HP dạ dày có lây qua đường ăn uống không? Dược sĩ Nguyễn Thị Thu khẳng định, vi khuẩn HP dạ dày có thể lây nhiễm qua con đường ăn uống khi ăn chung, uống nước chung, dùng chung các đồ dùng ăn uống, ăn đồ tái sống hay trái cây, rau củ chưa được rửa sạch…
Mục lục
I. Tìm hiểu các con đường lây nhiễm của vi khuẩn HP dạ dày
Vi khuẩn HP tên đầy đủ là Helicobacter Pylori (H.pylori) lần đầu tiên được phát hiện trong dạ dày của con người vào năm 1982.
Vi khuẩn HP chủ yếu sống trong dạ dày. Loại vi khuẩn này là nguyên nhân chính gây ra các bệnh mạn tính ở dạ dày, có thể dẫn đến loét hoặc ung thư dạ dày. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, vi khuẩn HP còn có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp cho cơ thể con người.
Có 3 con đường lây nhiễm chính của vi khuẩn HP dạ dày gồm:
1. Lây truyền qua đường miệng-miệng
Vợ/chồng của người bị nhiễm thường có 90% khả năng lây nhiễm. Do đó, khi một người bị nhiễm HP, người kia cũng cần phải xét nghiệm. Nếu cả hai người đều bị nhiễm thì cũng phải điều trị cho cả hai để tránh vi khuẩn kháng thuốc.
2. Lây truyền qua đường phân-miệng
Việc tái nhiễm và lây truyền HP trong cộng đồng còn thông qua thói quen ăn uống, thói quen gia đình và cộng đồng.
3. Lây truyền qua đường tiêu hóa-miệng
Việc vệ sinh, khử trùng các dụng cụ y tế như nội soi, dụng cụ nha khoa, dụng cụ tai mũi họng,… là quan trọng và cần thiết để phòng ngừa sự lây lan của HP.
Trong các con đường lây truyền này, lây truyền qua đường miệng-miệng được coi là nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm HP. Do đó, thói quen ăn uống chung bát nước mắm, dùng chung canh, dùng chung thức ăn và “gắp thức ăn cho nhau” cũng lây nhiễm vi khuẩn HP.
Theo thống kê, tại Việt Nam, có hơn 80% bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP không có triệu chứng cụ thể. Phần lớn bệnh nhân chỉ được phát hiện nhiễm HP khi đã có những biểu hiện rõ ràng của bệnh viêm dạ dày cấp, loét dạ dày, loét tá tràng,…
II. HP dạ dày có lây qua đường ăn uống không?
Nếu bạn đang thắc mắc vi khuẩn HP dạ dày có lây qua đường ăn uống không thì có thể tham khảo những thông tin về vấn đề này trên các trang thông tin y tế sức khỏe trong và ngoài nước uy tín dưới đây:
1. Theo vinmec.com
Trang vinmec.com khẳng định: Vi khuẩn HP có thể lây truyền trực tiếp qua tuyến nước bọt như ăn uống chung với những người sống chung môi trường. Ngoài ra, vi khuẩn HP cũng có thể lây truyền qua thực phẩm, nước uống có chứa loại vi khuẩn này.
Do đó, thói quen ăn uống chung bát nước mắm, dùng chung canh, dùng chung thức ăn và “gắp thức ăn cho nhau” cũng lây nhiễm vi khuẩn HP dạ dày.
2. Theo en.benhvienthucuc.vn
Theo en.benhvienthucuc.vn: Vi khuẩn HP có thể lây truyền qua đường ăn uống qua các tình huống ăn uống cụ thể như dùng chung bát đũa, uống chung nước, vệ sinh an toàn thực phẩm kém, ăn thực phẩm sống…
3. Theo publichealth.arizona.edu
Trang publichealth.arizona.edu cho hay: HP dạ dày thường lây truyền từ người sang người qua nước bọt. Vi khuẩn cũng có thể lây lan qua thức ăn hoặc nước bị nhiễm phân.
Ở các nước đang phát triển, sự kết hợp của nước không được xử lý, điều kiện đông đúc và vệ sinh kém góp phần làm tăng tỷ lệ mắc HP. Hầu hết mọi người bị nhiễm bệnh khi còn nhỏ và cha mẹ và anh chị em ruột dường như đóng vai trò chính trong việc lây truyền.
4. Theo healthline.com
Chuyên trang sức khỏe y tế uy tín healthline.com cho biết: Vi khuẩn HP rất dễ lây lan. Nhiễm H.pylori có thể lây lan qua hôn, quan hệ tình dục bằng miệng và thực phẩm hoặc nước uống bị ô nhiễm.
Nếu bạn đang dùng thuốc kháng sinh để điều trị H.pylori, bạn vẫn có khả năng lây nhiễm cho đến khi các xét nghiệm cho thấy tình trạng nhiễm trùng đã biến mất.
5. Theo my.clevelandclinic.org
Trả lời thắc mắc HP dạ dày có lây qua đường ăn uống không, trang my.clevelandclinic.org khẳng định: H.pylori có thể lây lan từ người sang người. Loại vi khuẩn này được tìm thấy trong nước bọt, mảng bám trên răng và phân. Nhiễm trùng có thể lây lan qua nụ hôn và bằng cách truyền vi khuẩn từ tay của những người không rửa sạch sau khi đi tiêu.
Các nhà khoa học cho rằng, vi khuẩn H.pylori cũng có thể lây lan qua nước và thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn H.pylori.
6. Theo medicalnewstoday.com
Đồng ý với các quan điểm trên về khả năng lây lan của HP dạ dày, trang medicalnewstoday.com cho hay: H.pylori dễ lây lan. Sự lây truyền H. pylori thường xảy ra qua nước bọt và tiếp xúc cá nhân gần gũi, chẳng hạn như:
- Chia sẻ đồ dùng.
- Bắt tay.
- Hôn nhau.
- Quan hệ tình dục bằng miệng.
Vi khuẩn HP cũng lây truyền qua môi trường thông qua thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm.
7. Kết luận
Từ những thông tin và phân tích ở trên, dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau cho biết: HP dạ dày có lây qua đường ăn uống không – câu trả lời là CÓ.
H.pylori xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, di chuyển qua hệ tiêu hóa và lây nhiễm dạ dày hoặc phần đầu của ruột non. Vi khuẩn hình xoắn ốc này sử dụng roi giống như đuôi của nó để di chuyển xung quanh và đào sâu vào niêm mạc dạ dày, gây viêm.
Không giống như các loại vi khuẩn khác, vi khuẩn H. pylori có thể tồn tại trong môi trường axit khắc nghiệt của dạ dày vì chúng sản xuất ra một chất trung hòa axit dạ dày. Chất này, urease, phản ứng với urê để tạo thành amoniac, chất độc đối với tế bào người. Tùy thuộc vào vị trí nhiễm trùng xảy ra trong dạ dày, H. pylori cũng có thể gây ra tình trạng sản xuất quá mức axit dạ dày.
Để biết vi khuẩn HP lây truyền qua đường ăn uống cụ thể như thế nào và bằng cách nào, hãy đến với phần III của bài viết nhé!
III. Vi khuẩn HP dạ dày lây qua đường ăn uống như thế nào?
Các con đường lây nhiễm của vi khuẩn HP dạ dày qua ăn uống gồm: dùng chung đồ dùng và bát đũa; uống chung cốc nước; ăn thực phẩm sống; chia sẻ bữa ăn và tiếp xúc với nước bọt; vệ sinh thực phẩm kém; ăn trái cây và rau quả chưa sạch.
1. Uống chung cốc nước
Uống chung một cốc nước với người bị nhiễm HP dạ dày có thể dẫn đến lây truyền vi khuẩn này. Vì HP từ người nhiễm có thể bám vào miệng của cốc và lây nhiễm khi người khỏe mạnh uống chung.
2. Dùng chung bát đũa và đồ dùng
Vi khuẩn HP dạ dày tồn tại trong nước bọt và mảng bám răng của những người bị nhiễm. Vì vậy, nếu sử dụng chung bát đũa, đồ dùng cá nhân hoặc bất kỳ thứ gì tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hoặc vùng miệng của người mang HP có thể dẫn đến lây truyền.
Nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP qua con đường ăn uống này có thể lên tới 90%. Vì vậy, bạn cần tránh không sử dụng chung đồ ăn và các vật dụng liên quan đến thực phẩm với người lạ hoặc những người được xác nhận bị nhiễm HP.
3. Chia sẻ bữa ăn, tiếp xúc nước bọt
Chia sẻ bữa ăn với người bị nhiễm HP rất dễ bị lây nhiễm loại vi khuẩn này. HP từ người bệnh có thể lây từ đồ dùng hoặc bát đĩa sang thức ăn chung.
Cùng với đó, các tiếp xúc gần, ví dụ như hôn, cũng có thể góp phần lây truyền HP. Nói chuyện gần với người bệnh cũng làm tăng nguy cơ nhiễm HP nếu các giọt nước bọt có thể tiếp xúc với da hoặc các vùng khác trên cơ thể có khả năng lây truyền HP.
4. Vệ sinh kém khi chế biến thực phẩm
Vi khuẩn HP cũng có thể lây truyền gián tiếp khi tay của người mắc bệnh không được rửa sạch trong khi chế biến thực phẩm. Điều này khiến vi khuẩn xâm nhập vào thực phẩm gây nhiễm khuẩn HP cho người tiêu thụ thực phẩm đó.
5. Ăn thực phẩm sống, tái
Vi khuẩn HP có trong các thực phẩm sống và tái có thể xâm nhập vào cơ thể khi người bệnh tiếp xúc hoặc ăn. Do đó, bạn nên nấu chín kỹ thực phẩm để giảm nguy cơ nhiễm HP và các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng khác.
6. Ăn trái cây và rau quả ngâm rửa chưa sạch
Ăn rau quả và trái cây chưa ngâm rửa sạch có thể khiến HP tồn tại và xâm nhập vào hệ tiêu hóa.
Tóm lại, vi khuẩn HP dạ dày hoàn toàn có thể lây truyền qua đường ăn uống với nhiều cách thức khác nhau. Điều cần thiết để ngăn chặn lây nhiễm HP dạ dày là phải nhận thức được các biện pháp phòng ngừa và tuân thủ thực hiện đúng.
IV. Biện pháp giúp phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn HP qua ăn uống
Để ngăn ngừa lây nhiễm khuẩn HP dạ dày qua con đường ăn uống, bạn hãy cân nhắc thực hiện các biện pháp phòng tránh dưới đây:
1. Không ăn chung bát đũa, uống chung nước với người nhiễm HP
Nếu ai đó trong gia đình hoặc nhóm bạn bè của bạn bị nhiễm HP, hãy tránh dùng chung đồ dùng, cốc uống nước hoặc vật dụng cá nhân. Tránh các thói quen dùng chung bát chấm, gắp thức ăn cho nhau, không nhai cơm, thổi canh cho trẻ.
Nếu bạn sống với người bị nhiễm HP dạ dày, hãy giúp đảm bảo rằng họ hoàn thành phác đồ điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Một người vẫn có khả năng lây nhiễm cho đến khi họ kết thúc đợt điều trị bằng kháng sinh và các xét nghiệm cho thấy tình trạng nhiễm trùng đã biến mất.
2. Rửa tay sạch sẽ và thường xuyên
Không phải lúc nào cũng rõ H.pylori lây truyền từ người này sang người khác như thế nào, nhưng vệ sinh cá nhân tốt là một cách giúp giảm nguy cơ lây nhiễm.
Rửa tay kỹ lưỡng và thường xuyên là rất quan trọng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn hoặc khi chế biến thực phẩm và nấu nướng.
3. Đảm bảo thực phẩm, nước uống sạch sẽ
Bạn cũng nên đảm bảo thực phẩm của mình sạch sẽ, được chuẩn bị và nấu chín kỹ đúng cách. Tránh ăn thực phẩm sống hoặc chưa nấu chín.
Tương tự như vậy, hãy đảm bảo nước uống của bạn an toàn và sạch sẽ. Chỉ uống nước sạch và sử dụng nước sạch trong quá trình chế biến thực phẩm. Hãy đặc biệt chú ý đến các biện pháp phòng ngừa này nếu bạn ở nơi có nguồn nước ô nhiễm.
4. Rửa trái cây và rau quả đúng cách
Rửa trái cây và rau quả đúng cách; để thịt sống, hải sản và trứng tránh xa các thực phẩm khác để tránh lây nhiễm HP dạ dày.
5. Biện pháp khác
– Chế độ ăn uống khoa học, đủ bữa và đúng giờ.
– Hạn chế rượu bia, đồ ăn chua, gia vị kích thích như ớt, tiêu, mù tạt.
– Không ăn ngay trước khi đi ngủ hoặc ăn đêm.
– Hạn chế ăn uống tại các cơ sở không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
– Vệ sinh không gian sống sạch sẽ và thoáng mát, áp dụng các biện pháp kiểm soát các loại côn trùng gây hại như gián, ruồi, muỗi.
– Đến gặp bác sĩ chuyên khoa khi có triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa để có chỉ định tầm soát HP sớm nhất có thể. Nhất là những người trên 40 tuổi, kể cả nam và nữ.
– Thăm khám sức khỏe định kỳ, nếu được chẩn đoán mắc HP phải tuân thủ phác đồ điều trị do bác sĩ chuyên khoa chỉ định.
Trường hợp người bệnh được chẩn đoán mắc HP dạ dày, hãy tránh dùng thuốc chống viêm không steroid. Những loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ phát triển loét. Loét do H. pylori gây ra được điều trị bằng sự kết hợp giữa thuốc kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton giảm axit.
- Thuốc kháng sinh: Thường thì bác sĩ sẽ kê đơn hai loại thuốc kháng sinh. Trong số các lựa chọn phổ biến là amoxicillin, clarithromycin (Biaxin®), metronidazole (Flagyl®) và tetracycline.
- Thuốc ức chế bơm proton: Các thuốc ức chế bơm proton thường dùng bao gồm lansoprazole (Prevacid®), omeprazole (Prilosec®), pantoprazole (Protonix®), rabeprazole (Aciphex®) hoặc esomeprazole (Nexium®).
- Bismuth subsalicylate: Đôi khi loại thuốc này (ví dụ, Pepto-Bismol®) được thêm vào các loại thuốc kháng sinh cộng với thuốc ức chế bơm proton được đề cập ở trên. Thuốc này có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Một loại thuốc mới hơn, Talicia®, kết hợp hai loại kháng sinh (rifabutin và amoxicillin) với thuốc ức chế bơm proton (omeprazole) thành một viên nang duy nhất.
Liệu pháp điều trị HP dạ dày bằng thuốc kết hợp thường được thực hiện trong 14 ngày. Người bệnh cần tuân thủ thực hiện theo đúng phác đồ điều trị HP dạ dày được bác sĩ để ra để loại bỏ triệt để vi khuẩn này.
Thắc mắc HP dạ dày có lây qua đường ăn uống không đã được chúng tôi giải đáp chi tiết ở trên kèm theo những dẫn chứng chứng minh từ các trang thông tin sức khỏe y tế uy tín.
Vi khuẩn HP dạ dày có mặt ở khoảng 50- 75% dân số thế giới. Loại vi khuẩn này có thể gây nhiễm trùng ở dạ dày hoặc tá tràng. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày nếu nhiễm HP kéo dài. Vi khuẩn HP có thể lây lan từ người sang người qua nhiều con đường khác nhau, trong đó có ăn uống. Hãy tìm hiểu và áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HP dạ dày qua con đường ăn uống chúng tôi chia sẻ ở trên để tránh bị nhiễm vi khuẩn HP nhé.
Để được tư vấn kỹ hơn về sức khỏe dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!
Tài liệu tham khảo:
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21463-h-pylori-infection
https://www.medicalnewstoday.com/articles/is-h-pylori-contagious#prevention
https://www.vinmec.com/eng/article/sharing-food-with-each-other-can-also-be-infected-with-hp-bacteria-en
https://www.healthline.com/health/h-pylori-contagious#outlook
https://www.vinmec.com/eng/article/what-should-eat-to-kill-hp-bacteria-in-the-stomach-en#:~:text=In%20addition%2C%20HP%20bacteria%20can,bacteria%20have%20no%20specific%20symptoms.
https://publichealth.arizona.edu/outreach/health-literacy-awareness/hpylori/transmission#:~:text=pylori%20is%20commonly%20transmitted%20person,pylori%20prevalence.
https://en.benhvienthucuc.vn/can-helicobacter-pylori-bacteria-be-transmitted-through-dietary-methods/
https://benhvienthucuc.vn/vi-khuan-hp-lay-qua-duong-an-uong-nhu-the-nao/#:~:text=Vi%20khu%E1%BA%A9n%20n%C3%A0y%20d%E1%BB%85%20d%C3%A0ng,ph%E1%BA%ADn%20trong%20c%C6%A1%20th%E1%BB%83%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di.
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...