Rượu là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh cho cơ thể, trong đó có có đau dạ dày. Tham khảo ngay 12 cách giảm đau dạ dày sau khi uống rượu tại nhà hiệu quả dưới đây!
Mục lục
I. Tại sao uống rượu bị đau dạ dày?
Đau dạ dày do rượu bia là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải. Điều này có thể giải thích dựa trên 2 nguyên nhân chính sau đây:
1. Gây kích ứng dạ dày
Rượu chứa nhiều chất gây kích ứng dạ dày như axit tartaric, axit axetic, histamine… Các chất này có thể kích thích dạ dày tiết axit dịch vị và kích ứng niêm mạc dạ dày. Lúc này, người bệnh dễ cảm nhận được các triệu chứng khó chịu của bệnh như ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, đầy bụng, đau thượng vị,…
2. Gây bào mòn niêm mạc dạ dày
Chất cồn trong rượu có khả năng làm tổn thương niêm mạc, làm mất cân bằng giữa mật độ các chất bảo vệ và tác nhân gây viêm nhiễm khiến niêm mạc dạ dày bị bào mòn. Điều này làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày dẫn đến đau dạ dày sau khi uống rượu.
Với người đã bị viêm loét dạ dày, chất cồn trong rượu sẽ khiến các vết viêm loét trên niêm mạc trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu để vấn đề này diễn ra trong thời gian dài sẽ gây nên tình trạng chảy máu, thậm chí là thủng dạ dày.
Các tác động lên dạ dày sau khi uống rượu có thể khác nhau tùy cơ thể từng người. Tuy nhiên, việc nắm được các nguyên nhân chung gây đau dạ dày sau khi uống rượu sẽ giúp người bệnh tìm được cách khắc phục và giảm đau hiệu quả.
II. 12 cách giảm đau dạ dày sau khi uống rượu tại nhà hiệu quả
Các cơn đau dạ dày sau khi uống rượu gây nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh như: đau bụng, cảm giác tức nặng, ấm ách, ợ chua hoặc trào ngược axit, đầy hơi, buồn nôn, ợ hơi…
Để giảm cơn đau dạ dày do uống rượu nhanh chóng và an toàn, hãy áp dụng các biện pháp dưới đây:
1. Uống Yumangel
Bạn có thể sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel khi cơn đau dạ dày do uống rượu xuất hiện.
Đây là sản phẩm có 2 tác dụng bảo vệ chính là: Trung hòa axit dịch vị dạ dày và tạo ra lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày trước các tác nhân gây hại. Do đó, bạn có thể uống thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để giảm tác động tiêu cực của rượu bia lên dạ dày.
Ngoài ra, để phòng ngừa đau dạ dày sau khi uống rượu, bạn hãy uống 1 gói Yumangel trước khi uống rượu để bảo vệ dạ dày.
2. Uống nhiều nước ấm
Cơ thể bị thiếu hoặc mất nước khiến cho các hoạt động tiêu hóa gặp khó khăn, càng làm tăng thêm các cơn đau dạ dày. Do đó, sau khi uống rượu bị đau dạ dày, bạn nên uống nhiều nước ấm để làm giảm nồng độ cồn trong dạ dày và hỗ trợ quá trình tiêu hóa tốt hơn.
Mặt khác, nước cũng giúp dạ dày giảm tiết dịch vị, giảm áp lực lên dạ dày và giảm khả năng gây kích ứng niêm mạc. Từ đó giảm bớt các triệu chứng khó chịu sau khi uống rượu.
Khi uống nước bạn nên uống chậm từ từ, không nên uống dồn dập quá nhiều một lúc sẽ không tốt cho dạ dày.
3. Uống trà gừng
Theo Đông y, củ gừng có đặc tính chống viêm và giảm đau nhanh. Tính ấm của gừng hỗ trợ đẩy lùi cảm giác buồn nôn đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu và khó chịu.
Theo y học hiện đại, hoạt chất Zingerone, Gingerol và Shogaol trong gừng có tác dụng giảm đau, kháng viêm và điều hòa nhu động ruột. Bên cạnh đó, các hoạt chất này còn ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP, tăng miễn dịch cơ thể giúp phục hồi nhanh các tổn thương ở dạ dày.
Khi bị đau dạ dày do uống rượu, bạn có thể dùng gừng theo cách sau:
- Chuẩn bị: 1 nhánh gừng tươi, mật ong.
- Thực hiện: Gừng cạo vỏ, rửa sạch sau đó thái thành lát mỏng hoặc bào thành sợi. Ngâm gừng trong nước sôi hoặc đun trong nước sôi khoảng 5-10 phút. Khi uống bạn cho thêm 1-2 thìa mật ong vào khuấy đều lên. Nên uống trà gừng khi còn ấm để giúp giảm đau hiệu quả hơn.
- Lưu ý: Nếu không có gừng, có thể dùng túi trà gừng bán sẵn. Tránh dùng quá nhiều gừng có thể gây ra các tác dụng phụ như ợ nóng hoặc tiêu chảy, tăng nguy cơ chảy máu…
4. Uống nước dừa
Nước dừa có thành phần kiềm cao giúp trung hòa lượng axit trong dạ dày, giảm nhanh các triệu chứng ợ chua, chứng ợ hơi và trào ngược. Các enzyme peroxidase, catalase có lợi cho hệ tiêu hóa và tăng cường trao đổi chất.
Ngoài ra, nước dừa còn chứa axit lauric sau khi đi vào cơ thể có thể chuyển hóa thành monolaurin – một loại hợp chất giúp ức chế và loại bỏ đi các tác nhân gây hại ở đường ruột. Thành phần sắt, canxi, natri, magie trong nước dừa có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa.
Người bị đau dạ dày do uống rượu có thể sử dụng dừa để giảm đau theo hướng dẫn sau:
- Uống trực tiếp nước dừa: Uống nước dừa nguyên chất 1-2 quả/ngày để bù nước và tăng cường miễn dịch.
- Kết hợp nước dừa với chè xanh: Pha nước dừa với chè xanh, khuấy đều và uống.
- Lưu ý: Không nên uống nhiều nước dừa vì dễ dẫn đến tình trạng khó tiêu, lạnh bụng.
4. Ăn thức ăn thô
Một số thực phẩm thô và các loại hạt như: các loại đậu, gạo lứt, hạt mè, hạt điều chứa nhiều chất xơ và khoáng chất rất tốt cho nhu cầu chuyển hóa các chất và tiêu hóa thức ăn.
Không chỉ vậy, thực phẩm thô còn chứa rất nhiều chất có khả năng chống oxy hóa quan trọng giúp bảo vệ lớp màng tế bào của thành trong của dạ dày.
5. Ăn bánh mì
Ăn bánh mì cũng là cách giảm đau dạ dày sau khi uống rượu hiệu quả. Không chỉ giúp thấm hút dịch vị, chất bicarbonate trong bánh mì còn giúp trung hòa acid dịch vị dạ dày, niêm mạc dạ dày bớt tổn thương và giảm đau nhanh chóng.
Tuy nhiên, khi ăn bánh mì, bạn cần chú ý ăn nhai, nhất là ở phần vỏ bánh cứng để tránh gây kích ứng dạ dày.
6. Nghỉ ngơi và chườm ấm
Nghỉ ngơi giúp dạ dày và hệ tiêu hóa được thư giãn, nghỉ ngơi có thể phục hồi tốt hơn. Chườm ấm giúp các mạch máu giãn ra, lưu thông vùng thượng vị, thành dạ dày co bóp nhẹ nhàng hơn từ đó giảm đau đáng kể.
Ngoài ra, chườm nóng còn giúp tăng tuần hoàn máu đến đường ruột và dạ dày, thúc đẩy quá trình tiêu hóa nhanh hơn, từ đó giảm đầy bụng, chướng hơi và khó tiêu.
Bạn có thể sử dụng túi chườm hoặc túi sưởi để chườm ấm. Nếu dùng túi sưởi thì chỉ cần cắm điện cho nóng lên và chườm. Nếu dùng túi chườm thì cần đổ nước nóng khoảng 70-80ml vào túi, đậy kín nắp rồi tiến hành chườm. Thời gian chườm khoảng 10-15 phút, không nên chườm quá lâu.
7. Uống trà hoa cúc
Các chất trong trà hoa cúc hoạt động như một chất chống viêm giúp thư giãn cơ bụng và giảm co thắt dạ dày. Các hợp chất polyphenol của hoa cúc giúp giảm bớt các triệu chứng khó tiêu, nôn mửa.
- Chuẩn bị: 3 bông hoa cúc khô hoặc tươi, mật ong.
- Thực hiện: Cho hoa cúc vào ấm rồi đổ nước sôi vào hãm trong 10 phút. Khi uống bạn cho thêm mật ong theo khẩu vị, khuấy đều rồi uống khi còn ấm.
8. Uống trà bạc hà
Thành phần menthol và methyl salicylate trong bạc hà có tác dụng chống co thắt nên giúp làm dịu cơn đau dạ dày hiệu quả.
- Nguyên liệu: 1 nắm bạc hà.
- Thực hiện: Rửa sạch lá bạc hà rồi cho vào đun sôi với 300ml nước trong khoảng 5 phút. Chắt lấy nước và uống khi còn ấm.
9. Uống nước mật ong
Nghiên cứu cho thấy, mật ong vừa chống các gốc tự do vừa chống oxy hóa giúp ngăn ngừa các tổn thương ở đường tiêu hóa, ngừa cơn đau dạ dày hiệu quả.
Bên cạnh đó, tính chất đặc sánh và kết dính của mật ong còn hỗ trợ làm giảm lượng axit dạ dày. Đặc tính kháng khuẩn tự nhiên của mật ong hỗ trợ điều trị tình trạng viêm và trào ngược hiệu quả.
Dưới đây là cách giảm đau dạ dày sau khi uống rượu bằng mật ong bạn có thể tham khảo:
- Chuẩn bị: Mật ong nguyên chất, nước ấm.
- Thực hiện: Hòa 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất với 250ml nước ấm. Khuấy đều lên và uống khi còn ấm.
10. Uống tinh bột nghệ
Trong nghệ chứa nhiều hoạt chất curcumin có khả năng trung hòa nồng độ acid, chống viêm và làm lạnh vết thương nhanh chóng. Uống tinh bột nghệ giúp làm giảm nhanh cơn đau dạ dày do uống rượu.
- Chuẩn bị: Tinh bột nghệ nguyên chất, nước ấm.
- Thực hiện: Pha 2 thìa cà phê tinh bột nghệ nguyên chất với nước ấm. Khuấy cho tới khi tinh bột nghệ tan hết thì uống ngay.
11. Sử dụng sốt táo
Một số nghiên cứu cho thấy, sốt táo có thể giúp giảm đau dạ dày nhờ chứa men vi sinh.
Tuy nhiên, khi sử dụng sốt táo cần pha loãng với nước để tránh làm tăng nồng độ axit trong dạ dày và làm cho các triệu chứng đau dạ dày nghiêm trọng hơn.
12. Dùng thuốc giảm đau
Nếu tình trạng đau dạ dày sau khi uống rượu không thuyên giảm sau khi áp dụng các cách trên, bạn có thể uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
Thông thường các bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh sử dụng các loại thuốc giảm đau dạ dày như các thuốc chống axit, chất bảo vệ niêm mạc hoặc các loại thuốc kháng viêm để giảm các triệu chứng không thoải mái ở dạ dày sau khi uống rượu.
III. Đau dạ dày sau khi uống rượu khi nào thăm khám bác sĩ?
Với cơn đau dạ dày sau khi uống rượu ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà ở trên. Tuy nhiên, nếu cơn đau dạ dày đi kèm với bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, hãy thăm khám bác sĩ ngay:
- Cơn đau kéo dài liên tục trong nhiều ngày không thuyên giảm.
- Buồn nôn, nôn liên tục
- Khó thở.
- Phân có lẫn máu.
- Đau bụng khi chạm vào.
- Có dấu hiệu mất nước.
- Không bù nước được bằng đường uống.
IV. Bí quyết uống rượu không bị đau dạ dày
Cách tốt nhất để không bị đau dạ dày là không uống rượu hoặc uống với số lượng và tần suất vừa phải. Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải uống rượu, bạn hãy “bỏ túi” 5 cách uống rượu không hại và đau dạ dày được chúng tôi chia sẻ ngay sau đây:
1. Sử dụng các loại nước trái cây
Acid hữu cơ trong trái cây, đặc biệt là quả chanh khi đem kết hợp với cồn sẽ sản sinh một hợp chất khác, ít gây hại cho dạ dày và cơ thể hơn.
Do đó, dù có bận rộn đến đâu thì trước khi uống rượu, bạn cũng đừng quên uống 1 ly nước trái cây để đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa.
2. Ăn nhẹ
Ăn nhẹ 1 chút cơm, cháo hoặc sản phẩm chứa nhiều tinh bột sẽ làm chậm tốc độ hấp thụ rượu của cơ thể.
Bởi vì, những nguyên liệu sẽ tạo ra một lớp màng mỏng bao phủ bên ngoài niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, ăn no sẽ giúp bạn hạn chế việc nạp rượu vào cơ thể.
Ngoải ra, để tránh đau dạ dày sau khi uống rượu, bạn có thể ăn một số loại thực phẩm trước hoặc trong khi uống rượu như:
- Bánh mì: Hàm lượng carbon trong bánh mì giúp hấp thu hết chất cồn, vừa giúp phòng đau dạ dày vừa tránh say rượu.
- Các món ăn từ khoai: Khoai sọ, khoai tây, khoai lang chứa lượng lớn carbohydrate có tác dụng giảm nồng độ cồn trong rượu khi cơ thể hấp thu. Vitamin B trong các loại khoai còn giúp bù đắp lượng vitamin B1 thiếu hụt trong cơ thể do rượu bia gây ra.
- Thực phẩm giàu chất béo: Một số thực phẩm giàu chất béo như phô mai tạo ra lớp bao bọc xung quanh thành dạ dày và cơ quan tiêu hóa giúp làm chậm lại quá trình hấp thu chất cồn của cơ thể.
- Đậu phụ: Cysteine axit amin trong đậu phụ giúp giải độc dạ dày và đào thải rượu nhanh hơn. Từ đó giảm tác hại của rượu lên hệ tiêu hóa, kích thích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và tốt cho dạ dày.
3. Uống 1 muỗng canh dầu oliu
Dầu oliu mang lại rất nhiều tác dụng trước khi bạn uống rượu. Cụ thể, loại dầu này giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày do có khả năng bao phủ. Đồng thời, dầu oliu còn làm giảm cảm giác nôn nao, khó chịu sau mỗi lần uống.
4. Uống trước 1 ly sữa
Trước thời điểm uống rượu, bạn nên uống 1 ly sữa tươi. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ăn các chế phẩm từ sữa như: Phô mai, sữa chua…
Vì sữa chứa nhiều protein, giúp tạo ra một lớp màng mỏng, bảo vệ dạ dày trước sự tấn công của rượu bia và axit dịch vị.
5. Sử dụng thuốc bảo vệ dạ dày trước khi uống rượu
Bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc có tác dụng bảo vệ dạ dày trước khi uống rượu như thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel. Sản phẩm có thể tạo một lớp bảo vệ cho niêm mạc dạ dày, từ đó giảm tác động của cồn và chất kích ứng dạ dày.
V. Cách cai rượu bia giảm đau dạ dày
Thực tế, nếu có thể cai triệt để, bạn sẽ không còn phải lo đến tình trạng uống rượu đau dạ dày. Đồng thời, các triệu chứng khó chịu của rượu bia gây ra cũng có thể thuyên giảm hiệu quả.
Vì thế, hãy học ngay một số bí quyết cai rượu bia dưới đây:
1. Dùng táo tàu cai rượu bia
Dùng táo tàu không chỉ giúp cai rượu bia mà còn giúp thải độc gan. Cách thực hiện thì khá đơn giản:
- Chuẩn bị: 5 quả táo tàu, nước ấm
- Thực hiện: Ngâm 5 quả táo tàu với nước ấm trong vòng 1 tiếng. Sau đó, bạn uống trực tiếp nước táo tàu ngâm là được. Nên uống nước táo tàu ngâm hàng ngày để giảm các giác thèm rượu bia.
2. Dùng đường và giấm
Theo dân gian truyền lại, dùng đường và giấm cũng có thể giúp bạn cai rượu bia một cách dễ dàng. Với phương pháp này, bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Chuẩn bị: Đường, giấm.
- Thực hiện: Pha đường với giấm rồi đổ thêm 1 chút nước nóng rồi uống hàng ngày.
3. Giảm dần dần
Cai rượu bia cũng cần 1 ý chí quyết tâm lớn, nhưng nếu gặp khó khăn khi bỏ hoàn toàn rượu bia trong 1 thời điểm, bạn có thể giảm từ từ.
Chẳng hạn, ban đầu bạn giảm hàm lượng uống mỗi ngày và sử dụng rượu có nồng độ cồn giảm dần. Lâu lâu áp dụng cách này, bạn sẽ giảm hẳn được việc uống rượu.
Như vậy, Yumangel.vn đã vừa cùng bạn tìm hiểu lý do của vấn đề uống rượu bia gây đau dạ dày và các cách giảm đau dạ dày sau khi uống rượu tại nhà hiệu quả. Nếu tình trạng đau không cải thiện, hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng liên hệ tới Hotline của chúng tôi để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn thêm.
Xem thêm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…