm triệu chứng khó chịu: Đau bụng, khó tiêu, đầy hơi là các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm loét dạ dày. Bổ sung nước đầy đủ giúp làm loãng lượng axit có trong dạ dày và đẩy chúng xuống ruột non (tá tràng). 
  • Giúp hỗ trợ tiêu hóa: Nước khi đi vào cơ thể có tác dụng vận chuyển các chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể,  trong đó có hệ tiêu hóa. Nước cũng hỗ trợ quá trình chuyển hóa thức ăn và hấp thu dưỡng chất của cơ thể tốt hơn. Ngoài ra, nước còn giúp đào thải các độc tố tích tụ bên trong cơ thể ra ngoài qua đường nước tiểu và đường phân. Bệnh nhân viêm loét dạ dày uống đủ nước giúp kích thích cơ thể sản xuất các tế bào mới đồng thời hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn.
  • Tăng cường miễn dịch: Bổ sung nước đầy đủ và hợp giúp loại bỏ các tác nhân gây hại trong cơ thể, cân bằng lại lượng bạch huyết. Từ đó, hỗ trợ cải thiện và tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại bệnh tật.

Nhóm đồ uống tăng cường sức khỏe dạ dày người viêm loét dạ dày nên uống gồm: đồ uống chứa nhiều lợi khuẩn; đồ uống bổ sung vitamin, chất xơ, tăng đề kháng và đồ uống chống oxy hóa

1. Đồ uống chứa nhiều lợi khuẩn

1.1. Sữa chua

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, axit lactic trong nước sữa chua có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn Hp – một trong các nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.  

Ngoài ra, sữa chua còn giúp tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể chống chọi tốt hơn với bệnh viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, khi uống sữa chua người bệnh cần lưu ý:

  • Mỗi ngày người bị viêm loét dạ dày nên uống khoảng 1 – 2 ly sữa chua hoặc ăn 1-2 hộp sữa chua.
  • Thời điểm ăn sữa chua phù hợp là sau bữa ăn chính khoảng 30 phút.
Axit lactic trong nước sữa chua có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn Hp – một trong các nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.

1.2. Sữa chua uống

Tương tự như sữa chua, sữa chua uống cũng là một thực phẩm tốt cho những người bị viêm loét dạ dày vì giúp tăng lượng vi khuẩn tốt và có lợi trong hệ tiêu hóa. Sữa chua uống có chứa men vi sinh giúp tăng đề kháng cho cơ thể chống lại vi khuẩn có hại.

Người bị viêm loét dạ dày nên uống sữa chua uống

1.3. Nước giấm táo

Nghiên cứu cho thấy, giấm táo chứa nhiều enzyme, amino axit và lợi khuẩn hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa, cân bằng môi trường đường ruột. Khi uống giấm táo, bệnh nhân viêm loét dạ dày cần lưu ý: 

  • Lượng giấm táo nên uống 1 ngày khoảng từ 15 – 30ml, không lạm dụng uống quá nhiều. 
  • Thời điểm thích hợp để uống nước giấm táo là trước khi ăn.
  • Nên pha giấm táo với nước ấm rồi mới uống, tránh uống giấm táo nguyên chất.
Giấm táo là đồ uống chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho bệnh nhân viêm loét dạ dày.

2. Đồ uống bổ sung vitamin và chất xơ, tăng đề kháng

Các loại đồ uống bổ sung vitamin và chất xơ, tăng đề kháng tốt cho bệnh nhân viêm loét dạ dày gồm:

2.1. Nước ép cà rốt

Cà rốt có chứa các thành phần tự nhiên có tính kiềm cùng beta-carotene có khả trung hòa axit thừa trong dạ dày, bảo vệ lớp chất nhầy bao bọc niêm mạc dạ dày. Từ đó làm thuyên giảm các triệu chứng ợ do viêm loét dạ dày.

  • Cách 1: Uống nước ép cà rốt nguyên chất.
  • Cách 2: Kết hợp nước ép cà rốt với nước ép dưa chuột và củ cải trắng. 
  • Cách 3: Nước ép cà rốt kết hợp với lá bạc hà hoặc gừng cũng làm tăng tác dụng với bệnh viêm loét dạ dày.
Nước ép cà rốt

2.2. Nước ép rau cải xanh

Các dưỡng chất vitamin A, E, C, K, carotene, acid nicotinic, chất xơ, albumin trong rau cải xanh có khả năng hỗ trợ giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giảm các triệu chứng khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi và hỗ trợ làm lành các vết loét do viêm loét dạ dày.

Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ dồi dào trong nước ép rau cải xanh còn giúp kích thích quá trình tiêu hóa thức ăn, ngăn rối loạn tiêu hóa và khó tiêu của bệnh viêm loét dạ dày.

  • Chuẩn bị: 300g rau cải xanh.
  • Thực hiện: Rau cải xanh rửa sạch rồi đem ngâm trong nước muối loãng khoảng 30 phút. Sau đó vớt ra cho ráo nước rồi cho vào máy ép lấy nước rau cải xanh nguyên chất và uống trực tiếp.
  • Lưu ý: Mỗi ngày uống 1 lần, lượng rau cải tối đa nên dùng trong ngày là 300g. 
Nước ép rau cải xanh

4.3. Nước ép táo

Táo rất giàu pectin, chất xơ hòa tan nên có khả năng hỗ trợ quá trình tiêu hoá. Tuy nhiên, người bị trào ngược dạ dày chỉ nên sử dụng táo ngọt, không nên dùng táo xanh, táo chua. 

  • Chuẩn bị: Táo ngọt.
  • Thực hiện: Táo rửa sạch rồi cho vào máy ép ép lấy nước. Pha nước ép táo với nước ấm rồi uống. Mỗi ngày uống tối đa 2 cốc nước ép táo.
Táo rất giàu pectin, chất xơ hòa tan nên có khả năng hỗ trợ quá trình tiêu hoá.

4.4. Sữa

Nếu bạn đang thắc mắc rằng viêm loét dạ dày có nên uống sữa không thì câu trả lời là. Miễn là lựa chọn được loại sữa cũng như cách uống phù hợp. 

Sữa hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn HP – nguyên nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày, đồng thời cung cấp protein giúp giảm đau và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Một số loại sữa phù hợp với người bị viêm loét dạ dày gồm:

  • Sữa tươi.
  • Sữa ông thọ.
  • Các loại sữa hạt giàu protein và chất xơ (trừ sữa đậu nành).
  • Sữa gạo.
Sữa hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn HP – nguyên nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày

4.5. Nước lọc

Uống nước lọc hàng ngày có tác dụng thanh lọc cơ thể, đào thải các độc tố bên trong ra ngoài và cho hệ tiêu hóa, tuần hoàn được khỏe mạnh hơn.

  • Lượng nước lọc: Bệnh nhân viêm loét dạ dày nên bổ sung đủ khoảng từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
  • Cách uống: Nên chia nhỏ nước thành nhiều lần uống, không nên uống quá nhiều một lúc.
  • Thời điểm uống: Thời điểm phù hợp để uống nước lọc là trước ăn 1 tiếng hoặc sau khi ăn. Điều giúp đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa luôn và giảm triệu chứng của bệnh viêm loét. 
Nước lọc tốt cho bệnh nhân viêm loét dạ dày

 3. Đồ uống chống oxy hóa

Các đồ uống chống oxy hóa tốt cho tình trạng bệnh viêm loét dạ dày người bệnh có thể uống gồm:

3.1. Nước dừa

Không chỉ cung cấp chất điện giải như kali, nước dừa còn có khả năng chống oxy hóa và cân bằng độ PH trong dạ dày. Hơn thế, nước dừa còn có nhiều canxi, photpho, magie và lượng lớn enzyme tự nhiên. Đây đều là các dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và giúp bù nước, chất điện giải cho cơ thể rất tốt.

  • Lượng nước dừa nên uống: Người bị trào ngược dạ dày nên uống 2 cốc nước dừa/ngày.
  • Thời điểm uống: Nên uống nước dừa vào buổi sáng và tối để hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày.

Tìm hiểu thêm thông tin tại: Viêm loét dạ dày uống nước dừa được không

Không chỉ cung cấp chất điện giải như kali, nước dừa còn có khả năng chống oxy hóa và cân bằng độ PH trong dạ dày.

3.2. Trà hoa cúc

Trà hoa cúc có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa, chống co thắt và làm dịu dạ dày. Bệnh nhân viêm loét dạ dày uống trà hoa cúc hỗ trợ cải thiện triệu chứng khó tiêu, đầy hơi và đau bụng hiệu quả.

  • Chuẩn bị: 10g hoa cúc khô.
  • Thực hiện: Bạn lấy 10g hoa cúc khô hãm với nước sôi trong khoảng 10 phút. Khi uống có thể cho thêm mật ong vào.
Trà hoa cúc có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa, chống co thắt và làm dịu dạ dày.

3.3. Trà bạc hà

Trà bạc hà có chứa các chất chống oxy hoá, có khả năng hỗ trợ đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể và hỗ trợ tiêu hóa. Bạc hà có công dụng giảm viêm loét dạ dày, giảm đau và hội chứng ruột kích thích. 

  • Khi bị đau do viêm loét dạ dày, người bệnh có thể 1 cốc trà bạc hà hoặc ăn trực tiếp vài lá bạc thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể.
  • Người bị viêm loét dạ dày có triệu chứng nôn và buồn nôn có thể uống nước ép lá bạc hà để cải thiện tình trạng bệnh. 
  • Mỗi ngày người bệnh chỉ nên sử dụng tối đa 8g lá bạc hà tươi để áp lấy nước uống. 
Bạc hà có công dụng giảm viêm loét dạ dày, giảm đau và hội chứng ruột kích thích.

3.4. Nước ép lựu

Quả lựu chứa rất nhiều vitamin, protein, chất xơ có tác dụng điều hòa nhu động ruột và giảm các cơn đau dạ dày. Hàm lượng chất xơ, vitamin C và kali dồi dào trong quả lựu khi đi vào cơ thể giúp hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh, tiêu hóa thức ăn tốt.

Chất chống oxy hóa, canxi, vitamin E, vitamin A và acid folic trong lựu có lợi trong việc tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.

  • Chuẩn bị: 1-2 quả lựu.
  • Thực hiện: Rửa sạch lựu rồi cắt thành từng miếng. Cho vào máy ép lấy nước cốt. Có thể uống nước ép lựu nguyên chất hoặc pha thêm với nước ấm. 
Quả lựu chứa rất nhiều vitamin, protein, chất xơ có tác dụng điều hòa nhu động ruột và giảm các cơn đau dạ dày.

III.  Viêm loét dạ dày không nên uống gì?

Bên cạnh các loại nước uống tốt cho bệnh viêm loét dạ dày, người bệnh cũng nên lưu ý một số loại nước không tốt cho dạ dày dưới đây để tránh tình trạng bệnh nặng hơn:

1. Đồ uống có cồn

Rượu, bia và các đồ uống chứa cồn sẽ gây kích thích dạ dày tiết axit và vết loét gây đau dạ dày. Thậm chí, vết loét bị xuất huyết khiến bệnh trở nặng và nghiêm trọng hơn.

Không chỉ vậy, đồ uống có cồn còn làm suy giảm chức năng của niêm mạc dạ dày khiến hệ tiêu hóa hoạt động không hiệu quả tăng nguy cơ viêm loét. Chất phụ gia, bảo quản hoặc hợp chất có trong rượu còn có thể gây kích ứng và tác động tiêu cực đến dạ dày, làm gia tăng triệu chứng đau rát.

Người bị viêm loét dạ dày không nên tiêu thụ đồ uống có cồn như rượu, bia

2. Đồ uống có ga

Đồ uống có ga thường chứa carbon dioxide hoặc các hợp chất carbonat. Vì vậy khi uống, khí CO2 sẽ tạo ra áp lực trong dạ dày gây kích thích niêm mạc dạ dày gây tăng tiết axit dẫn đến ợ hơi, ợ chua và làm tăng nguy cơ viêm loét.

Mặt khác, tiêu thụ nước uống có ga còn làm tích tụ khí trong dạ dày dẫn đến chướng bụng, làm dạ dày phình to. Nguy hiểm hơn có thể làm bục dạ dày ở chỗ yếu như vết loét cũ.

Đồ uống có ga gây chướng bụng, khó tiêu và kích thích dạ dày

3. Đồ uống chứa chất kích thích

Ví dụ như cà phê có thể kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị axit hơn, nhất là khi uống quá nhiều và liên tục. Lúc này, lượng axit trong dạ dày tăng mạnh gây mất kiểm soát tình trạng bệnh. 

Ngoài ra, các loại thức uống chứa nhiều caffeine khác như trà đen, soda hoặc socola sữa cũng có thể gây tác dụng tương tự. Vì vậy, người bị viêm loét dạ dày không nên uống.

Đồ uống chứa chất kích thích như cà phê, trà đen không tốt cho sức khỏe dạ dày

4. Đồ uống quá ngọt, quá chua

Đồ uống quá chua như nước chanh, nước mơ, nước sấu, nước me…. khi uống vào sẽ làm tăng lượng axit dạ dày khiến vết thương cũ có thể tái loét gây đau.

Trong khi đó, tiêu thụ đồ uống quá ngọt với hàm lượng đường quá cao sẽ khiến vết loét nghiêm trọng hơn dẫn tới các cơn đau nghiêm trọng.

Đồ uống quá chua người viêm loét dạ dày không nên uống gồm nước chanh, nước mơ, nước sấu, nước me…

Trong bài viết này chúng ta đã tìm hiểu về những loại đồ uống phù hợp với người bị viêm loét dạ dày. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi viêm loét dạ dày nên uống gì và có thêm kiến thức về viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, hỗ trợ cho quá trình điều trị.

Đừng bỏ qua:

5/5 - (2 bình chọn)
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.