Lá mơ lông có công dụng thanh nhiệt, rất tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. Nếu bạn chưa biết công dụng của lá mơ lông với dạ dày và cách dùng lá mơ lông chữa dạ dày hiệu quả thì hãy cùng Yumangel tham khảo các thông tin dưới đây.
Mục lục
I. Tìm hiểu tác dụng của lá mơ lông với dạ dày
Lá mơ lông còn có nhiều tên gọi khác như lá mơ, mơ lông, rau mơ, dắm chó, mẫu cẩu đằng, ngũ hương đằng, mơ tam thể, ngưu bì đống, mơ tròn… Mặt trên của lá s màu xanh, mặt dưới của lá có màu tím, mặt trên màu xanh, lá có nhiều lông và gân.
Lá mơ lông thường được sử dụng để làm rau ăn kèm các món thịt giò, trứng rán. Một số nơi trồng lá mơ lông để chữa bệnh, trong đó có các bệnh lý dạ dày như đau dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày…
Theo tài liệu y học cổ truyền, lá mơ lông có vị hơi đắng, chát, tính mát, mùi hơi khó ngửi nhưng thường được dùng để giải độc và sát khuẩn. Vì vậy, với trường hợp bệnh nhân bị đầy hơi, khó tiêu có thể dùng lá mơ lông để cải thiện các triệu chứng này.
Theo các nghiên cứu y học hiện đại, lá mơ lông có chứa các hoạt chất với công dụng cho dạ dày như sau:
- Tinh dầu, vitamin C, protein, carotene: Cung cấp năng lượng, tăng sức đề kháng;
- Sulfur dimethyl disulphide: Hoạt chất này có tác dụng tương tự như một loại kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm trong đường tiêu hóa và điều trị hội chứng ruột kích thích;
- Các hoạt chất kháng viêm: Lá mơ lông chứa rất nhiều các hoạt chất kháng viêm có khả năng trung hòa dịch vị dạ dày, thúc đẩy quá trình nhanh lành các tổn thương ở niêm mạc dạ dày.
- Alkaloid: Đây là 1 dạng hoạt chất có công dụng ngăn ngừa quá trình oxy hóa, hạn chế sự phát triển của các gốc tự do gây hại cho cơ thể.
- Đặc tính mát: Nhờ đặc tính mát nên lá mơ lông cân bằng hệ tiêu hóa, điều hòa khí huyết, phòng ngừa đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, chán ăn…
II. 6 cách dùng lá mơ lông chữa dạ dày hiệu quả nhất
Lá mơ lông chứa nhiều dưỡng chất tốt cho dạ dày nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng đúng và hiệu quả. Dưới đây là 4 cách dùng lá mơ lông chữa dạ dày hiệu quả nhất bạn có thể tham khảo và áp dụng khi cần:
1. Ăn trực tiếp lá mơ lông tươi
Bạn có thể nhai trực tiếp lá mơ lông tươi theo hướng dẫn sau:
- Nguyên liệu: 1 nắm lá mơ lông.
- Cách thực hiện: Rửa sạch lá mơ lông rồi cho vào ngâm trong nước muối pha loãng để sạch khuẩn. Vớt lá mơ lông ra cho ráo nước.
- Cách ăn: Bạn có thể chấm lá mơ lông với muối trắng và ăn sống. Nuốt lá mới lông từ từ để các tinh chất có trong lá mơ lông có thời gian ngấm vào dạ dày, phát huy hiệu quả điều trị.
2. Uống nước ép lá mơ lông
Bạn cũng có thể dùng lá mơ lông ép lấy nước cốt và uống. Cách thực hiện cụ thể như sau:
- Nguyên liệu: 40g lá mơ lông.
- Cách thực hiện: Lá mơ lông rửa sạch, cho vào ngâm cùng nước muối pha loãng khoảng 30 phút. Vớt lá mơ lông ra để cho ráo nước. Cho lá mơ vào máy sinh tố xay hoặc cho vào máy ép để lọc lấy nước cốt. Khi xay bạn có thể cho thêm chút nước.
- Cách dùng: Uống nước lá mơ lông 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối.
3. Trứng rán lá mơ lông
Trứng rán lá mơ lông không chỉ thơm ngon bổ dưỡng mà còn giúp phát huy tác dụng của lá mơ với dạ dày, hỗ trợ hệ tiêu hóa và cải thiện các triệu chứng đau dạ dày – tá tràng.
- Nguyên liệu: 1 nắm lá mơ lông tươi, 2 quả trứng gà.
- Cách thực hiện: Lá mơ lông rửa sạch, ngâm với nước muối loãng vớt ra cho ráo nước. Thái nhỏ lá mơ lông hoặc dùng tay vò nát. Đập trứng vào bát, cho lá mơ lông và gia vị vào rồi khuấy đều lên. Đun nóng dầu trên chảo rồi cho hỗn hợp trứng lá mơ vào rán cho tới khi chín đều 2 mặt.
4. Trứng chưng lá mơ lông
Nếu không thích ăn trứng rán lá mơ lông nhiều dầu mỡ thì bạn có thể tham khảo món trứng chưng lá mơ lông. Cách làm món này rất đơn giản như sau:
- Nguyên liệu: 1 nắm lá mơ lông, 2 quả trứng gà, 1 ít gừng.
- Cách thực hiện: Rửa sạch lá mơ lông rồi thái thành sợi nhỏ. Đập trứng vào bát, cho lá mơ, gừng và các gia vị mắm muối mì chính tùy theo khẩu vị rồi khuấy đều lên. Cho hỗn hợp trứng lá mơ vào nồi hấp cách thủy cho tới khi chín.
- Cách dùng: Nên dùng liên tục 2 ngày/ tuần để hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày.
5. Dạ dày lợn hầm lá mơ lông
Dạ dày lợn hầm lá mơ lông là món ăn thơm ngon và bổ dưỡng. Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu và chế biến món này theo hướng dẫn sau:
- Nguyên liệu: 500g dạ dày lợn, 1 năm lá mơ lông.
- Cách thực hiện: Lá mơ lông và dạ dày lợn làm sạch rồi cho ngâm vào trong nước muối loãng. Dạ dày lợn sau khi thái miếng vừa ăn và đem hầm nước, sau đó nêm nếm gia vị. Khi dạ dày lợn chín mềm, bạn cho lá mơ lông vào hầm thêm khoảng 15 phút nữa là được.
- Cách dùng: Chắt nước hầm dạ dạy lá mơ lông ra uống 2 lần/ngày. Bạn cũng nên ăn phần dạ dày và lá mơ lông để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
6. Nước sắc lá mơ lông
Nước sắc lá mơ lông có tác dụng trung hòa acid, giảm viêm loét niêm mạc dạ dày. Cách thực hiện bạn có thể tham khảo hướng dẫn sau:
- Nguyên liệu: 30g lá mơ lông, 15g bạch biển đậu, 10g mạch môn, 5g cam thảo.
- Cách thực hiện: Lá mơ lông rửa sạch rồi cho vào ngâm trong nước muối loãng khoảng 30 phút. Các thảo dược khác rửa sạch rồi cho tất cả vào ấm sắc cùng 750ml nước. Sắc trên lửa nhỏ đến khi còn 1/2 lượng nước thì tắt bếp rồi để nguội.
- Cách dùng: Chia nước làm 3 lần uống hết trong ngày. Uống trước bữa ăn khoảng 20 – 30 phút. Dùng liên tục trong 3 tuần.
III. Một số lưu ý khi dùng lá mơ lông chữa dạ dày
Khi sử dụng lá mơ lông để chữa dạ dày, để đảm bảo an toàn và cho hiệu quả tốt nhất, bạn nên chú ý một số điều sau:
- Lượng dùng: Từ 20-30g lá mơ lông/ngày.
- Tác dụng phụ: Lá mơ lông khá lành tính, an toàn nhưng vẫn có thể gây dị ứng cho một số người có cơ địa mẫn cảm. Người bệnh cần chú ý một số dấu hiệu khi ăn lá mơ lông như: nổi mề đay, phát ban, sưng môi và lưỡi,…
- Phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ: Lá mơ lông chỉ phù hợp với trường hợp bệnh dạ dày nhẹ và mới chớm. Các trường hợp bệnh dạ dày đã ở mức nặng, có những triệu chứng: Viêm loét, xuất huyết, đau dữ dội thì hiệu quả điều trị bệnh bằng lá mơ lông thường không đáng kể. Người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
- Kiên trì thực hiện: Lá mơ lông chữa dạ dày là phương pháp tự nhiên nên người bệnh cần kiên trì thực hiện để đem lại hiệu quả như mong muốn. Mặt khác, quá trình điều trị bệnh dạ dày bằng lá mơ lông có đem lại hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người bệnh.
- Ngâm rửa sạch: Theo nghiên cứu, bề mặt lá mơ chứa rất nhiều vi khuẩn, rất khó mà rửa sạch được bằng nước. Do vậy, trước khi sử dụng lá mơ lông để điều trị bệnh dạ dày bạn nên rửa sạch sau đó ngâm với nước muối pha loãng khoảng 30 phút. Rửa nước muối loãng giúp loại bỏ bụi bẩn, ký sinh trùng gây hại bám trên lá mơ.
- Chọn mua lá mơ lông: Nên chọn mua lá mơ lông rõ nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không chất bảo quản thực phẩm hoặc thuốc hóa học gây hại. Nếu có thể bạn nên tự trồng lá mơ lông để đảm bảo an toàn.
- Kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học: Bên cạnh sử dụng lá mơ lông, để hỗ trợ cải thiện bệnh dạ dày hiệu quả nhanh chóng, bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học điều độ để cải thiện các triệu chứng như ợ chua, ợ hơi, khó tiêu, đầy bụng, chán ăn…
Sử dụng lá mơ lông chữa bệnh dạ dày được đánh giá khá lành tính và an toàn nhưng phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị với trường hợp bệnh mới khởi phát và chưa diễn biến nghiêm trọng. Vì vậy khi áp dụng nhưng tình trạng bệnh không thuyên giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
Chưa có bình luận!