Góc giải đáp: Vắc xin ngừa vi khuẩn HP có hay chưa?

Theo tìm hiểu, hiện vắc xin ngừa vi khuẩn HP vẫn chưa có mặt trên thị trường và được sử dụng rộng rãi. Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu với mong muốn phát triển thành công vắc xin phòng ngừa nhiễm trùng HP trong thời gian tới. Điều này đặc biệt quan trọng giúp bảo vệ con người khỏi bệnh tật, nhiễm trùng HP và ngăn ngừa ung thư dạ dày.

I. Tầm quan trọng của việc phòng ngừa vi khuẩn HP

Helicobacter pylori (H.pylori/HP) là loại vi khuẩn có khả năng sống trong môi trường axit đậm đặc của dạ dày. Loại vi khuẩn này sống chủ yếu ở lớp niêm mạc trên bề mặt niêm mạc dạ dày, được hai bác sĩ người Úc là Robin Warren và Barry Marshall phát hiện vào năm 1982.

Theo thống kê, tỷ lệ bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP tại Việt Nam lên tới 70%.  Trên thế giới hiện nay có khoảng 50% dân số bị nhiễm vi khuẩn HP. Trong đó, trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và thiếu cảnh giác trong ăn uống, sinh hoạt nên vi khuẩn H.pylori dễ sinh sôi và phát triển. 

HP là loại vi khuẩn có khả năng sống trong môi trường axit đậm đặc của dạ dày.

HP là loại vi khuẩn có khả năng sống trong môi trường axit đậm đặc của dạ dày.

Khi bị nhiễm vi khuẩn HP, bệnh nhân không có triệu chứng rõ ràng, khi triệu chứng phát triển thì đã đến giai đoạn nặng. Nhiễm trùng mãn tính với vi khuẩn HP có thể dẫn đến:

  • Loét dạ dày tá tràng. 
  • Viêm mãn tính.
  • Loét dạ dày và ruột trên.
  • Ung thư dạ dày.
  • U lympho mô lympho liên quan đến niêm mạc dạ dày (MALT). 

Các biến chứng khác có thể bao gồm:

  • Mất máu nghiêm trọng.
  • Sẹo từ vết loét có thể khiến dạ dày khó tiêu hơn.
  • Thủng hoặc thủng dạ dày và ruột.
  • Thiếu máu do thiếu sắt.

Điều trị nhiễm trùng HP thường bao gồm sự kết hợp của 1 hoặc nhiều loại kháng sinh cùng với thuốc ức chế bơm proton (PPI) giúp giảm axit. Tuy nhiên, việc điều trị HP gặp nhiều khó khăn vì ngày càng có nhiều người nhiễm vi khuẩn HP kháng thuốc ngay từ lần sử dụng đầu tiên hoặc trong quá trình điều trị. 

Do đó, việc chủ động phòng ngừa HP ngay từ khi chưa nhiễm bệnh đặc biệt quan trọng và cần thiết. Điều này không chỉ giúp tránh dẫn đến các biến chứng nguy hiểm mà còn ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn HP ra cộng động hiệu quả.

Chủ động phòng ngừa nhiễm trùng HP là điều quan trọng để tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm như ung thư dạ dày.

Chủ động phòng ngừa nhiễm trùng HP là điều quan trọng để tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm như ung thư dạ dày.

II. Vắc xin ngừa vi khuẩn HP có hay chưa?

Do tình trạng kháng thuốc kháng sinh ngày càng tăng của HP, nên việc phát triển một loại vắc xin hiệu quả là điều quan trọng và cần thiết để bảo vệ khỏi bệnh tật hoặc nhiễm trùng đồng thời ngăn ngừa ung thư dạ dày. 

Tuy nhiên, dù đã nghiên cứu trong nhiều thập kỷ, nhưng hiện vẫn chưa có loại vắc xin ngừa vi khuẩn HP nào được đưa ra thị trường và sử dụng rộng rãi. 

Các nghiên cứu về vắc xin ngừa HP đang được các nhà khoa học tiến hành. Nhưng đòi hỏi cần có thêm thời gian và kiểm tra cẩn thận trước khi vắc xin có thể được phê duyệt và sử dụng rộng rãi trong lâm sàng.

Các nhà khoa học hiện vẫn chưa nghiên cứu thành công vắc xin phòng ngừa vi khuẩn HP. 

Các nhà khoa học hiện vẫn chưa nghiên cứu thành công vắc xin phòng ngừa vi khuẩn HP.

Để biết thông tin cụ thể và chính xác về việc phát triển vắc xin ngừa HP, bạn nên tham khảo với các cơ quan y tế và tổ chức y tế uy tín như: Bộ Y tế của Việt Nam, hoặc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

III. Phương pháp phòng ngừa HP hiện có

Vi khuẩn HP có khả năng lây nhiễm từ người sang người mang vi khuẩn sang người khỏe mạnh thông qua những con đường: từ miệng sang miệng, dạ dày- miệng và một số con con đường khác.

Các chuyên gia cho biết, không thể phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn HP 100%. Nhưng việc hình thành và duy trì các thói quen sức khỏe tốt có thể giúp bạn hạn chế nguy cơ bị nhiễm trùng HP. Những thói quen này bao gồm:

– Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch đang chảy. Điều này rất quan trọng sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và khi chế biến thực phẩm. 

– Đảm bảo mọi thực phẩm bạn ăn đều được rửa sạch và nấu chín kỹ.

– Đảm bảo nước uống an toàn và sạch, được đun sôi trước khi uống.

– Loại bỏ thói quen ăn chung, uống chung, hôn và mớm thức ăn cho trẻ.

– Không dùng chung đồ dùng cá nhân như cốc, bát đũa, bàn chải đánh răng, quần áo, khăn tắm, kể cả khi người đó chưa nhiễm HP.

Thực hiện thói quen vệ sinh tốt giúp phòng ngừa nhiễm trùng HP hiệu quả. 

Thực hiện thói quen vệ sinh tốt giúp phòng ngừa nhiễm trùng HP hiệu quả.

– Hạn chế tiếp xúc với người nhiễm HP, tránh tiếp xúc trực tiếp và sử dụng chung đồ dùng ăn uống với người nhiễm HP.

– Khi bạn biết chắc chắn rằng mình bị nhiễm HP, hãy theo dõi và điều trị dứt điểm với bác sĩ đảm bảo vi khuẩn đã được loại bỏ hoàn toàn, tránh lây nhiễm cho người thân trong gia đình và cộng động. 

– Có chế độ ăn uống đa dạng và đủ dinh dưỡng, tăng cường các thực phẩm tăng cường khả năng miễn dịch và chống nhiễm trùng như: thực phẩm giàu vitamin C (bưởi, cam, quýt, ớt đỏ ngọt, bông cải xanh, dâu tây, cải xoăn và kiwi); thực phẩm giàu beta carotene (cà rốt, rau bina, cải xoăn, mơ, khoai lang, bí và dưa lưới); thực phẩm giàu vitamin E (các loại hạt, hạt giống, quả bơ và rau chân vịt); thực phẩm có chất chống oxy hóa (trà xanh, tỏi); thực phẩm nhiều vitamin D (cá hồi, cá ngừ, nấm, trứng); thực phẩm giàu probiotics sữa chua, kombucha, kim chi)…

IV. Triển vọng của vắc xin ngừa HP trong tương lai

Các chiến lược nghiên cứu và phát triển vắc xin ngừa HP vẫn đang được các nhà khoa học thực hiện nhằm mục đích diệt trừ HP để ngăn ngừa ung thư dạ dày. Hy vọng loại vắc xin này sẽ sớm có mặt trên thị trường và được đưa vào sử dụng rộng rãi. 

Trong những năm gần đây, một số chương trình phát triển vắc xin HP mới đã được khởi xướng. Tất cả các loại vắc xin phòng ngừa nhiễm HP hiện đang được phát triển đều ở giai đoạn rất sớm (giai đoạn I hoặc tiền lâm sàng). Các vắc-xin này chủ yếu bao gồm các thành phần tinh khiết hoặc tái tổ hợp của kháng nguyên HP với một chất bổ trợ.

Theo tìm hiểu vắc xin phòng ngừa nhiễm trùng HP ở người đang trong giai đoạn đầu thử nghiệm lâm sàng.

Theo tìm hiểu vắc xin phòng ngừa nhiễm trùng HP ở người đang trong giai đoạn đầu thử nghiệm lâm sàng.

Nhiễm vi khuẩn HP là bệnh nhiễm trùng mãn tính phổ biến nhất và là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày tá trùng, ung thư dạ dày. Tuy hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra vắc xin ngừa vi khuẩn HP nhưng bạn cũng không cần quá lo lắng. Tuân thủ phác đồ điều trị HP bằng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ có thể tiêu diệt thành công loại vi khuẩn này. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chủ động kiểm soát lây nhiễm vi khuẩn HP bằng cách thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và ăn uống đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về vắc xin phòng ngừa vi khuẩn HP, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800 1125 nhé!

Tài liệu tham khảo:

https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0098299723000237#:~:text=Despite%20the%20emerging%20issue%20of,pylori%20infection%20in%20the%20market.

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/helicobacter-pylori

https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC6892279/#:~:text=pylori%20infection%2C%20there%20are%20currently,the%20large%20global%20disease%20burden.

https://www.mayoclinicproceedings.org/article/S0025-6196(11)60838-0/fulltext

https://www.ucsfhealth.org/medical-tests/helicobacter-pylori-infection

https://publichealth.arizona.edu/outreach/health-literacy-awareness/hpylori/prevention

https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vac-xin-ngua-vi-khuan-hp-da-co-hay-chua.html

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *