Người bị viêm loét dạ dày nên ăn khoai lang vì loại củ này có tác dụng kháng viêm, giảm áp lực cho dạ dày, hỗ trợ phục hồi và bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày. Cùng Yumangel tìm hiểu bị viêm loét dạ dày ăn khoai lang được không qua bài viết sau!
Mục lục
I. Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của khoai lang với sức khỏe
Khoai lang hiện có 3 loại phổ biến nhất là khoai lang tím, khoai lang mật và khoai lang trắng. Dưới đây là bảng thành phần các chất dinh dưỡng có trong 100g khoai lang kèm theo định lượng của từng dưỡng chất:
Dinh dưỡng | Định lượng |
Năng lượng | 333 kcal |
Tinh bột | 80g |
Chất xơ | 3.6g |
Protein (Chất đạm) | 2.2g |
Canxi | 95mg |
Folat | 11μg |
Magie | 201mg |
Vitamin B6 | 0.581mg |
Vitamin B5 | 0.8mg |
Vitamin PP | 0.6mg |
β-caroten | 150μg |
Với bảng thành phần dinh dưỡng phong phú ở trên, ăn khoai lang giúp mang lại các tác dụng sau với sức khỏe:
- Bảo vệ vết loét.
- Làm giảm căng thẳng.
- Chống viêm, kháng khuẩn.
- Tăng cường trí nhớ.
- Hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị ung thư
- Giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
- Kiểm soát bệnh đái tháo đường.
- Quản lý cân nặng.
- Cải thiện da và tóc.
- Hỗ trợ tiêu hóa.
- Điều hòa huyết áp.
- Ngăn ngừa sự thiếu hụt vitamin A.
- Cải thiện thị lực.
II. Viêm loét dạ dày ăn khoai lang được không?
Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương và viêm sưng, lâu dần tạo thành các vết loét. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phổ biến nhất là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter. pylori (HP); dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) kéo dài. Một số nguyên nhân ít gặp hơn như tăng tiết axit trong dạ dày; hội chứng Zollinger-Ellison..
Các vết loét dạ dày nhỏ trong giai đoạn đầu có thể tự khỏi thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt mà không cần điều trị. Tuy nhiên, với các vết loét lớn gây nhiều triệu chứng, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ ngày để được tư phương án điều trị hiệu quả nhất.
Trong các yếu tố điều trị bệnh viêm loét dạ dày, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng. Một chế độ ăn khoa học giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh mau chóng hơn và ngược lại. Vậy người bị viêm loét dạ dày ăn được khoai lang không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị viêm loét dạ dày không chỉ được ăn mà nên ăn loại củ này vì những lý do sau:
- Giúp giảm căng thẳng cho dạ dày: Tinh bột trong khoai lang dễ tiêu hoá, khi vào dạ dày giúp thấm bớt acid dịch vị dạ dày và không gây cọ xát mạnh với niêm mạc dạ dày. Điều này giúp tránh vết loét dạ dày nặng hơn. Mặt khác, chất xơ trong khoai lang còn giúp giảm áp lực cho dạ dày, tạo lớp nhầy bao quanh niêm mạc dạ dày tránh tiếp xúc trực tiếp với acid dịch vị gây đau và giảm giảm lượng acid dư thừa trọng dạ dày. Vitamin B6 trong khoai lang hỗ trợ các quá trình trao đổi chất và tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, tránh đầy bụng, ợ hơi…
- Hỗ trợ phục hồi và bảo vệ thành niêm mạc dạ dày: Lượng tinh bột dồi dào trong khoai lang đi vào dạ dày tạo thành một lớp màng dịch nhầy bao quanh niêm mạc dạ dày. Từ đó giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tác nhân gây viêm loét dạ dày như vi khuẩn Hp hay dư thừa acid dịch vị.
- Kháng viêm: Khoai lang có chứa các thành phần có tác dụng kháng viêm.. Cụ thể là chất chống oxy hóa β-caroten giúp giảm thiểu các gốc tự do gây hại trong cơ thể, bảo vệ dạ dày và đẩy lùi các phản ứng sưng, viêm. Magie có tác dụng duy trì ổn định hệ cơ và các chức năng của các dây thần kinh. Từ đó chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ stress kéo dài viêm loét dạ dày.
>>> Tìm hiểu thêm: viêm loét dạ dày nên ăn rau gì
III. Cách sử dụng khoai lang đúng cho người bị viêm loét dạ dày
Bệnh nhân viêm loét dạ dày được ăn khoai lang nhưng cần chú ý ăn đúng cách với lượng phù hợp. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách ăn khoai lang người bị viêm loét dạ dày có thể tham khảo:
1. Lượng khoai lang nên ăn
Người bệnh viêm loét dạ dày nên ăn khoai lang với lượng khoảng 100g/ngày, tần suất ăn từ 3-4 lần/tuần.
Không nên lạm dụng ăn quá nhiều khoai lang cùng một lúc vì có thể gây áp lực tiêu hóa nặng nề lên dạ dày. Hậu quả là dẫn đến chướng bụng, đầy hơi, tăng tiết acid dịch vị dạ dày gây ợ chua, trào ngược hay đau dạ dày.
2. Thời điểm ăn
Người bệnh viêm loét dạ dày nên ăn khoai lang sau bữa ăn 1 giờ để tránh bị đầy bụng và khó tiêu. Vì theo nghiên cứu, cần khoảng 4-5 tiếng cơ thể mới có thể tiêu hóa được hết lượng dưỡng chất trong khoai lang.
Không nên ăn khoai lang vào 2 thời điểm sau:
- Lúc đói: Vì khoai lang có hàm lượng đường và tinh bột dồi dào nên nếu ăn khi bụng sẽ khiến dạ dày đột ngột phải tiêu hóa mạnh, dẫn đến quá tải. Hậu quả là gây khó tiêu và có thể ảnh hưởng xấu đến các vết thương trên thành dạ dày.
- Buổi tối: Hoạt động tiêu hoá thức ăn vào buổi tối diễn ra yếu. Nếu ăn khoai lang vào thời điểm này thì lượng dưỡng chất trong khoai lang không được tiêu hóa có thể gây đầy bụng, ợ hơi. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày mà còn gây khó ngủ.
3. Loại khoai lang nên ăn
Bệnh nhân viêm loét dạ dày có thể ăn khoai lang tím, khoai lang ruột vàng và khoai lang mật. Tuy nhiên, khi chọn mua khoai lang cần chú ý những điều sau:
- Chọn củ khoai lang có màu sắc đậm: Nên chọn khoai lang có màu như cam, tím hoặc đỏ. Vì các màu sắc này đặc trưng cho lượng chất chống oxy hóa như β-carotene, lycopene,… giúp hạn chế sưng và viêm loét dạ dày.
- Không dùng khoai lang bị hà, có đốm đen hoặc mọc mầm: Đây là các dấu hiệu thấy khoai lang không được bảo quản tốt nên dễ bị nhiễm nấm mốc. Cụ thể, nếu vỏ khoai có đốm đen hoặc nâu là biểu hiện của bệnh nấm đen, bệnh sinh ra độc tố ipomeamarone gây hại cho gan. Đặc biệt, độc tố này không mất đi ngay cả khi bạn đã chế biến và nấu chín.
4. Chỉ ăn khoai lang chín
Người bị viêm loét dạ ăn khoai lang chín mềm nên dễ tiêu hóa và có khả năng bảo vệ, phục hồi các vết thương trên thành dạ dày.
Không nên ăn khoai lang sống vì rất cứng và khó tiêu hóa, đặc biệt có nhiều enzym gây kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn đến đầy hơi, ợ chua, buồn nôn,…
IV. Lưu ý khác cho người viêm loét dạ dày khi ăn khoai lang
Ngoài việc tuân thủ liều lượng, cách chế biến, thời điểm và loại khoai lang nên ăn, khi ăn khoai lang người bệnh viêm loét dạ dày cũng cần chú ý thêm các vấn đề sau:
- Đối tượng không nên ăn khoai lang: Những người có bệnh lý thận; người đang bị đầy bụng nếu ăn khoai lang có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.
- Đối tượng cần thận trọng khi ăn khoai lang: Những người quá mẫn cảm với một số thành phần trong khoai lang hoặc những người mắc bệnh tiểu đường cần thận trọng khi ăn khoai lang.
- Không ăn vỏ khoai lang: Khoai lang nằm dưới đất nên phần vỏ có thể tiếp xúc với các chất độc trong lòng đất. Vỏ khoai lang cũng chứa nhiều xeton nên nếu ăn có thể gây ngộ độc với biểu hiện đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy,…
- Không nên ăn khoai lang với quả hồng: Các chất pectin và tannin trong quả hồng khi vào dạ dày sẽ phản ứng với lượng acid dịch vị tiết ra. Điều này khiến tình trạng viêm loét dạ dày nặng hơn, thậm chí là chảy máu dạ dày, sỏi hoặc các bệnh đường ruột khác.
- Không ăn khoai lang thay thế hoàn toàn cho cơm: Vì ăn quá nhiều khoai có thể gây chướng bụng, đầy hơi và khó tiêu. Thay vào đó, bạn nên ăn khoai lang và cơm đan xen, điều này sẽ tốt hơn cho dạ dày hơn so với việc ăn khoai lang thay thế hoàn toàn cơm.
- Không ăn khoai để quá lâu: Khoai lang để quá lâu có thể làm tăng đáng kể lượng đường trong loại củ này.
V. Gợi ý 5 món ăn từ khoai lang tốt cho người viêm loét dạ dày
Bệnh nhân viêm loét dạ dày có thể chế biến khoai lang thành nhiều món khác nhau để thay đổi khẩu vị. Ví dụ như khoai lang luộc/hấp, canh sườn non hầm củ quả; khoai lang nghiền gừng…
Dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý một số món ăn từ khoai lang tốt cho bệnh nhân viêm loét dạ dày, bạn có thể tham khảo và áp dụng:
1. Khoai lang luộc/hấp
Khoai lang luộc/hấp là món ăn dễ chế biến và dễ làm lại tốt cho sức khỏe dạ dày. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị: 2 củ khoai lang.
- Cách luộc: Đối với khoai lang luộc bạn rửa sạch và để nguyên vỏ. Cho vào nồi luộc chín, khi ăn thì bóc bỏ vỏ. Đối với khoai lang hấp, bạn đem rửa sạch khoai lang, gọt vỏ rồi cắt thành các khúc nhỏ. Cho khoai lang vào nồi hấp cho tới khi chín mềm
- Hướng dẫn ăn: Người bị viêm loét dạ dày nên ăn khoảng 100g khoai lang lần và với tần suất 3-4 lần/tuần.
2. Súp khoai lang
Bệnh nhân đau dạ dày nên ăn súp khoai lang vì món ăn này rất tốt cho hệ tiêu hóa. Cách nấu cụ thể như sau:
- Chuẩn bị: 30g khoai lang, 1 thìa bơ nhạt, 1 thìa bột mì, 1 thìa dầu oliu, 1 bát con nước xương gà hoặc nước rau củ, 1 bát sữa, gừng và đường.
- Cách nấu: Đầu tiên bạn cho bơ và bột mì vào chảo xào cho đến khi thấy có màu cánh gián. Đổ nước dùng và đường nâu đun sôi trở lại. Thêm khoai lang và một chút gừng vào, đun đến khi khoai chín. Cho hỗn hợp vào máy sinh tố xay nhuyễn rồi lọc qua rây. Tiếp tục thêm sữa và đun hỗn hợp sôi trở lại rồi đổ ra bát.
- Cách ăn: Người bệnh viêm loét dạ dày nên ăn súp khoai lang khoảng 1-2 lần/tuần.
3. Khoai lang nấu sườn lợn
Người bị viêm loét dạ dày cũng có thể ăn khoai lang nấu xương như các món canh trong các bữa ăn hàng ngày. Món ăn này giúp cung cấp thêm tinh bột, protein, vitamin và khoáng chất cho người bệnh.
- Chuẩn bị: 100g khoai lang, 500g sườn lợn, gia vị thường dùng.
- Thực hiện: Khoai lang đem rửa sạch rồi để cho ráo nước. Gọt vỏ khoai lang rồi cắt thành từng lát mỏng. Trước đó bạn cho sườn lợn vào ninh trong khoảng 30 phút. Tiếp tiếp đó bạn cho khoai lang vào nấu thêm 20-30 phút cho tới khi các nguyên liệu chín nhừ hoàn toàn. Nêm nếm gia vị theo khẩu vị rồi cho thêm hành lá vào rồi tắt bếp.
- Cách ăn: Nên ăn khoai lang nấu xương khoảng 1-2 lần/tuần.
4. Khoai lang nghiền gừng
Khoai lang vài gừng đều là hai nguyên liệu thích hợp dùng cho bệnh nhân viêm loét dạ dày vì có khả năng hỗ trợ trung hòa acid dạ dày, làm lành các vết thương tổn trên thành dạ dày.
- Chuẩn bị: 200g khoai lang 50g gừng, tỏi băm, dầu dừa, gia vị.
- Thực hiện: Khoai lang và gừng sau khi rửa sạch thì gọt bỏ vỏ. Cho khoai lang vào hấp chín rồi nghiền nát. Cho tỏi và gừng vào phi thơm lên rồi cho khoai lang đã nghiền vào. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn, đảo hỗn hợp cho đến khi sệt lại là được.
- Cách ăn: Bệnh nhân viêm loét dạ dày nên ăn khoai lang nghiền gừng khoảng 1-2 lần/tuần.
5. Chè khoai lang đậu xanh
Cách chế biến và nấu món chè khoai lang đậu xanh rất đơn giản như sau:
- Chuẩn bị: 200g khoai lang, 200g đậu xanh, cốt dừa, đường.
- Thực hiện: Khoai lang cạo sạch vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng miếng vuông vừa ăn. Cho đậu xanh và khoai lang vào nồi cùng nước đun chín. Khi khoai chín bạn cho nước cốt dừa và đường vào khuấy đều rồi tắt bếp.
Bệnh nhân viêm loét dạ dày ở mức độ nhẹ và không quá nghiêm trọng có thể điều trị tại nhà. Ngoài cách thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt thì có thể kết hợp dùng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.
Hoạt chất Almagate trong thuốc Yumangel có tác dụng trung hòa acid dạ dày nhanh chóng mà không làm tăng thể tích tiết dịch trong dạ dày. Mặt khác, Yumangel dạng hỗn dịch còn tạo ra lớp màng như lớp nhầy trên niêm mạc giúp bao bọc tế bào niêm mạc dạ dày, làm giảm tổn thương bởi acid dịch vị hay các gốc tự do.
Dùng Yumangel giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đau vùng thượng vị… chỉ sau 5-10 phút sử dụng.
Hy vọng với những thông tin giải đáp ở trên, bệnh nhân viêm loét dạ dày đã biết bị viêm loét dạ dày ăn khoai lang được không để có có chế độ ăn uống dinh dưỡng phù hợp hỗ cải thiện tình trạng bệnh.
Để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về bệnh viêm loét dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...