Mâm cỗ ngày Tết luôn ngập tràn các món ăn ngon vô cùng hấp dẫn. Nhưng có những món ăn ngày Tết người bị đau dạ dày không nên hoặc hạn chế ăn để bảo vệ dạ dày của mình và không làm phá hỏng cuộc vui ngày Tết. Đó là các món ăn: bánh chưng, đồ nếp; đồ muối chua lên men; đồ cay nóng; các món chiên; thịt kho tàu; các món ăn tái, sống và đồ uống có ga, cồn.
Mục lục
1. Bánh chưng, bánh tét
Bánh chưng, bánh tét là món ăn truyền thống không thể thiếu của người Việt Nam mỗi dịp Tết đến xuân về. Không chỉ thơm ngon, món bánh Tết này còn rất giàu dinh dưỡng vì được làm từ các nguyên liệu gồm: gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh, hành củ tươi.
Bánh chưng giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng người bị đau dạ dày không nên hoặc cần hạn chế ăn vì có thể gây khó chịu và khiến triệu chứng đau dạ dày nghiêm trọng hơn. Cụ thể:
– Gạo nếp khó tiêu hóa, gây đầy hơi: gạo nếp sử dụng để làm vỏ bánh chưng, bánh tét có thể gây ra các triệu chứng như khó tiêu, ợ nóng, đau bụng và đầy hơi. Lúc này nếu người bị đau dạ dày ăn bánh chưng sẽ tạo gánh nặng cho dạ dày, khiến tình trạng đau nghiêm trọng hơn.
– Chất béo trong thịt lợn làm tăng tiết axit dạ dày: Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, thịt lợn mỡ có thể làm tăng tiết axit dạ dày, gây khó tiêu và làm trầm trọng hơn các triệu chứng như ợ chua và đau bụng. Bên cạnh đó, một số người còn có sở thích rán bánh chưng khiến lượng dầu mỡ trong bánh tăng cao gây khó khăn cho hoạt động tiêu hóa của dạ dày.
– Đậu xanh có tính hàn, gây lạnh dạ dày: Người bị đau dạ dày nếu ăn đậu xanh vào có thể làm suy yếu hệ tiêu hóa, dễ gây khó tiêu hóa và đau dạ dày. Mặt khác, hàm lượng chất xơ không hòa tan trong đậu xanh cao nên nếu người bị đau dạ dày ăn có thể làm tăng gánh nặng cho dạ dày và ruột khi tiêu thụ nhiều.
2. Xôi nếp
Bên cạnh bánh chưng, bánh tét, xôi nếp cũng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền. Mỗi vùng miền của nước ta có cách đồ xôi khác nhau với màu sắc đa dạng.
Tuy nhiên, món xôi cũng được nấu từ gạo nếp nên cũng rất khó tiêu, làm đầy bụng, khiến dạ dày tiết nhiều dịch và hoạt động tần số cao hơn bình thường. Vì vậy, người đau dạ dày nên hạn chế nhất có thể ăn món này để tránh các cơn co thắt, ợ nóng, ợ chua.
Dưới đây là những lý do người bị đau dạ dày nên hạn chế ăn xôi vào những ngày Tết:
– Theo Đông y, gạo nếp dùng để nấu xôi vị ngọt, tính dẻo, ôn, ấm, có tác dụng bổ trung, ích khí, kiện tỳ, cố biểu chỉ tả. Tuy nhiên, với những người bị đau dạ dày, ăn xôi nhiều dễ khiến cơ thể bị nóng, khó tiêu, làm các vết loét dạ dày nghiêm trọng hơn.
– Trong y học hiện đại, gạo nếp thuộc thực phẩm giàu tinh bột và chứa hàm lượng calo rất cao. Vì vậy, nếu người bị đau dạ dày ăn quá nhiều xôi có thể khiến dạ dày phải hoạt động liên tục và quá tải không được nghỉ ngơi. Hậu quả là khiến cơn đau dạ dày nghiêm trọng hơn.
– Hai thành phần amiloza và amilopectin trong gạp nếp có thể gây ra chứng đầy hơi, khó tiêu.
– Ăn xôi còn có thể làm tăng sản sinh axit dịch vị dư thừa. Điều này ảnh hưởng xấu đến người bị đau dạ dày vì acid có tính bào mòn sẽ làm tổn thương lớp niêm mạc nghiêm trọng.
– Ăn xôi khiến tình trạng trào ngược dạ dày nghiêm trọng hơn do món ăn này có thể kích thích dạ dày tăng sản sinh dịch vị.
3. Đồ lên men, muối chua
Trong mâm cơm ngày Tết của người Việt, thực phẩm lên men muối chua như dưa, hành, liệu, dưa món cũng là món ăn không thể nào thiếu. Nếu được tiêu thụ đúng cách, dưa hành muối rất có lợi cho đường ruột, giúp kích thích tiêu hóa, chống oxy hóa, giảm cholesterol xấu và ngăn ngừa nguy cơ bệnh tim mạch.
Tuy nhiên, các món ăn lên men và muối chua chứa rất nhiều muối nên nếu ăn không đúng cách sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây hại sức khỏe. Đặc biệt, dưa hành muối còn là “thủ phạm” làm nồng độ axit trong dạ dày tăng cao, gây đến các cơn co thắt, ợ nóng, trào ngược.
Do đó, người bị đau dạ dạ dày chỉ nên ăn ở mức vừa phải hoặc tốt nhất là nên tránh để không bị cơn đau dạ dày hành hạ. Nên ăn sau khi đã ăn những loại thực phẩm khác, khi đó dạ dày đã có phần lót trước khi ăn dưa hành muối.
Lúc này dưa hành muối vẫn có tác dụng hỗ trợ kích thích tiêu hóa, chúng ta vẫn sẽ được hưởng trọn vẹn hương vị của một bữa ăn truyền thống ngày Tết. Hơn nữa, sẽ tránh được ảnh hưởng của việc tăng gánh nặng đối với dạ dày, khi đã có tiền sử về bệnh dạ dày trước đó.
4. Đồ ăn cay nóng
Các món ăn cay nóng, có nhiều gia vị ớt, hạt tiêu và sa tế có thể làm nóng dạ dày khiến các cơn đau liên tục xuất hiện với mức độ nghiêm trọng hơn. Nghiêm trọng hơn, n có thể dẫn đến xuất huyết hoặc thủng dạ dày.
Một số nghiên cứu cho thấy, thức ăn cay không gây loét, nhưng hãy cẩn thận nếu bạn bị hội chứng ruột kích thích, chứng khó tiêu hoặc bệnh viêm ruột (IBD) hoặc bệnh dạ dày. Về cơ bản, nếu thức ăn cay khiến bạn đau dạ dày, hãy suy nghĩ trước khi ăn.
Các nghiên cứu khác cho thấy, thức ăn cay có thể gây kích ứng bên trong, viêm và đau. Cơ thể bạn có thể coi capsaicin là chất độc và cố gắng loại bỏ nó. Hậu quả là bạn không chỉ bị đau dạ dày, đau bụng mà còn bị tiêu chảy nóng rát, đau ngực, đau đầu, nôn dữ dội…
Thậm chí, ăn nhiều đồ ăn cực cay còn có thể gây tổn thương về thể chất và đau dữ dội đến mức cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Axit dạ dày từ việc nôn mửa có thể làm bỏng thực quản và cổ họng.
Vì vậy, bạn tuyệt đối đừng ăn các món ăn cay, nóng để bảo vệ sức khoẻ và dạ dày của mình trong những ngày Tết nhé.
5. Các món chiên rán
Mâm cỗ Tết chắc chắn không thể thiếu các món ăn chiên rán hấp dẫn vị giác như chả giò, tôm chiên xù, thịt rán…Những món ăn này đặc biệt ngon miệng nhưng lại không tốt cho sức khỏe dạ dày, nhất là những người đang bị đau dạ dày.
Thực phẩm giàu chất béo và dầu mỡ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, làm đầy bụng, khiến dạ dày hoạt động liên tục và dẫn đến các cơn đau. Vì vậy, nếu bạn ăn quá nhiều đồ chiên rán, hãy chuẩn bị tinh thần cho cơn đau dạ dày kéo dài. Khi thức ăn đó còn trong bụng, nó có thể bắt đầu đẩy lên cơ hoành, khiến bạn thở nông. Nó cũng có thể khiến dịch tiêu hóa trào ngược trở lại thực quản.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho hay, những các món ăn chiên rán chứa nhiều dầu mỡ nên khó tiêu hóa hơn. Thực phẩm chiên không tốt cho bạn ngay cả khi bạn khỏe mạnh, nhưng chúng có thể khiến dạ dày khó chịu trở nên tồi tệ hơn.
6. Thịt kho tàu
Thịt kho tàu ngày Tết thường được chế biến theo kiểu mặn ngọt nên chứa nhiều đường và muối nhằm để ăn được lâu ngày.
Nếu sử dụng lượng đường hoá học nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ. Cộng với việc sử dụng nhiều muối khiến dạ dày mất nước, mất cân bằng pH dẫn đến ợ nóng, ợ chua và khó tiêu.
Mặt khác, chất béo trong thịt mỡ lợn sẽ mất nhiều thời gian hơn để cơ thể tiêu hóa và nó có thể khiến ruột của bạn thắt chặt và gây ra chuột rút . Thực phẩm nhiều chất béo cũng có thể làm cho hội chứng ruột kích thích (IBS) trở nên tồi tệ hơn. Tình trạng này có thể gây đầy hơi, đau, táo bón và tiêu chảy.
Vậy nên, dù món thịt kho tàu có ngon đến mấy và bạn có thèm món ăn này thế nào thì cũng ăn một cách hạn chế nhất có thể nhé.
7. Thịt tái, rau sống
Nhắc đến các món ăn ngày Tết người bị đau dạ dày không nên ăn chắc chắn phải nhắc tới thịt tái và rau sống. Dạ dày và hệ tiêu hóa của người đau dạ dày vốn dĩ đã yếu hơn so với bình thường nên nếu tiêu thụ những món ăn chưa chín như các loại rau sống, thịt tái hay cá tái thì có thể khiến tình trạng đau dạ dày nghiêm trọng hơn.
Rau sống, thịt tái và cá tái có thể gây khó chịu cho dạ dày hơn so với thịt nấu chín. Sau đây là lý do:
– Những món ăn này có thể chứa vi khuẩn và ký sinh trùng thường bị tiêu diệt trong quá trình nấu. Nếu dạ dày của bạn đã nhạy cảm, việc tiêu thụ các món ăn này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng đau dạ dày, buồn nôn hoặc khó chịu.
– Khả năng tiêu hóa: Các thực phẩm nấu chín thường dễ tiêu hóa hơn. Nấu chín sẽ phân hủy protein và có thể làm cho chúng nhẹ nhàng hơn với dạ dày, trong khi các món ăn sống hoặc tái có thể khó tiêu hơn đối với một số người.
– Độ chua và gia vị: Gia vị sử dụng khi ăn với thịt hoặc cá tái như ớt, tiêu, nước tương, wasabi và gừng có thể khá mặn hoặc cay. Những thứ này có thể gây kích ứng cho dạ dày đang khó chịu.
– An toàn thực phẩm: Tiêu thụ các món ăn sống hoặc tái có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, có thể làm phức tạp thêm tình trạng đau dạ dày và đau bụng. Thịt nấu chín ít có khả năng chứa mầm bệnh hơn nếu được chế biến và bảo quản đúng cách.
Do đó, nếu bạn bị đau dạ dày và đau bụng, tốt nhất nên chọn những thức ăn đã nấu chín kỹ để tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
8. Bánh kẹo và caffeine
Bánh kẹo, đặc biệt là socola chứa lactose. Một số người không dung nạp lactose có thể thấy socola có chứa sữa gây ra đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy.
Ngoài ra, caffeine có trong socola, cà phê, nước ngọt và đồ uống tăng lực cũng có thể làm tăng độ axit trong dạ dày, gây ợ nóng hoặc đau dạ dày.
Các nghiên cứu cho thấy, các thành phần trong socola như caffeine và cacao có thể làm giãn cơ thắt thực quản dưới. Đó là van cơ ngăn không cho thức ăn và axit dạ dày trào ngược lên thực quản.
Mặc dù nhiều người có thể dung nạp socola ở mức độ vừa phải, nhưng tốt nhất là không nên mạo hiểm khi bạn đang bị đau hoặc khó chịu ở dạ dày.
9. Đồ uống có ga, có cồn
Việc sử dụng đồ uống có cồn như bia, rượu và đồ uống có ga sẽ khiến độ pH của dạ dày tăng cao, tệ hơn có thể dẫn đến xuất huyết hoặc thủng dạ dày. Vì vậy, lời khuyên cho người bị bệnh dạ dày là nên tránh tuyệt đối các đồ uống này trong dịp Tết.
– Đồ uống có ga: Những người bị đau và khó chịu ở dạ dày nên hạn chế uống nước ngọt có ga. Vì tiêu thụ loại nước có thể tạo ra lượng khí dư thừa trong dạ dày, có thể dẫn đến ợ hơi, đầy hơi hoặc chướng bụng, khiến tình trạng đau dạ dày trở nên tồi tệ hơn. Nhiều loại đồ uống có ga cũng có tính axit. Chúng có thể làm thay đổi độ axit của đường tiêu hóa, dẫn đến tiêu hóa kém, ợ nóng và trào ngược.
– Đồ uống có cồn: Việc uống nhiều rượu trong dịp Tết có thể khởi phát hoặc tái phát cơn đau dạ dày. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày sau khi uống rượu ngày Tết, gồm:
+ Do uống quá nhiều: Uống nhiều rượu vào những ngày có thể làm tăng tạm thời axit dạ dày và làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày gây đau, buồn nôn kèm theo trào ngược axit dạ dày lên thực quản.
+ Uống rượu khi đói: Rượu có thể gây hại cho niêm mạc dạ dày, khiến dạ dày sản xuất nhiều axit hơn. Uống rượu khi bụng đói có thể khiến rượu hòa lẫn với axit dạ dày. Niêm mạc dạ dày có thể bị viêm khi điều này xảy ra, gây đau và khó chịu.
+ Mất cân bằng đường ruột: Rượu có thể gây hại cho sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột, phá vỡ lớp bảo vệ bên trong ruột và thậm chí góp phần gây ra hội chứng rò rỉ ruột. Nó cũng có thể làm tăng sự phát triển của vi khuẩn “xấu” trong ruột, từ đó làm trầm trọng thêm tình trạng viêm và các vấn đề tiêu hóa.
Cách hiệu quả nhất để chấm dứt và phòng ngừa đau dạ dày do rượu là hạn chế hoặc ngừng sử dụng rượu nếu có thể. Nếu bắt buộc phải uống rượu, bạn nên chọn loại rượu nhẹ như rượu vang đỏ, rượu vang trắng hoặc bia có độ cồn thấp; tránh uống rượu mạnh; ăn nhẹ trước và trong khi uống rượu có thể giúp giảm tác động lên dạ dày; sử dụng thuốc bảo vệ dạ dày, chẳng hạn như thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel) trước khi uống rượu.
Nếu không may bị đau dạ dày dịp Tết thì bạn cũng đừng quá lo lắng vì đã có thuốc dạ dày chữ Y-Yumangel giúp giảm nhanh cơn đau dạ dày. Yumangel được nghiên cứu và sản xuất bởi Tập đoàn Dược phẩm Yuhan của Hàn Quốc.
Ưu điểm của Yumangel là giúp làm giảm cơn đau dạ dày chỉ sau 5-10 phút sử dụng nhờ thành phần chính là Almagate khả năng trung hòa acid dạ dày nhanh chóng. Sản phẩm ở dạng hỗn dịch giúp tạo ra lớp màng tương tự như lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc, giúp bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây hại.
Yumangel được thiết kế dạng gói pha sẵn nhỏ gọn, dễ mang đi làm, uống ngay không cần pha với nước nên rất tiện lợi.
Mỗi ngày bạn nên uống từ 3-4 gói, mỗi lần uống 1 gói vào thời điểm sau bữa ăn 1-2 tiếng hoặc trước khi đi ngủ. Trong trường hợp bị đau rát dạ dày, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, nôn, đầy hơi, trào ngược thực quản, chướng bụng… thì có thể uống ngay 1 gói Yumangel để làm giảm cảm giác khó chịu.
Các món ăn ngày Tết thường rất hấp dẫn và đa dạng nên việc kiêng ăn hoàn toàn là điều rất khó khăn. Nhưng để bảo vệ an toàn cho sức khỏe dạ dày, bạn hãy cố gắng hạn chế tiêu thụ các món ngày Tết như chúng tôi đã liệt kê ở trên gồm: bánh chưng, bánh tét, xôi, hành dưa muối, các món chiên rán, thịt kho tàu…
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về những ăn món ăn ngày Tết người bị đau dạ dày không nên ăn hoặc để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về công dụng và cách sử dụng, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800 1125 nhé!
Tài liệu tham khảo:
https://health.clevelandclinic.org/health-risks-of-spicy-food
https://www.health.com/condition/digestive-health/foods-to-avoid-when-your-stomach-hurts
https://www.bachhoaxanh.com/kinh-nghiem-hay/dau-da-day-tuyet-doi-dung-an-nhung-mon-nay-keo-pha-hong-cuoc-vui-ngay-tet-1325265?srsltid=AfmBOoohQhklEPLWoizk9uyv0_hWo16pQNW19357qH9n7_XSXF6YlmTM
https://suckhoedoisong.vn/bac-si-huong-dan-nguoi-benh-da-day-cach-an-dua-hanh-muoi-ngay-tet-169230109155754764.htm#:~:text=%C4%90%E1%BA%B7c%20bi%E1%BB%87t%2C%20nh%E1%BB%AFng%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20c%C3%B3,n%E1%BA%BFu%20bi%E1%BA%BFt%20%C4%83n%20%C4%91%C3%BAng%20c%C3%A1ch.
https://www.mediplus.vn/tieu-hoa/dau-da-day-an-xoi-duoc-khong.html#:~:text=%C4%90au%20d%E1%BA%A1%20d%C3%A0%20%C4%83n%20x%C3%B4i,h%C3%B3a%20h%E1%BA%BFt%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng%20x%C3%B4i%20n%C3%A0y.
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...