Mối quan hệ vợ chồng căng thẳng, nuôi con nhỏ trong mùa dịch khiến bạn rơi vào tình trạng stress. Đáng nói, nếu tình trạng này xảy ra liên tục và triền miên sẽ không chỉ gây tâm lý mệt mỏi, chán nản mà còn làm tăng nguy cơ bệnh đau dạ dày.
Mối quan hệ vợ chồng căng thẳng, nuôi con nhỏ trong mùa dịch khiến nhiều người bị stress gia đình.
Mục lục
I – Stress gia đình do đâu?
Gia đình là tổ ấm yêu thương mà bất kỳ ai cũng muốn trở về sau một ngày làm việc vất vả, những khi gặp khó khăn, hoạn nạn và nhất là khi đại dịch Covid -19 đang hoành hành.
Thế nhưng, bên cạnh những phút giây yên bình và đầm ấm, sẽ không thể tránh khỏi những trận cãi vã do xung đột, bất đồng quan điểm trong việc quản lý tài chính, sinh hoạt hàng ngày, chia sẻ công việc nhà, quan hệ bạn bè, xã hội…
Vợ chồng thường xuyên xảy ra xung đột, cãi vã, bất đồng quan điểm là nguyên nhân gây căng thẳng stress vì gia đình.
Bên cạnh đó, việc chăm sóc và nuôi con nhỏ, nhất là trong mùa dịch Covid -19 với gánh nặng về tài chính khi thu nhập giảm cộng với việc ở nhà quá lâu không được ra ngoài vì giãn cách xã hội khiến bạn cảm thấy tù túng và bí bách gây ảnh hưởng tới tâm lý. Lúc này, xung đột giữa hai vợ chồng sẽ càng tăng và trở nên căng thẳng hơn.
II – Bị stress gia đình biển hiện thế nào?
Làm thế nào để biết bạn có đang bị stress về gia đình hay không? Một số nghiên cứu cho thấy, khi bị căng thẳng về gia đình, bạn có thể xuất hiện một số triệu chứng và dấu hiệu sau:
– Tần suất hai vợ chồng cãi vã, xung đột ngày một tăng: Nhất là khi cả hai vợ chồng đều ở nhà quá lâu trong mùa giãn cách vì dịch Covid -19.
– Biểu hiện về thể chất: Căng thẳng vì gia đình gây nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, đau tức ngực khó thở, tim đập nhanh, buồn nôn và nôn, suy giảm ham muốn tình dục…
– Biểu hiện tinh thần: Buồn bã, chán nản, sa sút trí tuệ, không thể tập trung trong học tập, công việc, thiếu quyết đoán, lú lẫn..
Mệt mỏi, buồn bã, chán nản, tức giận, thất vọng, thường xuyên khó chịu, bực tức … là dấu hiệu của người bị stress gia đình.
– Biểu hiện hành vi: Ăn uống bất thường, khóc lóc, hấp tấp, hút thuốc, nghiện ngập, tự làm hại bản thân hoặc làm hại người khác.
– Biểu hiện cảm xúc: Căng thẳng, sợ hãi, lo lắng, bồn chồn, tức giận, thất vọng, dễ nóng tính, thường xuyên khó chịu, bực tức, ngại tiếp xúc, muốn ở một mình.
III – Stress gia đình ảnh hưởng tới sức khỏe thế nào?
Cuộc sống vợ chồng không phải lúc nào cũng “cơm lành, canh ngọt”, đặc biệt là với những cặp vợ chồng gặp quá nhiều áp lực về kinh tế và nuôi con nhỏ trong mùa dịch. Lúc này, stress gia đình là điều không thể tránh khỏi. Khi bị stress và áp lực vì gia đình kéo dài có thể gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe của bạn:
– Stress vì gia đình liên tục và kéo dài triền miên, không có hướng giải quyết và bế tắc có thể dẫn đến các chứng bệnh tâm thần như rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách, trầm cảm.
– Trường hợp căng thẳng nặng có thể khiến vợ hoặc chồng hoặc cả hai xuất hiện suy nghĩ muốn tự tự để giải thoát bản thân.
– Rối loạn chức năng tình dục, chẳng hạn như mất ham muốn tình dục ở cả nam và nữ, xuất tinh sớm và bất lực ở nam giới.
– Phụ nữ bị căng thẳng vì gia đình khi đang nuôi con nhỏ có thể bị mất sữa, ảnh hưởng đến việc chăm sóc con hoặc gặp vấn đề kinh nguyệt.
– Nhiều người (đa phần là nam giới) khi gặp phải tình trạng stress vì gia đình thường đối phó bằng cách uống rượu bia và hút thuốc lá nhiều hơn. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và lâu dài thì sức khỏe sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.
– Áp lực, căng thẳng, stress tích tụ khiến hai vợ chồng liên tục cãi vã, nguy cơ ly hôn là rất cao và ngày ly hôn rất gần. Không phải bố hay mẹ, trẻ mới là người bị mất mát lớn nhất vì chỉ có thể chọn sống cùng mẹ hoặc sống với bố. Và lựa chọn nào đối với trẻ cũng đều là sự mất mát quá lớn.
Stress vì gia đình còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày.
Đáng chú ý, nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, stress vì gia đình còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày. Nguyên nhân là do căng thẳng và áp lực quá nhiều gây kích thích dạ dày tăng tiết acid quá mức, làm bào mòn lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày dẫn đến viêm loét dạ dày.
Không chỉ vậy, stress còn ảnh hưởng tới sự co bóp của dạ dày và ruột, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy, táo bón, trào ngược dạ dày và thực quản…
IV – Nên làm gì để giảm đau dạ dày vì stress gia đình?
Học cách kiểm soát căng thẳng sẽ giúp cuộc sống vợ chồng và gia đình hạnh phúc hơn mỗi ngày.
Căng thẳng vì gia đình không có cơ hội xuất hiện khi hai vợ chồng thường xuyên trò chuyện, chia sẻ với nhau về công việc, bạn bè, vấn đề nuôi dạy con cái hay đơn giản là giúp đỡ nhau làm công việc nhà, dành thời gian xem ti vi cùng nhau…
Nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, các thức ăn giàu khoáng chất và vitamin. Hạn chế ăn các đồ ăn có lượng chất béo và axit cao, đồ ăn cay nóng, uống bia rượu, cà phê, hút thuốc lá…
Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý; ngủ đủ 7- 8 tiếng mỗi ngày; vận động tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày…
Để làm giảm các triệu chứng buồn nôn, nôn, ợ hơi, ợ nóng, khó tiêu, đầy bụng, đau và nóng rát thượng vị do đau dạ dày vì stress trong mùa dịch gây ra, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel. Thành phần hoạt chất Almagate trong thuốc Yumangel không chỉ có công dụng trung hòa acid dịch vị mà còn tạo ra lớp màng nhầy giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel giúp làm giảm nhanh cơn dạ dày.
Trên đây là những thông tin về cách khắc phục và phòng ngừa đau dạ dày do stress gia đình từ chuyên gia của Yumangel. Để được tư vấn kỹ hơn về cách chữa đau dạ dày, bạn đừng quên gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 để gặp dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel nhé.
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…