Rượu bia là đồ uống phổ biến tại Việt Nam và cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng đầy hơi. Đầy bụng sau khi uống rượu bia có thể kéo dài vài ngày, thậm chí vài tuần gây khó chịu và mệt mỏi. Cùng Yumangel tham khảo ngay 10 cách chữa đầy bụng sau khi uống rượu bia tại nhà nhanh nhất dưới đây.
Mục lục
I. Vì sao uống bia bị đầy hơi chướng bụng?
Việc lạm dụng rượu bia có thể dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, trong đó có đầy hơi chướng bụng. Khi gặp phải tình trạng này chắc chắn bạn sẽ cảm thấy khó chịu và muốn biết nguyên nhân do đâu. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến bạn uống bia rượu bị đầy hơi (1):
- Rượu bia là thức uống nhiều calo: Hầu hết các thức uống có chứa cồn như: rượu, bia, rượu vang đều hàm lượng calo cao. Theo nghiên cứu, 1g rượu cung cấp khoảng 7 calo cho cơ thể, tương đương khoảng 1 gram chất béo. Do đó, khi uống nhiều bia rượu có thể gây ra chướng bụng, đầy hơi và tăng cân.
- Rượu bia gây kích ứng hệ tiêu hóa: Không chỉ có tính gây viêm, rượu bia còn có thể dạ dày sản xuất nhiều axit hơn bình thường gây kích ứng hệ tiêu hóa. Một số triệu chứng khi hệ tiêu hóa bị kích ứng đó là đầy hơi, đau bụng, nóng rát trong bụng…
- Rượu bia có chứa carbon dioxide (CO2): Trong thức uống chứa cồn đầu có carbon dioxide (CO2) – bọt khí giúp kéo dài thời gian sử dụng của đồ uống. Theo đó, uống nhiều bia rượu cũng đồng nghĩa với việc bạn tiêu thụ nhiều khí dư thừa và gây đầy hơi.
- Rượu bia gây mất nước: Rượu bia là một chất lợi tiểu, khiến cơ thể loại bỏ chất lỏng với tốc độ nhanh hơn so nhiều lần so với các chất lỏng khác. Khi có thể mất nước, da và các cơ quan quan trọng sẽ cố gắng giữ nước nhiều nhất có thể nên sẽ gây ra tình trạng đầy hơi, mặt sưng phồng, da nổi mẩn đỏ.
Rượu bia có thể khiến dạ dày sản xuất nhiều axit hơn bình thường gây đầy bụng
II. 10 cách chữa đầy bụng sau khi uống rượu bia tại nhà nhanh nhất
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây kích ứng và viêm nhiễm mà tình trạng đầy hơi sau khi uống rượu bia có thể kéo dài vài ngày, thậm chí vài tuần. Mức độ cải thiện đầy bụng khi uống bia tùy thuộc vào mức độ đầy hơi và tần suất uống rượu của từng người.
1. Chữa đầy bụng bằng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel
Uống nhiều rượu bia khiến acid trong dạ dày tăng lên có thể dẫn tới tình trạng đầy hơi khó thở. Vì vậy, muốn bảo vệ dạ dày trước sự tấn công của acid, bạn cần “tráng” dạ dày trước khi uống rượu bia. Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel chính là bí kíp tráng dạ dày được nhiều quý ông sử dụng từ lâu.
Uống Yumangel giúp tạo 1 lớp màng nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày. Thành phần Almagate trong thuốc giúp trung hòa nhanh acid dư thừa nên ngăn chặn sự tấn công trực tiếp của acid vào thành dạ dày.
Nhờ vậy, tránh được tác hại trực tiếp của acid dư thừa do uống rượu bia gây ra tình trạng đầy hơi, nóng rát, đau niêm mạc dạ dày, đặc biệt là ở những người đã bị viêm loét dạ dày, tá tràng.
Bạn có thể uống 1 gói Yumangel trước khi uống bia rượu ngay khi bị chướng bụng, đầy hơi để giảm sự khó chịu. Sản phẩm an toàn với người bệnh, không gây táo bón hay tiêu chảy. Đặc biệt, vì có hàm lượng Na thấp nên những người bị bệnh cao huyết áp, tim vẫn có thể sử dụng.
Yumangel giúp tạo 1 lớp màng nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày giúp giảm đầy bụng sau khi uống bia
2. Uống nước chanh ấm
Uống nước chanh giúp hỗ trợ tiêu hóa vì axit trong nước cốt chanh chanh kích thích sản sinh axit clohidric giúp làm tiêu thức ăn. Vì vậy, uống một cốc nước chanh ấm khi bị đầy bụng sẽ giúp làm giảm triệu chứng nhanh chóng.
- Nguyên liệu: Chanh, nước ấm.
- Cách thực hiện: Vắt nước cốt chanh vào ly nước lọc ấm rồi uống. Bạn có thể cho thêm chút muối hoặc mật ong giúp dễ uống hơn.
- Liều lượng: Lượng chanh dùng trong 1 ngày tối đa 2 quả chanh hoặc khoảng 4-6 muỗng canh nước cốt chanh nếu không có bệnh lý cần hạn chế.
- Lưu ý: Nên pha loãng với nước ấm; không nên uống quá 1,5 lít nước chanh pha mỗi ngày; uống xen kẽ với nước lọc và các loại đồ uống lành mạnh khác.
Nước chanh ấm giúp làm giảm triệu chứng nhanh chóng
3. Uống trà gừng
Chất gingerol và shogaol trong gừng có tác dụng chống nôn, ngừa viêm loét, hỗ trợ giảm đầy hơi, khó tiêu. Ngoài ra, chất cineol có trong gừng còn có công dụng diệt khuẩn, chống co thắt đường ruột. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm cách chữa đầy bụng và chữa đau bụng sau khi uống rượu thì hãy dùng trà gừng nhé.
- Nguyên liệu: 1 củ gừng, 200ml nước sôi, mật ong, chanh.
- Cách thực hiện: Gừng rửa sạch, cạo vỏ rồi đem giã nhuyễn. Cho gừng vào hãm với 200ml nước sôi trong khoảng 5 phút. Thêm mật ong và chanh vào và uống khi còn ấm.
- Liều lượng: Không dùng quá 5g gừng mỗi ngày. Nếu dùng quá nhiều gừng có thể khiến tình trạng đầy bụng nghiêm trọng hơn, thậm chí bị viêm, tắc đường ruột.
- Lưu ý: Không ăn hoặc uống trà gừng vào ban đêm vì có thể khó chịu, không tốt cho sức khỏe; không dùng gừng bị dập hoặc đã mọc mầm vì xuất hiện nhiều độc tố. Ngoài uống trà gừng, bạn có thể dùng gừng chữa đầy bụng và đau bụng bằng cách nhai sống trực tiếp, chườm túi gừng ấm lên vùng bụng…
Gừng có công dụng diệt khuẩn, chống co thắt đường ruột
4. Nước ép dứa
Dứa có chứa nhiều enzyme kích thích tiêu hóa, do đó có tác dụng cải thiện triệu chứng chướng bụng đầy hơi hiệu quả. Hơn nữa loại trái cây này cũng rất giàu năng lượng do có rất nhiều vitamin B và thiamine giúp chuyển hóa cacbon hydrat thành năng lượng tốt hơn.
- Nguyên liệu: 1/2 quả dứa, 1-2 nhánh rau bạc hà, 3-4 nhánh cần tây.
- Cách thực hiện: Làm sạch dứa, rau bạc hà và cần tay sau cho các nguyên liệu vào máy ép, ép lấy nước rồi uống.
- Liều lượng: Nên uống tối đa 1 cốc nước ép dứa 300ml/ngày.
- Lưu ý: Nên uống nước ép dứa khoảng 2 tiếng sau bữa ăn sáng, trưa; hạn chế uống nước ép để tránh tình trạng chướng bụng, đầy hơi.
Dứa có chứa nhiều enzyme kích thích tiêu hóa
5. Trà hoa cúc
Hoa cúc được dùng nhiều trong y học cổ truyền để điều trị chứng khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy và buồn nôn. Thảo dược này cũng được dùng để làm thuốc cho các vấn đề tiêu hóa và giảm đau bụng.
- Nguyên liệu: Hoa cúc, đường phèn, mật ong.
- Cách thực hiện: Cho hoa cúc vào cốc, đổ nước sôi hãm trong 5 phút. Sau đó thêm đường phèn và mật ong vào uống khi còn ấm.
- Liều lượng: Chỉ nên sử dụng tối đa 3 tách trà hoa cúc một ngày.
- Lưu ý: Không nên uống chung trà hoa cúc với thuốc chung; không uống lúc bụng đói, phụ nữ mang thai cần cẩn trọng khi sử dụng…
Trà hoa cúc làm thuốc cho các vấn đề tiêu hóa và giảm đau bụng
Xem thêm: Cách điều trị đầy bụng khi mang thai
6. Nước ép cà rốt
Không chỉ giúp hạn chế sản sinh hơi trong bụng, uống nước ép cà rốt còn thúc đẩy quá trình bài tiết chất thải ra khỏi cơ thể. Người bị đầy bụng sau khi uống rượu bia nên uống nước ép cà rốt sẽ rất tốt cho tiêu hoá, giảm tình trạng đầy bụng hiệu quả.
- Nguyên liệu: 2 củ cà rốt, 300ml nước, đường hoặc mật ong.
- Cách thực hiện: Cà rốt sơ chế sạch rồi cắt thành từng miếng nhỏ. Cho vào máy ép ép lấy nước (nếu không có máy ép bạn có thể cho vào máy sinh tố xay nhuyễn sau đó lọc qua rây lọc). Khi uống pha thêm với nước ấm cùng chút đường hoặc mật ong.
- Liều lượng: Nên uống khoảng 100ml nước ép cà rốt mỗi ngày.
- Lưu ý: Không nên uống quá 500ml/ngày vì có thể gây vàng mắt, vàng da, táo bón, khó tiêu; nên uống nước ép cà rốt khoảng 2-3 giờ sau khi ăn, không nên uống lúc bụng đói.
Nước ép cà rốt thúc đẩy quá trình bài tiết chất thải ra khỏi cơ thể
7. Uống trà nghệ
Hoạt chất curcumin trong nghệ vàng có công dụng tăng tiết chất nhầy mucin tại dạ dày, bảo vệ niêm mạc ruột và kích thích tiêu hóa. Do đó, nghệ được dùng nhiều trong điều trị các bệnh về dạ dày – đại tràng, giúp giảm đau bụng, cải thiện tình trạng đầy hơi và ăn không tiêu.
- Nguyên liệu: 1 củ nghệ, nước sôi, mật ong.
- Cách thực hiện: Nghệ làm sạch rồi đập dập rồi cho vào ngâm trong nước sôi 5 phút. Cho thêm một 1 thìa cà phê mật ong rồi uống.
- Liều lượng: Khoảng 500 – 1000ml là tốt nhất.
- Lưu ý: Với cách chữa đầy bụng và cách trị đau bụng sau khi uống rượu bằng nghệ bạn nên uống sau khi ăn 1h đồng hồ; không uống khi quá đói vì sẽ giảm tác dụng.
Hoạt chất curcumin trong nghệ vàng có công dụng tăng tiết chất nhầy mucin tại dạ dày
8. Trà hạt thì là
Từ lâu, hạt cây thì là đã được sử dụng để điều trị các rối loạn tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi và táo bón. Loại hạt này chứa một hợp chất giúp thư giãn đường tiêu hóa và giải phóng khí dễ dàng, giúp đẩy lùi tình trạng đầy bụng nhanh chóng.
- Nguyên liệu: 1 thìa cà phê hạt thì là, mật ong.
- Cách thực hiện: Nghiền nát hạt cây thì là để tinh dầu được tiết hết ra. Cho hạt thì đã nghiền vào nước sôi ngâm trong khoảng 10 phút. Sau đó lọc bỏ bã, lấy phần nước thêm mật ong vào và uống.
- Liều lượng: Sử dụng tối đa 1 thìa cà phê hạt thì là/ngày, tránh dùng quá liều có hại cho thần kinh, gây ảo giác và co giật.
- Lưu ý: Không được luộc hạt cây thì là vì có thể bị mất chất dinh dưỡng.
Hạt cây thì là đã được sử dụng để điều trị các rối loạn tiêu hóa
9. Trà bạc hà
Các chất chống oxy hóa trong trà bạc hà giúp đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể và hỗ trợ tiêu hóa. Mặt khác, trà bạc hà còn có đặc tính chống viêm, chống co thắt và thư giãn giúp giảm đau bụng, khó tiêu.
- Nguyên liệu: Lá bạc hà, mật ong.
- Cách thực hiện: Đun sôi một ít nước rồi thả lá bạc hà đã rửa sạch vào. Tiếp tục đun sôi nhỏ lửa thêm khoảng 5 phút cho tới khi thấy dung dịch chuyển thành màu nâu nhạt. Lọc lấy nước đổ ra cốc, thêm 1 thìa mật ong hoặc nửa quả chanh vào rồi uống.
- Liều lượng: Ngày uống từ 4 – 8g lá hạc hà dưới dạng thuốc hãm.
- Lưu ý: Khi áp dụng cách trị đầy bụng và cách chữa đau bụng khi uống rượu bằng lá bạc hà, bạn không nên lạm dụng. Việc làm dụng lá bạc hà có thể gây nhiều tác hại cho sức khỏe như dị ứng, nổi phát ban, ợ nóng, co giật, chóng mặt, nhức đầu…
Trà bạc hà giúp đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể và hỗ trợ tiêu hóa
III. Đầy hơi sau khi uống rượu bia kéo dài bao lâu?
Tình trạng đầy hơi, đầy bụng sau khi uống rượu bia thường kéo dài từ vài giờ đến một ngày, tùy thuộc vào lượng bia rượu tiêu thụ, cơ địa từng người và thói quen ăn uống. Nếu hệ tiêu hóa khỏe mạnh, các triệu chứng có thể tự cải thiện sau vài giờ.
Tuy nhiên, nếu bạn uống quá nhiều hoặc có bệnh lý về dạ dày, tình trạng này có thể kéo dài lâu hơn và đi kèm với các triệu chứng khác như ợ nóng, trào ngược.
Đầy bụng sau khi uống rượu bia thường kéo dài từ vài giờ đến một ngày
IV. Cách uống bia rượu giúp hạn chế bị đầy bụng
Cách tốt nhất để không bị đầy bụng sau khi uống rượu bia là tránh xa hoặc hạn chế tiêu thụ loại đồ uống này. Tuy nhiên, do tính chất công việc nên không phải ai cũng có thể thực hiện được điều này. Và nếu nằm trong trường hợp này, bạn nên tham khảo một số lưu ý dưới đây để giúp phòng tránh tình trạng đầy hơi khi uống rượu bia:
- Uống nước lọc: Nên uống nước lọc cả trước, trong và sau khi uống rượu để ngăn ngừa các tác động gây viêm của rượu bia với cơ thể.
- Uống chậm: Việc uống chậm giúp hạn chế nguy cơ nuốt nhiều khí dư thừa – tác nhân chính gây đầy hơi, chướng bụng.
- Tránh dùng với đồ uống có ga: Bởi vì sự kết hợp giữa rượu bia với đồ uống có gas có thể gia tăng khí dư thừa đi vào dạ dày và gây khó chịu, đầy hơi.
- Không ăn quá mặn: Thực phẩm chứa nhiều muối khiến cơ thể giữ nước nhiều hơn và gây tình trạng đầy hơi nặng.
- Không hút thuốc khi uống rượu bia: Không chỉ làm tăng lượng không khí vào cơ thể, hút thuốc khi uống rượu bia còn gây viêm nhiễm ở trong dạ dày và ruột, khiến cơ thể bị đầy hơi và khó chịu.
Hạn chế uống bia để giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng
Sau khi uống nhiều bia rượu đa phần mọi người đều có cảm giác bị đầy bụng gây khó chịu. Trường hợp tính chất không thể tránh xa bia rượu, bạn nên chủ động sử dụng các biện pháp bảo vệ dạ dày trước khi uống rượu hoặc cách chữa đầy bụng sau khi uống rượu bia chúng tôi đã chia chia sẻ ở trên.
Để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về bệnh viêm loét dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Xem thêm: