Đau tức thượng vị khó thở đa phần là triệu chứng của các bệnh lý về dạ dày, nhưng cũng có thể là triệu chứng cảnh báo các bệnh về gan, mật hay tuyến tụy. Bài viết dưới đây yumangel.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ đau thượng vị khó thở là bệnh gì cùng với đó là nguyên nhân, cách xử lý và phòng tránh hiệu quả.
Mục lục
I – Nguyên nhân đau thượng vị khó thở
Việc xác định chính xác nguyên nhân gây đau thượng vị khó thở sẽ giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây triệu chứng đau thượng vị khó thở:
- Bệnh liên quan đến dạ dày: Trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng, viêm dạ dày, ung thư dạ dày.
- Các bệnh về gan: Áp xe gan, viêm gan , viêm tụy, sỏi mật…
- Bệnh về tim, ví dụ như suy tim sung huyết.
- Ăn quá nhiều, tập thể dục, vận động mạnh ngay sau khi ăn.
- Lạm dụng thuốc quá mức.
- Dị ứng Lactose.
- Căng thẳng stress kéo dài, thức khuya liên tục.
- Thói quen ăn uống và sinh hoạt không điều độ.
Xem thêm: Nguyên nhân đau thượng vị buồn nôn
II – Đau thượng vị khó thở có nguy hiểm không?
Mức độ nguy hiểm của cơn đau đau rát thượng vị và khó thở còn phụ thuộc vào tình trạng của triệu chứng. Nếu đau rát thượng vị khó thở do nguyên nhân bệnh lý vừa kể trên thì có thể coi là rất nguy hiểm nếu không tiến hành điều trị sớm.
Mặt khác, cơn đau thượng vị kèm theo khó thở còn có thể làm chậm chức năng của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể, làm giảm lượng máu lên não cùng nhiều vấn đề khác.
Do đó, dù nguyên nhân gây đau tức thượng vị khó thở là gì thì người bệnh cũng không nên chủ quan, thay vào đó nên tìm cách khắc phục sớm.
III – Cách xử lý điều trị đau tức thượng vị khó thở
Khi triệu chứng đau thượng vị kèm theo khó thở xuất hiện liên tục và trong thời gian dài thì tốt nhất người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám tìm nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.
Khi cơn đau thượng vị xuất hiện đột ngột, người bệnh có thể tham khảo một số cách dưới đây để giúp giảm cảm giác đau và thấy thoải mái hơn:
- Uống trà nóng với gừng, hoa cúc, bạc hà…
- Nằm nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Thoa dầu nóng hoặc chườm ẩm lên vùng bụng.
- Chườm mát nếu kèm theo sốt trên 38,5 độ.
- Uống thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel giúp trung hòa acid dịch vị dạ dày, từ đó giảm cảm giác đau và khó chịu ở vùng thượng vị.
IV – Cách phòng tránh đau thượng vị và khó thở
Để phòng tránh đau thượng vị và khó thở xuất hiện gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và công việc, bạn nên chú ý những vấn đề sau:
- Ăn uống khoa học: Nên ăn chậm nhai kỹ để giảm áp lực cho dạ dày; không nên ăn quá no hoặc nhịn đói; tránh ăn nhiều thức ăn cay nóng, đồ ăn sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ. Hạn chế tối đa sử dụng rượu, bia, các chất kích thích và thuốc lá.
- Sinh hoạt lành mạnh: Đi ngủ sớm, ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm; không nên thức khuya ngủ muộn liên tục; sắp xếp công việc hợp lý để cơ thể, tinh thần được thư giãn, nghỉ ngơi; tránh áp lực, căng thẳng, stress…
- Luyện tập đều đặn: Cố gắng sắp xếp thời gian cho việc luyện tập, tập thể dục hàng ngày, nếu không tập được nhiều bạn chỉ cần tập luyện 30 phút mỗi ngày để có thể trạng và sức khỏe tốt nhất.
Đau tức thượng vị khó thở nếu chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện thì không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này diễn ra thường xuyên thì bạn không nên chủ quan bỏ qua mà nên đi khám sớm để kiểm tra xem cơ thể có đang mắc bệnh lý nguy hiểm nào không.
Xem thêm:
Chưa có bình luận!