Nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh là tình trạng có vết rách nhỏ ở niêm mạc ống hậu môn của trẻ. Tình trạng này gây bất tiện, thậm chí là sợ hãi trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ do việc đại tiện gặp khó khăn. Cùng yumangel tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
I – Nguyên nhân nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh
Có tới 80% trẻ bị nứt hậu môn trong vài năm đầu đời nhưng không rõ nguyên nhân. Số bé bị nứt hậu môn còn lại mắc bệnh chủ yếu là do táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài.
Khi bé bị táo bón, phân vừa to vừa cứng khi đi ngoài có thể gây tổn thương ống hậu môn. Trong khi đó, tiêu chảy kéo dài khiến trẻ phải đi ngoài nhiều hơn, là ma sát ở niêm mạc hậu môn và gây ra các vết rách.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân gây bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ em và trẻ sơ sinh gồm:
- Thường xuyên rặn khi đi tiêu khiến lực đẩy phân mạnh qua ống hậu môn, gây tăng áp lực hình thành nên vết rách.
- Viêm loét đại tràng.
- Viêm vùng hậu môn – trực tràng.
- Hẹp hậu môn bẩm sinh.
- Khô da.
- Bệnh trĩ.
- Viêm loét đại tràng.
- Bệnh Crohn.
II – Biểu hiện trẻ sơ sinh bị nứt kẽ hậu môn
Triệu chứng nứt hậu môn ở trẻ sơ sinh biển hiện rõ ràng và dễ nhận biết. Cụ thể gồm các biểu hiện sau:
- Trẻ khó chịu, quấy khóc mỗi khi đi tiêu.
- Phân cứng và lớn có kèm máu tươi.
- Kiểm tra hậu môn của trẻ sẽ sơ sinh thấy vết rách dọc theo vùng da của ống hậu môn.
- Hậu môn sưng đỏ.
- Ngứa hoặc kích ứng quanh hậu môn.
III – Nứt hậu môn ở trẻ sơ sinh có tự hết không?
Nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh là vấn đề khá thường gặp và đa phần đều tự lành hoặc khỏi sau khi khắc phục tại nhà. Triệu chứng bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh thường biến mất sau 2 tuần nhưng phải đến 8 tuần mới lành hoàn toàn.
Trường hợp vết nứt hậu môn không lành và kéo dài trên 8 tuần thì có nguy cơ cao trở thành mãn tính, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và rối loạn cơ thắt hậu môn ở trẻ. Trẻ mắc bệnh thường xuyên bực dọc, cáu gắt, mất ngủ do đau đớn; nếu vết nứt dài và sâu, trẻ có thể gặp khó khăn khi nằm.
Do đó, nếu sau 8 tuần mà vết nứt hậu môn không khỏi, bố mẹ cần đưa bé tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị.
IV – Trẻ bị nứt hậu môn phải làm sao? Cách điều trị nứt kẽ hậu môn ở trẻ em
Khi thấy trẻ có dấu hiệu bị nứt kẽ hậu môn, tốt nhất các mẹ không nên chần chừ mà nên đưa bé tới ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và tư vấn cách chữa nứt kẽ hậu môn cho bé phù hợp.
1. Điều trị tại nhà
Việc đầu tiên cần làm để chữa nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh là điều chỉnh và thay đổi thói quen sinh hoạt – ăn uống của bé. Cụ thể l là:
- – Thường xuyên thay tã cho bé.
- – Vệ sinh vùng hậu môn của bé thật sạch sẽ và giữ cho luôn khô thoáng.
- – Ngâm hậu môn của trẻ trong nước muối ấm 2-3 lần/ngày, mỗi lần từ 10-15 phút giúp giảm đau và ngứa.
- – Với trẻ bú mẹ, các mẹ cần tăng cường uống nhiều nước, ăn thêm chất xơ để phòng chống táo bón.
- – Massage, vận động cho bé.
2. Bé bị nứt kẽ hậu môn bôi thuốc gì?
Trường hợp đã áp dụng các cách chữa nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh tại nhà không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng kem có chứa thuốc hoặc viên nhét hậu môn. Đây là các dạng thuốc corticosteroid sử dụng cho trực tràng, kem hoặc thuốc mỡ chứa hydrocortisone có tác dụng giảm bớt phản ứng viêm và khó chịu.
Lưu ý: Bố mẹ chỉ nên sử dụng thuốc bôi nứt kẽ hậu môn cho trẻ em, thuốc bôi nứt kẽ hậu môn cho bé khi có chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý dùng thuốc trị nứt kẽ hậu môn ở trẻ em có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe của bé.
3. Điều trị phẫu thuật
Cách chữa nứt hậu môn ở trẻ sơ sinh bằng phương pháp phẫu thuật được bác sĩ chỉ định sử dụng khi bệnh có xu hướng trở thành mãn tính. Phẫu thuật nhằm mục đích cắt một phần cơ vòng hậu môn để giảm co thắt và giảm đau giúp mau lành vết thương.
Thuốc bôi nứt hậu môn cho bé.
Dù phẫu thuật ít khi gây ra biến chứng đi tiêu không kiểm soát nhưng bé bị nứt kẽ hậu môn sau phẫu thuật cần được chăm sóc và theo dõi tại bệnh viện.
V – Cách phòng tránh nứt hậu môn ở trẻ sơ sinh
Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt hơn sẽ giúp phòng tránh hiệu quả trẻ nhỏ bị nứt hậu môn. Các biện pháp phòng tránh gồm có:
- Bổ sung đầy đủ chất xơ cho bé, trung bình là khoảng 20-35g chất xơ/ngày. Lưu ý cần tăng lượng chất xơ từ từ vì nếu ăn quá nhiều đột ngột dễ gây sình bụng đầy hơi.
- Massage/vận động cho bé sơ sinh đều đặn mỗi ngày giúp tăng nhu động ruột và dễ đi tiêu.
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước sạch, nhất là sau mỗi lần thay tã bỉm, đi tiêu.
- Ngâm hậu môn của bé trong nước muối ấm, mỗi ngày nên thực hiện từ 2-3 lần, mỗi lần từ 10-15 phút.
- Hình thành thói quen cho bé sơ sinh đi tiêu vào một giờ cố định trong ngày.
Đa số các trường hợp nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh đều có đáp ứng tốt với các biện pháp chữa trị tại nhà. Với trường hợp trẻ có triệu chứng nặng hơn, bố mẹ nên đưa ngay tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời để phòng tránh xảy ra biến chứng.
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.