Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn ở Việt Nam ngày càng có xu hướng tăng lên. Một trong vấn đề được nhiều người quan tâm là vi khuẩn HP có tự hết không. Câu trả là vi khuẩn HP không thể tự hết, người bệnh cần điều trị theo tư vấn của bác sĩ.
Mục lục
I. Vi khuẩn HP là gì? Có nguy hiểm không?
Theo nghiên cứu mới đây, tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn Hp ở nước ta lên đến 70%. Tại Hà Nội, cứ 1.000 người thì có tới hơn 700 ca nhiễm bệnh vi khuẩn Hp. Tại TP Hồ Chí Minh, 90% người bị viêm dạ dày có sự tác động của vi khuẩn Hp.
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) có thể tồn tại, thậm là phát triển trong môi trường axit cao của dạ dày. Loại vi khuẩn có khả năng tiết ra các chất gây bào mòn lớp nhầy bảo vệ của niêm mạc dạ dày.
Nhiễm vi khuẩn HP là một trong các nguyên nhân gây ra các bệnh lý thường gặp ở dạ dày. Cụ thể:
- Có đến 90 – 95% trường hợp bệnh nhân bị viêm loét tá tràng có nguyên nhân từ nhiễm vi khuẩn HP.
- Hơn 70% trường hợp bệnh nhân loét dạ dày có tiền sử nhiễm HP.
- Khoảng 90% bệnh nhân ung thư dạ dày có mối liên quan đến nhiễm vi khuẩn HP.
Khi sống trong dạ dày người, vi khuẩn HP thường ẩn náu trong niêm mạc và tiết chất kích thích niêm mạc dạ dày tiết nhiều axit hơn. Từ đó làm suy yếu chức năng của niêm mạc dạ dày. Nếu không điều trị và để kéo dài, dạ dày sẽ bị xung huyết, viêm, hình thành vết lở loét, xuất huyết dạ dày, nặng hơn là thủng dạ dày và ung thư dạ dày.
II. Vi khuẩn HP có tự hết không?
Về thắc mắc vi khuẩn HP có tự hết không, các chuyên gia sức khỏe khẳng định: Nhiễm vi khuẩn HP không thể tự hết nếu không điều trị kịp thời và đúng cách theo chỉ định của bác sĩ. Vì vậy, khi nghi ngờ có triệu chứng bị nhiễm khuẩn HP, người bệnh nên đến bệnh viện để được điều trị.
Đa phần người bị nhiễm khuẩn Hp không có bất kỳ triệu chứng nào. Triệu chứng có thể xuất hiện khi người bệnh đã mắc viêm loét dạ dày hoặc tá tràng, bao gồm:
- Đau hoặc khó chịu, thường ở bụng trên.
- Chướng bụng, đầy hơi.
- Ăn nhanh no.
- Chán ăn.
- Buồn nôn hoặc nôn.
- Ợ nóng, trào ngược.
- Phân sẫm màu.
- Tiêu chảy hoặc táo bón.
- Miệng có mùi hôi.
- Mệt mỏi.
Bên cạnh đó, nguy cơ tái nhiễm vi khuẩn HP là rất cao. Khi bị tái nhiễm, việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn hơn do bị kháng thuốc kháng sinh. Vì vậy, trong quá trình điều trị nhiễm khuẩn HP, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ.
III. Tại sao vi khuẩn HP không thể tự hết?
Sở dĩ vi khuẩn HP không thể tự hết, cần được điều trị y tế là vì loại vi khuẩn này có khả năng sản xuất urease khiến cho môi trường ở xung quanh chúng trở nên kiềm hóa, giúp chúng sống sót trong môi trường acid của dạ dày.
Mặt khác, vi khuẩn HP còn có khả năng phát triển miễn dịch cao bằng cách tạo ra các chất đối kháng để tránh sự tác động của hệ thống miễn dịch trong cơ thể.
IV. Điều trị vi khuẩn HP thế nào?
Hiện nay việc điều trị HP thường sử dụng thuốc kháng sinh. Dưới đây là 4 phác đồ trị HP do Bộ Y tế ban hành, bao gồm:
- Phác đồ liệu pháp 3 thuốc.
- Phác đồ liệu pháp 4 thuốc.
- Phác đồ điều trị kế tiếp.
- Phác đồ kết hợp liệu pháp 3 thuốc và có chứa thêm Levofloxacin.
1. Phác đồ điều trị 3 thuốc
- Đối tượng áp dụng: Phác đồ điều trị này phù hợp cho các bệnh nhân mới điều trị lần đầu hoặc mức độ nhiễm khuẩn ở mức nhẹ.
- Thời gian áp dụng: Từ 7-14 ngày.
- Ưu điểm: Bệnh nhân bị dị ứng Penicillin có thể áp dụng phác đồ này.
- Nhược điểm: Đây là phác đồ phổ biến tại Mỹ, ít được dùng ở Việt do vi khuẩn Hp kháng Metronidazole.
Các phác đồ điều trị được sử dụng trong phác đồ điều trị HP dạ dày bậc 1 kết hợp 3 thuốc như sau:
1.1. Phác đồ đầu tiên
- Tiêu chuẩn trị liệu 3: amoxicillin (2 viên/ ngày), PPI (2 lần/ ngày), clarithromycin (2 viên/ ngày), dùng đều đặn trong vòng 7 -14 ngày.
- Điều trị đồng thời: amoxicillin (2 viên/ ngày), metronidazole (2 viên/ ngày) và PPI (2 lần/ ngày), dùng đều đặn trong 7-10 ngày.
- Liệu pháp phối hợp: 7 ngày đầu: PPI (2 lần/ ngày), amoxicillin (2 viên/ ngày). 7 ngày sau: PPI (2 lần/ ngày, amoxicillin (2 viên/ ngày), metronidazole (2 viên/ ngày) và clarithromycin ( 2 viên/ ngày). Liệu pháp có bốn thuốc bismuth gồm: PPI (2 lần/ ngày), tetracycline (4 viên/ ngày), metronidazole (2 viên/ngày), bismuth (4 viên/ ngày). Dùng đều đặn trong 10-14 ngày.
1.2. Phác đồ điều trị lần 2
- Liệu pháp điều trị ba thuốc có Levofloxacin: PPI (2 lần/ ngày), amoxicillin (2 viên/ ngày) và levofloxacin (1 viên/ ngày) dùng trong vòng 10 ngày.
- Liệu pháp có bốn thuốc bismuth bao gồm: PPI (2 lần/ ngày), tetracycline (4 viên/ ngày), bismuth (4 viên/ ngày) và metronidazole (2 viên/ ngày). Dùng trong vòng 10- 14 ngày
1.3. Phác đồ điều trị lần 3
- Trị liệu 4 thuốc với Levofloxacin gồm: levofloxacin (1 viên/ ngày), bismuth (4 viên/ ngày), PPI (2 lần/ ngày), amoxicillin (2 viên/ ngày). Dùng trong 10 ngày.
- Trị liệu thuốc có bismuth gồm: PPI (2 lần/ ngày), amoxicillin (2 viên/ ngày), levofloxacin (1 viên/ ngày), bismuth (4 viên/ ngày).
2. Phác đồ điều trị 4 thuốc
- Đối tượng áp dụng: Nếu phác đồ điều trị 3 thuốc không hiệu quả hoặc hiệu quả mang lại không cao, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tiếp theo với 4 thuốc.
- Thời gian áp dụng: Từ 10-14 ngày.
- Ưu điểm: Khắc phục liệu pháp trị liệu 3 thuốc.
- Nhược điểm: Có thể làm tăng khả năng kháng kép của vi khuẩn Hp, gây khó khăn cho việc nạp thuốc vì dùng quá nhiều loại thuốc khác nhau.
Các phác đồ được sử dụng trong phác đồ điều trị HP dạ dày 4 được phân thành 2 loại, có hoặc không sử dụng Bismuth. Cụ thể:
- Phác đồ 4 thuốc không sử dụng Bismuth: Gồm Amoxicillin (2 viên/ ngày), PPI (2 lần/ ngày), Clarithromycin (2 viên/ ngày) và Metronidazole (2 viên/ ngày).
- Phác đồ 4 thuốc có sử dụng Bismuth: Kết hợp Metronidazole (hay Tinidazole) 4 viên/ngày, Tetracyclin 4 viên/ ngày và PPI (2 lần/ngày) (hoặc thay PPI bằng Ranitidin 150mg/2 lần/ ngày), Bismuth 120mg/ 4 viên/ ngày.
3. Phác đồ điều trị Hp dạ dày kế tiếp
- Đối tượng áp dụng: Phác đồ nối tiếp được sử dụng khi các phương pháp điều trị trước đó không mang lại kết quả tốt.
- Thời gian áp dụng: 10 ngày.
- Kết quả điều trị: Khoảng 80-85% bệnh nhân khi áp dụng phác đồ điều trị này có thể giảm nhanh triệu chứng nhiễm khuẩn Hp và ngăn chặn bệnh phát triển và tái phát.
Giống như tên gọi, phác đồ điều trị HP dạ dày kế tiếp được chia thành 2 giai đoạn nối tiếp gồm:
- Phác đồ trị liệu đầu tiên: PPI (2 lần/ngày), Amoxicillin 2viên/ ngày.
- Phác đồ trị liệu tiếp theo: PPI (2 lần/ngày), Tinidazole (2 viên/ngày) và Clarithromycin (2 viên/ngày).
Các loại thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn Hp gồm:
- Metronidazole và Tinidazole: Thuốc có khả năng tập trung ở niêm mạc dạ dày, nồng độ cao nhất là ở trong chất nhầy dạ dày, được bài tiết ở ruột và nước bọt. 2 loại thuốc này không phụ thuộc vào nồng độ PH trong dạ dày.
- Amoxicilline: Công dụng ức chế tổng hợp vách tế bào, khá bền với PH axit, hấp thu tốt ở dạ dày và niêm mạc ruột. Khi ở trong môi trường PH từ 5.5-7.5 thì hoạt tính của thuốc tăng 10- 20 lần.
- Clarithromycin: Tác dụng ức chế tổng hợp protein ở vi khuẩn. Loại thuốc này thấm tốt trong niêm mạc dạ dày và không bị ảnh hưởng bởi dịch vị. Đặc biệt, thuốc ít gây tác dụng phụ.
- Bismuth: Ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp và củng cố thêm hàng rào phòng thủ niêm mạc dạ dày.
- Tetracycline: Thuốc hoạt động tốt trong môi trường axit và hấp thu tốt ở niêm mạc dạ dày.
4. Phác đồ kết hợp liệu pháp 3 thuốc và có chứa thêm Levofloxacin
- Đối tượng áp dụng: Phác đồ trị HP dạ dày này được áp dụng khi các liệu pháp 4 thuốc và phác đồ điều trị nối tiếp không mang lại tác dụng loại bỏ HP như mong muốn.
- Nhóm thuốc sử dụng: Gồm PPI; Levofloxacin; Amoxicillin.
- Hiệu quả: Cho hiệu quả cao hơn so với liệu pháp 4 thuốc. Tuy nhiên, phác đồ này chỉ được áp dụng đối với một số trường hợp cụ thể có chọn lọc.
- Thời gian áp dụng: Trong 10 ngày.
V. Điều trị vi khuẩn HP bao lâu thì hết?
Thông thường, phác đồ điều trị vi khuẩn HP bằng thuốc kháng sinh sẽ kéo dài ít nhất 2 tuần để mang lại hiệu quả. Trường hợp bệnh nhân bị viêm loét dạ dày do tác động của vi khuẩn HP thì thời gian điều trị sẽ cần 4 đến 8 tuần để vết loét lành lại.
Tuy nhiên, tình trạng tái nhiễm và tái phát vi khuẩn HP rất phổ biến ngay sau khi đã điều trị khỏi và có thể xảy ra dưới hai hình thức:
- Tái nhiễm: Xảy ra khi người bệnh đã điều trị khỏi, không còn vi khuẩn HP trong dạ dày nhưng sau đó lại bị tái nhiễm vi khuẩn HP mới.
- Tái phát: Sau điều trị bằng kháng sinh, lượng vi khuẩn trong dạ dày đã giảm giảm xuống mức không thể phát hiện ngay cả khi xét nghiệm. Nhưng sau đó một thời gian, vì một lý do nào đó mà vi khuẩn HP lại tăng lên.
Để ngăn ngừa tình trạng tái nhiễm và tái phát nhiễm HP dạ dày gây khó khăn cho việc điều trị, người bệnh cần tuân thủ tất cả các chỉ định và yêu cầu của bác sĩ về thời gian, liều lượng, loại thuốc sử dụng và lộ trình điều trị.
VI. Biện pháp ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn HP
Để phòng ngừa nguy cơ bị nhiễm khuẩn HP, bạn cần chú ý những vấn đề sau:
- Thực hiện nguyên tắc ăn chín – uống sôi; không ăn thực phẩm tái, sống, uống nước máy…
- Không ăn chung, uống chung, sử dụng chung các đồ dùng với người khác.
- Rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Chọn mua thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Bảo quản thực phẩm an toàn để tránh tiếp xúc với côn trùng.
Như vậy, câu hỏi vi khuẩn HP có tự hết không đã được giải đáp chi tiết trong bài viết trên. Thời gian để loại bỏ hết vi khuẩn HP khỏi dạ dày phụ thuộc vào nhiều yếu tố, điều người bệnh cần làm là tuân thủ tuyệt đối chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa để hạn chế nguy cơ tái nhiễm HP.
Bài viết có thể bạn quan tâm:
Chưa có bình luận!