Nóng rát dạ dày không những khiến bạn khó chịu, nếu tình trạng này xuất hiện liên tục sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc của bạn. Thâm chí, nóng rát dạ dày còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Cùng Thuốc dạ dày chữ Y tìm hiểu tình trạng này trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
I. Nóng rát dạ dày là gì?
Nóng rát dạ dày là hiện tượng cơ ở dạ dày nóng lên, bỏng rát. Cảm giác này bạn hoàn toàn có thể cảm nhận một cách rõ ràng.
Nóng rát dạ dày là dạng cảm giác khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người mắc phải.
Nóng rát dạ dày có thể gặp ở mọi đối tượng và mọi độ tuổi. Thông thường, chúng ta sẽ cảm thấy nóng rát dạ dày ở các thời điểm như:
- Nóng rát dạ dày sau khi ăn.
- Nóng rát dạ dày khi đói.
- Nóng rát dạ dày khi nằm.
- Nóng rát dạ dày sau khi uống rượu, bia…
- Nóng rát dạ dày về đêm
Trường hợp nóng rát dạ dày khi mang thai không phải hiếm gặp. Bởi vì, trong thai kỳ, mẹ bầu thường có nhiều thay đổi về thể chất và hormone, việc này có thể làm tăng tiết axit dịch vị dạ dày, gây trào ngược dạ dày – thực quản.
II. Nguyên nhân gây nóng rát dạ dày
Nóng rát dạ dày có thể là triệu chứng cảnh báo các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Do vậy, bạn nên tránh xa các nguyên nhân ảnh hưởng đến dạ dày cũng chính là các nguyên nhân gây ra cảm giác nóng rát dạ dày.
Dưới đây là các nguyên nhân thường xuyên gây ra hiện tượng nóng rát dạ dày:
1. Ăn uống thiếu khoa học
Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng nóng rát dạ dày thực quản.
Một số biểu hiện của việc ăn uống thiếu lành mạnh có thể kể đến là: lạm dụng đồ uống có cồn, cà phê, nước ngọt, đồ uống có gas; sử dụng nhiều thực phẩm cay nóng, sử dụng nhiều thực phẩm muối chua, thường xuyên ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên rán…
Bên cạnh đó, các thói quen ăn uống không tốt như ăn không đúng giờ, ăn nhanh, thường xuyên để bụng đói, ăn quá no… cũng gây ra triệu chứng nóng rát dạ dày.
2. Thường xuyên thức khuya, căng thẳng, stress kéo dài
Nếu bạn gặp vấn đề về tâm lý, hệ tiêu hóa cũng sẽ bị đình trị. Điều này khiến biểu hiện nóng rát dạ dày rất dễ xuất hiện.
3. Sử dụng thuốc không đúng cách
Một số loại thuốc chống viêm và thuốc giảm đau như Celecoxib, Aspirin, Ibuprofen, Ketoprofen,… cũng có thể gây ra tác dụng phụ là ợ hơi, ợ chua, nóng rát dạ dày… Khi bạn có các triệu chứng này, bạn nên ngừng sử dụng thuốc và tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ.
4. Do bệnh lý
Khi bạn mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày, thực quản, cơ thể bạn rất dễ xuất hiện triệu chứng nóng rát dạ dày. Các bệnh lý liên quan đến dạ dày, thực quản thường gặp là viêm dạ dày, loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích, trào ngược dạ dày – thực quản…
III. Cách điều trị nóng rát dạ dày
Khi bị nóng rát dạ dày, người bệnh nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để xác định chính xác nguyên nhân gây ra triệu chứng này và có biện pháp điều trị thích hợp. Các phương pháp trị bệnh có thể kể đến như:
1. Sử dụng thuốc
Thuốc điều trị nóng rát dạ dày chỉ được sử dụng khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ, bạn không nên tự ý sử dụng.
Nếu bạn muốn áp dụng cách trị bệnh nóng rát dạ dày bằng thuốc, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.
Một số trường hợp bệnh nhân có thể được kê các nhóm thuốc sau đây:
- Thuốc kháng axit hoặc thuốc kháng H2: Có tác dụng trung hòa hoặc giảm tiết axit dịch vị, nhanh chóng làm dịu nóng rát.
- Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp bạn bị nóng rát dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra các bệnh lý liên quan đến dạ dày, thuốc kháng sinh sẽ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Ngăn ngừa các tác nhân bên ngoài gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra, khi bạn bị nóng rát dạ dày, bạn có thể sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để giảm nhanh sự khó chịu. Yumangel có tác dụng trung hòa axit dạ dày đồng thời tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc. Từ đó, nhanh chóng giảm cơn đau rát dạ dày cùng các triệu chứng như ợ chua, đầy hơi, đau vùng thượng vị, trào ngược.
2. Cách chữa nóng rát dạ dày tại nhà
Trường hợp nóng rát dạ dày chỉ thi thoảng mới xuất hiện và không nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng các mẹo nhỏ để điều trị nóng rát dạ dày:
- Uống nước muối ấm: Bạn có thể hòa 1/3 thìa muối với 250ml nước ấm để uống khi cảm giác nóng rát dạ dày kéo đến. Nước muối có tác dụng trung hòa axit dịch vị nên giúp cải thiện cảm giác nóng rát, khó chịu.
- Uống trà gừng và mật ong: Khi bạn uống trà, cơn nóng rát sẽ được làm dịu. Ngoài ra, trong gừng còn chứa hoạt chất gingerol có khả năng kháng viêm và giảm đau.
- Uống trà hoa cúc: Bisabolol trong trà hoa cúc có tác dụng ức chế hại khuẩn, chống viêm và giảm kích ứng.
Bên cạnh 3 loại nước uống dễ sử dụng ở trên, người bị nóng rát dạ dày còn có thể sử dụng các loại nước có tính mát để giảm cảm giác khó chịu như nước rau má, cần tây, nha đam, diếp cá, thì là…
IV. Người bị nóng rát dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Lựa chọn thực phẩm phù hợp hoàn toàn có thể làm giảm nhanh chóng cảm giác nóng rát dạ dày. Vì thế, nếu bạn thường xuyên bị nóng rát dạ dày, hãy cân nhắc lựa chọn thực phẩm cho các bữa ăn hàng ngày nhé!
1. Người bị nóng rát dạ dày nên ăn gì?
Khi bị nóng rát dạ dày, bạn nên ăn các thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày; làm giảm hoặc trung hòa axit dạ dày; phục hồi vết thương; làm dịu và giảm đau dạ dày.
- Nhóm thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày: Gồm sữa, cháo, mật ong có thể tạo ra lớp màng bao bọc niêm mạc dạ dày, ngăn các tác nhân gây hại. Mật ong, nghệ, tỏi có khả năng kháng khuẩn tự nhiên, ngăn ngừa sự tấn công của các loại vi khuẩn.
- Nhóm thực phẩm có tác dụng phục hồi vết thương, tăng cường khả năng phục hồi cho dạ dày: Ví dụ như bắp cải, tôm, cá…
- Nhóm thực phẩm có khả năng làm dịu dạ dày, giảm đau tự nhiên: Như lá mơ, đu đủ…
- Nhóm thực phẩm làm giảm hoặc trung hòa axit dạ dày: háo, gừng, dưa chuột, hạnh nhân, bánh mì, bánh quy, trà thảo dược, trà gừng…
2. Người bị nóng rát dạ dày kiêng ăn gì?
Những thực phẩm không tốt cho dạ dày người bệnh nên kiêng khi đang bị nóng rát dạ dày gồm:
- Đồ uống có cồn, đồ uống chứa chất kích thích như cà phê, đồ uống có gas, đồ uống chứa nhiều đường.
- Thực phẩm cay nóng, chứa nhiều tiêu, ớt…
- Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo.
- Đồ ăn nhanh.
- Đồ ăn chưa được chế biến kỹ, đồ ăn còn sống.
- Đồ muối chua như dưa muối, cà muối, kim chi…
- Thực phẩm có ôi thiu, quá hạn sử dụng, có nấm mốc
V. Tư vấn giải pháp phòng ngừa nóng rát dạ dày
Áp dụng chế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh chính là giải pháp hữu hiệu giúp bạn phòng ngừa tình trạng nóng rát dạ dày.
1. Áp dụng chế độ ăn uống khoa học
Điều chỉnh chế độ ăn uống là một cách làm giảm và phòng ngừa nóng rát dạ dày rất tốt. Bên cạnh sử dụng thực phẩm theo chỉ dẫn ở trên, bạn nên chú ý một số điểm sau đây:
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể: Hàng ngày nên cung cấp đủ nước cho cơ thể (khoảng 2 – 2,5l). Nước có tác dụng trung hòa axit dịch vị dạ dày và điều hòa nhu động ruột. Mặc dù nước rất tốt cho cơ thể, nhưng bạn không nên uống quá nhiều nước mỗi ngày để tránh làm hạ natri máu.
- Tránh để bụng đói hoặc ăn quá no khiến cơ thể càng mệt mỏi.
- Ăn đúng giờ, có thể chia nhỏ bữa ăn để không gây áp lực quá lớn lên dạ dày trong 1 lần ăn.
- Sau khi ăn nên nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh, tắm gội, làm việc…
2. Thực hiện lối sống lành mạnh
Duy trì lối sống lành mạnh không chỉ tăng cường sức khỏe tổng quát mà còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Từ đó cải thiện và phòng ngừa triệu chứng nóng rát dạ dày.
Dưới đây là một số thói quen tốt bạn nên thực hiện để duy trì lối sống lành mạnh:
- Hạn chế làm việc quá sức, hãy để cơ thể thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý.
- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá.
- Không nên thức quá khuya, hãy đi ngủ đúng giờ và đủ giấc.
- Nên dành tối thiểu 20 – 30 phút mỗi ngày để hoạt động thể chất. Bạn không nhất thiết phải tập các bài tập nặng, thay vào đó hãy tập các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng.
3. Cẩn trọng khi sử dụng thuốc
Cẩn trọng khi sử dụng một số loại thuốc Tây để tránh tác dụng phụ của chúng gây kích ứng dạ dày làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc hoặc tự ý tăng, giảm liều lượng và thời gian dùng thuốc.
Nóng rát dạ dày ngoài nguyên nhân do ăn uống và sinh hoạt không khoa học còn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, nếu có triệu chứng nóng rát dạ dày liên tục và thường xuyên, bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác và can thiệp điều trị kịp thời.
Để được tư vấn kỹ hơn về cách sử dụng Yumangel cũng như các bệnh lý liên quan đến dạ dày, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với dược sĩ của Yumangel qua hotline 1800.1125 (miễn cước) hoặc để lại bình luận bên dưới nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Chưa có bình luận!