Đau thượng vị khi đói xảy ra ở nhiều người với nguyên nhân chủ yếu là do niêm mạc dạ dày bị ảnh hưởng bởi acid dịch vị trong dạ dày. Đau tức thượng vị lúc đói tuy không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng nếu triệu chứng này lặp đi lặp lại và xuất hiện thường xuyên có thể gây viêm loét dạ dày và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Cùng yumangel.vn tìm hiểu về tình trạng đau vùng thượng vị dạ dày khi đói có nguy hiểm không và cách điều trị.
Mục lục
I – Nguyên nhân đau thượng vị khi đói
Khi bị đau thượng vị lúc đói, người bệnh sẽ bị đau tức và nóng rát ở vùng thượng vì kèm theo ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, chán ăn, cơ thể suy nhược…
Đau vùng thượng vị khi đói có thể xảy ra vào buổi sáng hoặc buổi đêm, mức độ đau nặng hay nhẹ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của từng người.
Nguyên nhân gây đau thượng vị khi đói là do dạ dày trống rỗng và acid dịch vị được tiết ra có thể ăn mòn và ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày, từ đó làm tăng nguy cơ viêm loét ở bộ phận này. Hậu quả là người bệnh bị đau rát vùng thượng vị khi đói.
II – Đau thượng vị dạ dày khi đói có nguy hiểm không?
Đau bụng thượng vị khi đói tuy không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu triệu chứng này lặp đi lặp lại và xuất hiện thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về dạ dày – thực quản như:
- Viêm niêm mạc hang vị dạ dày.
- Trào ngược acid dạ dày thực quản.
- Rối loạn túi mật.
- Xuất huyết dạ dày.
- Viêm loét dạ dày
- Viêm loét hành tá tràng.
Nếu người bệnh chủ quan và không điều trị kịp thời thì các bệnh lý trên có nguy cơ trở nặng, gây ra các biến chứng khôn lường, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
III – Cách xử lý đau vùng thượng vị lúc đói
Để đối phó với cơn đau tức thượng vị khi đói, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà người bệnh có thể sử dụng các phương pháp tự nhiên hoặc uống thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ.
1. Sử dụng thuốc Tây y
Nếu bệnh nhân đau thượng vị lúc đói phải điều trị bằng thuốc Tây y thì một số loại thuốc dưới đây có thể được bác sĩ kê đơn:
- Thuốc giảm đau: Acetaminophen.
- Thuốc kháng sinh: Dùng cho bệnh nhân bị đau thượng vị do nhiễm khuẩn HP.
- Thuốc kháng axit: Rebamipid, Mucosta.
- Thuốc ức chế thụ thể H2: Zantac 75mg, Pepcid AC.
!Lưu ý: Người bệnh không tự ý mua thuốc điều trị đau thượng vị khi đói về uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
2. Sử dụng nguyên liệu tự nhiên
Bệnh nhân bị đau thượng vị lúc đói cũng có thể áp dụng các cách làm giảm đau thượng vị tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên dưới đây:
- Nước ép bắp cải: Cho 50 gram bắp cải và 1 quả táo đỏ vào ép lấy nước. Mỗi ngày uống 1 cốc sau bữa ăn 30 phút.
- Trà bạc hà: Cho một nắm bạc hà đã rửa sạch vào hãm với nước sôi trong 10 phút. Lọc lấy nước, cho thêm mật ong hoặc đường phèn vào uống khi còn ấm.
- Nước ép lô hội: Lấy phần thịt của nha đam rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Đổ vào gốc, thêm chút nước ấm và mật ong vào khuấy đều lên rồi uống.
- Trà hoa cúc: Lấy 2 – 3 thìa hoa cúc khô cho rồi cho vào cốc nước ngâm trong 15 phút. Sau đó thêm 2 thìa cà phê mật ong vào và uống.
Xem thêm: Đau thượng vị sau khi ăn: Nguyên nhân, xử lý, cách phòng tránh
3. Dùng thuốc thảo dược Đông y
Ngoài nguyên liệu tự nhiên và thuốc Tây y, người bị đau thượng vị dạ dày khi đói cũng có thể tham khảo và sử các bài thuốc từ thảo dược Đông y để khắc phục bệnh tại nhà. Cụ thể:
- Bài 1: Hồ sách, quốc lão và vỏ quýt mỗi vị 12g; bàng kỳ, hương phụ mỗi vị 20g; sa nhân 8g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 đến 3 lần uống.
- Bài 2: Cam bố. ngũ linh chi mỗi vị 48g. Đem tán thuốc thành bột mịn, mỗi lần uống lấy 15g, uống 3 lần/ngày.
- Bài 3: Cho 15g nhân sâm, 10g hoàng lực và 30g bào khương cho vào sắc lấy nước uống. Mỗi ngày uống 1 thang.
4. Dùng thuốc Yumangel
Khi cơn đau thượng vị lúc đói đột ngột xuất hiện, bạn có thể uống ngay 1 gói thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để làm giảm cảm giác khó chịu.
Thành phần chính của Yumangel là Almagate có tác dụng trung hòa acid dịch vị dạ dày và bảo vệ niêm mạc dày nên chỉ sau 5-10 phút sử dụng, cơn đau vùng thượng vị sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
IV – Cách phòng tránh đau rát vùng thượng vị khi đói
Đau thượng vị khi đói nếu diễn ra nhiều lần cần được điều trị kịp thời để tránh gây ảnh hưởng tới tâm lý và sức khỏe. Bên cạnh đó, để phòng ngừa tình trạng đau rát thượng vị khi đói, bạn nên tuân thủ một số lưu ý sau:
- Không nên để bụng quá đói, hạn chế tình trạng ăn uống thất thường.
- Ăn đúng bữa, đúng giờ, không bỏ bữa.
- Ăn chậm, nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt để tránh gây áp lực cho dạ dày.
- Không nên ăn một số thực phẩm có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày như: quýt, bưởi, cam, chanh, thuốc lá, rượu, bia, đồ cay, đồ lên men, trà, thức ăn chiên xào…
- Giữ tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái, tránh tâm lý căng thẳng mệt mỏi kéo dài.
Như vậy với các thông tin ở trên, các bạn đã phần nào nắm được đau thượng vị khi đói có nguy hiểm không và cách xử lý thế nào. Để tránh đau thượng vị lúc đói trở nặng gây ảnh hưởng tới sức khỏe, bạn nên thăm khám ngay khi thấy triệu chứng xuất hiện thường xuyên và kéo dài.
Xem thêm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.