Những cơn đau dạ dày về đêm thường diễn ra vào khoảng 1-2 giờ sáng, cơn đau có thể âm ỉ kéo dài hoặc đau quặn thắt từng cơn ở khu vực thượng vị khiến cho người bệnh tỉnh giấc. Thường xuyên bị đau bao tử nửa đêm không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn có thể là nguyên nhân dẫn đến các bệnh khác có liên quan đến dạ dày. Vậy, các cơn đau dạ dày buổi đêm đến từ đâu, có cách nào ngăn ngừa và điều trị không? Bài viết này, Yumangel sẽ giải đáp rõ cho bạn, cùng theo dõi nhé!
Mục lục
- I. Dấu hiệu và đặc điểm của cơn đau dạ dày về đêm
- II. Đau dạ dày về đêm do nguyên nhân nào?
- III. Đau dạ dày vào ban đêm có nguy hiểm không?
- IV. Phương pháp chẩn đoán đau dạ dày về đêm
- V. Cách điều trị cơn đau dạ dày về đêm và biện pháp khắc phục tại nhà
- VI. Cách phòng tránh đau bao tử vào ban đêm
- VII. Khi nào đau dạ dày về đêm cần gặp bác sĩ?
I. Dấu hiệu và đặc điểm của cơn đau dạ dày về đêm
Đau dạ dày về đêm là tình trạng cơn đau dạ dày xuất hiện về đêm, ngay cả khi đang ngủ. Cơn đau dạ dày về đêm thường có các dấu hiệu và đặc điểm sau:
- Thời điểm: Thường diễn ra vào khoảng 1-2 giờ sáng.
- Vị trí: Đau phổ biến ở khu vực thượng vị hoặc có thể lan sang các vùng bụng khác.
- Mức độ: Cơn đau có thể âm ỉ kéo dài hoặc đau quặn thắt từng cơn.
- Triệu chứng kèm theo: Ở một số trường hợp, người bệnh có thể kèm theo các triệu chứng khác như: buồn nôn, nôn, tức ngực, đau ngực, ợ chua, ợ hơi…
Trường hợp cơn đau dạ dày về đêm thường xuyên xuất hiện mà không có biện pháp điều trị, giấc ngủ của người bệnh sẽ bị gián đoạn dẫn đến mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Lúc này, người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám và tư vấn cách giảm đau dạ dày ban đêm hiệu quả.
II. Đau dạ dày về đêm do nguyên nhân nào?
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau dạ dày buổi đêm. Có thể do ăn uống không lành mạnh, sinh hoạt không khoa học, tâm lý căng thẳng hoặc cũng do bệnh lý. Cụ thể:
1. Do bệnh lý
Đau dạ dày ban đêm có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một số bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, bệnh Crohn, Hội chứng ruột kích thích hoặc thậm chí là ung thư dạ dày.
- Viêm loét dạ dày: Vi khuẩn Helicobacter Pylori, bia rượu hoặc sử dụng một số loại thuốc trong thời gian điều trị bệnh lâu dài đã khiến cho niêm mạc phía trên dạ dày bị viêm loét đồng thời gây ra các cơn đau bao tử về đêm. Cơn đau dạ dày dữ dội, quằn quại và dai dẳng hơn khi dạ dày rỗng hoặc ăn nhiều thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Hội chứng ruột kích thích IBS: Là một chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp. Đau dạ dày hay co rút bụng là hai triệu chứng đặc trưng của hội chứng này. Hội chứng ruột kích thích sẽ khiến cho ruột già không thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình khi thức ăn được đưa xuống đến cơ quan này và gây ra tình trạng tiêu chảy, táo bón hoặc đau bụng.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Là tình trạng axit từ dạ dày thường xuyên bị trào ngược lên ống thực quản. Tại đây diễn ra sự tiếp xúc giữa niêm mạc thực quản và axit dạ dày gây ra tình trạng kích ứng niêm mạc và bị đau dạ dày vào ban đêm. Trào ngược dạ dày thực quản kéo dài có thể gây ra viêm loét thực quản.
- Bệnh Crohn: Là tình trạng viêm ở niêm mạc đường tiêu hóa gây ra cảm giác đau bụng và mệt mỏi.
- Ung thư dạ dày: Nghiên cứu cho thấy, có đến 70% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm thỉnh thoảng bị đau bụng kèm đầy hơi, chướng bụng. Cơn đau xuất hiện ngay cả khi ngủ.
Ngoài các bệnh dạ dày ở trên, một số bệnh lý khác dưới đây cũng có thể là nguyên nhân gây đau dạ dày:
- Sỏi mật: Sỏi mật sẽ bị tắc tại ống mật gây ra các cơn đau dữ dội liên tục ở phía dạ dày. Cơn đau tăng khi bạn ăn no với nhiều thực phẩm giàu chất béo và thường xuất hiện khi người bệnh đã ngủ. Cơn đau dạ dày có thể kèm theo nôn, buồn nôn, sốt cao, vàng da vàng mắt và phân có màu trắng.
- Sỏi thận: Bệnh nhân có thể bị đau nhói ở dạ dày do viên sỏi di chuyển và đi vào niệu quản.
- Viêm ruột thừa: Cơn đau ở bệnh nhân viêm ruột thừa thường bắt đầu xung quanh rốn và di chuyển xuống phía dưới bên phải, cơn đau nghiêm trọng hơn khi cử động.
- Các tình trạng về tim: Nguyên nhân này rất hiếm xảy ra, nhưng những người bị thiếu máu cơ tim vẫn có thể bị đau dạ dày.
2. Do ngộ độc thực phẩm
Nếu trong bữa tối bạn ăn có nhiễm khuẩn hoặc chất độc, dạ dày của bạn sẽ bị kích ứng bởi chúng và có thể gây ra các cơn đau dạ dày vào ban đêm. Biểu hiện đặc trưng khi bị ngộ độc là buồn nôn, nôn, chóng mặt, đau quặn ở ruột và bị tiêu chảy…
Bên cạnh đó, ăn phải thực phẩm hư hỏng cũng là nguyên nhân gây dạ dày do bị nhiễm vi khuẩn và nấm trong thức ăn. Khi chúng đi vào dạ dày sẽ tạo ra các cơn đau quặn thắt và kèm thêm các triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn.
3. Do chế độ ăn uống không khoa học
Ăn nhiều các loại thực phẩm cay nóng, món ăn có chứa nhiều dầu mỡ, khó tiêu, ăn nhiều đồ chua, ăn quá no vào buổi tối… gây áp lực lên dạ dày, khiến cho dạ dày tiết nhiều axit hơn. Hậu quả là làm xuất hiện các cơn đau dạ dày.
- Ăn tối quá no: Ăn tối quá khiến thức ăn bị tồn đọng trong dạ dày do không thể tiêu hóa hết. Điều này tạo ra phản ứng lên men khiến acid trong dạ dày tăng cao hình thành các vết loét gây đau dạ dày kèm đầy hơi, khó tiêu và chướng bụng.
- Ăn nhiều thức ăn khó tiêu hóa: Các loại đồ ăn như chiên, rán có hàm lượng dầu mỡ cao gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa. Từ đó tạo ra cảm giác đầy bụng, đau bụng âm ỉ.
- Ăn nhiều đồ ăn cay nóng, thực phẩm có tính axit: Tiêu thụ các thực phẩm này không chỉ khiến việc tiêu hóa thức ăn trở nên khó khăn mà còn gây ra các hiện tượng như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Chính những điều này đã tạo ra các cơn đau dạ dày về đêm.
- Uống nhiều đồ uống có cồn: Các nghiên cứu cho thấy, nồng độ cồn có trong bia và rượu sẽ gây kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị. Do đó, đây cũng chúng là nguyên nhân gây ra những cơn đau dạ dày dữ dội, đặc biệt là về khuya.
4. Do căng thẳng kéo dài
Căng thẳng khiến cho hoạt động của hệ tiêu hóa chậm lại, dạ dày vẫn tiết axit nhưng không phải dùng để tiêu hóa thức ăn mà làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày.
5. Do thức khuya thường xuyên
Dạ dày chỉ được nghỉ ngơi khi cơ thể đã chìm vào giấc ngủ. Do đó, thức khuya sẽ làm cho dạ dày phải tiếp tục hoạt động, gây tiêu hao năng lượng và quá tải. Lâu dần sẽ gây tăng tiết axit và bào mòn lớp niêm mạc dạ dày. Đây cũng là lý do tại sao hay đau dạ dày về đêm ở người trẻ.
6. Nguyên nhân khác
Bên cạnh đó, đau dạ dày về đêm còn do một số nguyên nhân khác như:
- Uống trà đặc hoặc cà phê trước khi ngủ.
- Sử dụng một số chất kích thích như bia rượu, thuốc lá trước khi đi ngủ.
- Ăn uống không điều độ, bỏ bữa tối.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc.
III. Đau dạ dày vào ban đêm có nguy hiểm không?
Ban đêm bị đau bao tử sẽ làm cho người bệnh bị mất ngủ và cơ thể mệt mỏi, uể oải vào ngày hôm sau. Điều này dẫn đến hiệu quả công việc giảm.
Nhưng nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra thì nó không đơn giản là chuyện mất ngủ hay đau bụng về đêm nữa. Chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc một trong các căn bệnh dưới đây:
1. Hẹp môn vị
Bệnh hẹp môn vị làm ảnh hưởng đến quá trình di chuyển thức ăn từ dạ dày đến ruột non. Thức ăn bị tồn đọng ở dạ dày gây ra các cơn đau thắt ở dạ dày và nôn có lẫn máu.
2. Xuất huyết dạ dày
Bệnh đến từ những cơn trào ngược dạ dày hay loét dạ dày diễn ra một cách thường xuyên. Chúng làm cho lớp niêm mạc bị tổn thương, dần dần dẫn đến tình trạng chảy máu dạ dày. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là nôn ra máu và đi ngoài phân đen.
3. Thủng dạ dày
Là tình trạng lớp niêm mạc của dạ dày bị bào mòn đến mức gây thủng, tạo ra một hoặc nhiều lỗ trên dạ dày. Một số thức ăn trong dạ dày sẽ theo lỗ thủng rơi ra ngoài và gây ra một số bệnh lý như viêm phúc mạc, viêm ruột thừa,… Thủng dạ dày nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
4. Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày hình thành và phát triển làm ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa và có thể ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác khi bệnh tới giai đoạn di căn.
Ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu rõ rệt, nhưng sang tới giai đoạn thứ 2 người bệnh thường bị đau bụng hay buồn nôn… Bệnh phát hiện càng muộn thì cơ hội sống của người bệnh càng giảm.
5. Bệnh lý khác
Trong trường hợp cơn đau mạnh và kéo dài thì có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm khác như sỏi mật, sỏi thận, viêm ruột thừa hoặc một số bệnh lý về tim.
Đau dạ dày về ban đêm không chỉ là dấu hiệu của bệnh lý dạ dày mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó, nếu cơn đau kéo dài liên tục hoặc vượt ngưỡng chịu đựng, người bệnh cần đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời.
IV. Phương pháp chẩn đoán đau dạ dày về đêm
Các phương pháp dùng trong chẩn đoán đau dạ dày về đêm gồm: thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng.
1. Chẩn đoán lâm sàng
Trước tiên, bác sĩ sẽ đặt ra một số câu hỏi để nắm rõ tình hình bệnh lý của người bệnh. Đó có thể là các câu hỏi về:
- Vị đau.
- Mức độ cơn đau.
- Thời điểm xuất hiện cơn đau.
- Cơn đau kéo dài bao lâu.
- Yếu tố giúp giảm cơn đau.
- Những thay đổi trong nước tiểu.
2. Chẩn đoán cận lâm sàng
Sau đó, tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ quyết định phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng phù hợp. Cụ thể gồm:
- Nội soi thực quản dạ dày: Là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán nguyên nhân gây dạ dày về đêm. Kỹ thuật này sử dụng một ống mềm có camera ở đầu đưa qua miệng. Nội soi giúp kiểm tra xem phần thực quản, dạ dày và tá tràng có bị viêm loét hay không.
- Siêu âm bụng, chụp X quang bụng hoặc chụp CT, cộng hưởng từ MRI: Giúp chẩn đoán loại trừ các bệnh khác. Đồng thời để xem chi tiết các cơ quan, mô và các cấu trúc trong khoang bụng, kiểm tra xem có khối u, vỡ hoặc viêm không.
V. Cách điều trị cơn đau dạ dày về đêm và biện pháp khắc phục tại nhà
Với trường hợp đau dạ dày về đêm ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể điều trị bằng cách thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt. Ngược lại, nếu cơn đau nghiêm trọng kèm theo các dấu hiệu bất thường, bệnh nhân cần điều trị bằng thuốc theo kê đơn của bác sĩ.
1. Khắc phục tại nhà
Để cải thiện và phòng ngừa cơn đau dạ dày về đêm xuất hiện, người bệnh nên thực hiện những lưu ý dưới đây:
- Uống đủ 1,5 -2 lít nước/ngày để đảm bảo quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng diễn ra hiệu quả.
- Nên ăn nhiều bữa nhỏ (khoảng 5-6 bữa/ngày) thay vì ăn quá no trong 3 bữa để giảm áp lực lên dạ dày.
- Tăng cường ăn các thực phẩm tốt cho quá trình điều trị đau dạ dày như: sữa chua, táo, gừng, bánh mì nướng, nước dừa, đậu bắp, cây bạc hà…
- Nhai thức ăn thật kỹ rồi mới nuốt để tăng sự bài tiết của nước bọt, giúp ích cho việc trung hòa acid trong dạ dày làm giảm đi những cơn đau.
- Không nên ăn các đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, axit vì sẽ khiến axit dạ dày tăng tiết khiến cơn đau nghiêm trọng hơn.
- Không hút thuốc lá, uống rượu, bia, cà phê, nước ngọt có ga…
- Uống trà gừng, trà hoa cúc, trà bạc hà, nước chanh pha baking soda giúp làm giảm nồng độ axit dạ dày, từ đó hỗ trợ giảm đau hiệu quả.
- Nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, tránh lo âu căng thẳng.
Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể tham khảo một số biện pháp tự nhiên giúp giảm cơn đau dạ dày về đêm dưới đây:
– Xoa bóp bụng: Xoa bóp bụng đúng cách giúp kích thích máu lưu thông, xoa dịu, giảm các cơn co thắt dạ dày hiệu quả. Người bệnh nên xoa nóng 2 bàn tay với vài giọt tinh dầu rồi áp vào bụng. Thực hiện xoa nhẹ nhàng từ trái sang phải và lên xuống. Lưu ý: Chỉ nên xoa bóp bụng sau ăn 1 giờ, không nên thực hiện ngay sau khi ăn. Mỗi lần xoa chỉ nên giới hạn từ 10-15 phút.
– Chườm ấm bụng: Hơi ấm giúp các mạch máu ở vùng thượng vị được thư và giảm sự co bóp gây đau dạ dày đồng thời thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động thuận lợi hơn. Khi xuất hiện cơn đau dạ dày về đêm, người bệnh có thể chườm ấm bụng trong 10-20 phút, nhiệt độ nước dao động từ 50-60 độ C.
– Uống nước gừng ấm: Hai thành phần Oleoresin và Tecpen trong gừng có tác dụng giảm đau, chống viêm, trung hòa acid tốt. Khi bị đau dạ dày, hãy uống 1 cốc trà gừng ấm để làm dịu dạ dày, giảm cơn đau và ngăn ngừa vết loét lan rộng.
– Dùng cam thảo: Đối với đau dạ dày, cam thảo có tác dụng ức chế tiết acid dịch vị và histamin, giúp vết loét nhanh lành. Các hợp chất trong cam thảo có thể làm tăng nồng độ prostaglandin của hệ tiêu hóa, thúc đẩy bài tiết chất nhầy từ dạ dày, và kích thích sản xuất tế bào mới trong niêm mạc dạ dày. Người bệnh có thể nhai cam thảo hoặc uống trà cam thảo ấm khi cơn đau dạ dày về đêm xuất hiện.
Trường hợp đã áp dụng cách giảm đau ở trên nhưng cơn đau không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng dữ dội hơn, hãy đến ngay trung tâm y tế để kiểm tra và thăm khám kịp thời.
2. Điều trị bằng thuốc Tây
Căn cứ và kết quả chẩn đoán, mức độ vào nguyên nhân gây ra cơn đau dạ dày về đêm, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc điều trị đau dạ dày như sau:
- Thuốc chẹn histamine (H2): Tác dụng làm giảm sản xuất axit, giảm đau, giảm viêm loét… Một số thuốc thường dùng là Cimetidin, Famotidin, Ranitidin…
- Thuốc ức chế bơm proton (Proton Pump Inhibitors- PPIs): Thuốc này có tác dụng ức chế trực tiếp bơm axit trong dạ dày. Loại thuốc hay dùng là Omeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole, Rabeprazole, Esomeprazole.
- Thuốc kháng axit: Công dụng trung hòa acid dịch vị tiết ra từ dạ dày.
- Thuốc kháng sinh: Tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP, dùng cho người bị đau dạ dày do nhiễm khuẩn HP. Thuốc kháng sinh thường dùng là Clarithromycin, Metronidazol, Amoxicillin, Levofloxacin…
- Thuốc giảm đau: Các loại thuốc chứa Acetaminophen, Ibuprofen hoặc Aspirin có thể dùng cho bệnh nhân đau dạ dày về đêm từ mức độ trung bình cho đến nặng.
Điều trị đau dạ dày về đêm bằng thuốc Tây y giúp giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách hoặc kéo dài có thể tiềm ẩn các tác dụng phụ nguy hiểm. Vì vậy, trong quá trình điều trị bằng thuốc, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng liều lượng, đúng chỉ định. Khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường hoặc gặp phản ứng phụ cần thông báo ngay cho bác sĩ.
Có nhiều cách để giảm đau dạ dày vào ban đêm như uống một cốc nước ấm pha mật ong, uống trà hoa cúc, trà gừng, nhai lá bạc hà, chườm ấm, ăn bánh mì hay bánh quy… Nhưng nếu bạn không có sẵn những nguyên liệu hay vật dụng này trong nhà hoặc bạn quá đau, không thể nhờ ai giúp đỡ thì các phương pháp này rất khó thực hiện vào đêm khuya.
Vậy có cách trị đau bao tử ban đêm nào nhanh và tiện lợi nhất? Bạn có thể mua sẵn một vài gói hoặc một hộp Yumangel để sẵn ở đầu giường. Khi đau, bạn chỉ cần lấy 1 gói, xé ra và uống liền (không cần pha, không cần uống với nước). Nằm nghỉ ngơi một lúc, bạn sẽ thấy cơn đau đang thuyên giảm và bạn có thể ngủ lại dễ dàng hơn.
Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel là sản phẩm nhập khẩu từ Hàn Quốc bởi tập đoàn Dược Phẩm Đại Bắc.
Trong Yumangel có chứa thành phần almagate 1g có tác dụng trung hòa axit mạnh và hiệu quả kéo dài hơn các thuốc thế hệ trước.
Khi đi vào dạ dày, Yumangel cũng tạo ra một lớp màng nhầy bao phủ lên bề mặt niêm mạc dạ dày, bảo vệ dạ dày khỏi sự tổn thưởng của axit dạ dày hay các tác nhân khác.
Yumangel có hàm lượng Na thấp nên có thể sử dụng cho cả bệnh nhân có vấn đề về tim mạch, cao huyết áp hay người có chế độ ăn nhạt. Thuốc có mùi thơm nhẹ, dễ uống và không cần pha. Khi đau bạn chỉ cần xé và uống liền, rất tiện lợi.
Nếu bạn thường đau dạ dày vào ban đêm hay trào ngược dạ dày thực quản, hãy uống 1 gói Yumangel trước khi đi ngủ nhé.
Để tìm hiểu về cách sử dụng thuốc, tác dụng, liều lượng, bạn có thể xem tại đây hoặc gọi tư vấn qua tổng đài dược sĩ (miễn phí cước): 1800 1125.
VI. Cách phòng tránh đau bao tử vào ban đêm
Thay vì phải tìm cách chữa đau dạ dày về đêm, bạn nên tìm ra lý do tại sao đau dạ dày về đêm để có phương pháp phòng tránh một cách triệt để.
Thông thường, chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt có ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh dạ dày. Để giảm thiểu tình trạng bị đau bao tử về đêm, bạn nên xây dựng cho mình một lối sống và chế độ ăn uống khoa học, điều độ:
1. Về chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống khoa học giúp làm giảm nguy cơ đau dạ dày. Theo đó bạn nên:
- Không ăn quá no trước khi ngủ: Sau khi ăn, nên cố gắng đi dạo để thức ăn được tiêu hóa hết trước khi đi ngủ. Không nên ăn quá tối quá no hoặc gần sát giờ vì thức ăn sẽ không được tiêu hóa hết.
- Ăn chậm, nhai kỹ: Việc ăn nhanh, nuốt vội sẽ khiến bạn nuốt nhiều không khí vào dạ dày dẫn đến đầy hơi, khó chịu đồng thời thức ăn chưa được nhai kỹ sẽ làm tăng áp lực làm việc cho dạ dày. Hơn nữa, ăn chậm, nhai kỹ còn đem lại nhiều enzyme để hỗ trợ việc tiêu hóa thức ăn, giảm gánh nặng cho dạ dày.
- Tăng cường các món ăn dễ tiêu, thân thiện với dạ dày: Ví dụ như sữa chua, rau xanh, hoa quả (không có vị chua), ngũ cốc…
- Tránh các thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày: Cụ thể là đồ ăn có vị chua, cay, các món chiên xào nhiều dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá, các món ăn sống, món cứng, khó tiêu…
- Uống đủ nước: Có thể sử dụng nước ấm để làm dịu dạ dày. Tránh uống nước quá lạnh hoặc quá lạnh vì đều gây kích thích co bóp dạ dày.
2. Về chế độ sinh hoạt
Một chế độ sinh hoạt lành mạnh với các thói quen tốt giúp giảm nguy cơ đau dạ dày hữu hiệu. Cụ thể:
- Tránh căng thẳng: Bạn có thể tìm đến các hoạt động thư giãn như nghe nhạc, yoga, thiền… để giải tỏa căng thẳng.
- Tránh thường xuyên thức khuya: Nên ngủ trước 23h và ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm.
- Duy trì tập thể dục đều đặn: Giúp nâng cao khả năng đề kháng và hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.
- Điều trị bệnh kịp thời: Nếu đang mắc các bệnh về dạ dày, bạn nên ghé thăm bác sĩ sớm để điều trị dứt điểm.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ: Thực hiện thăm khám sức khỏe định 6 tháng/lần để phát hiện và xử lý sớm các dấu hiệu bất thường.
- Uống Yumangel: Nếu thường xuyên bị đau dạ dày về đêm, người bệnh nên uống 1 gói Yumangel sau khi ăn tối 1-2 giờ và trước khi ngủ sẽ giúp phòng tránh cơn đau bao tử trong đêm khuya.
VII. Khi nào đau dạ dày về đêm cần gặp bác sĩ?
Trường hợp cơn đau dạ dày về đêm kéo dài, không thuyên giảm sau khi thay đổi lối sống và chế độ ăn, người bệnh đi đến gặp bác sĩ để thăm khám và có kế hoạch điều trị.
Đặc biệt, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám ngay nếu cơn đa dạ dày kèm theo các triệu chứng dưới đây:
- Đau dữ dội không rõ nguyên nhân.
- Cơn đau không thuyên giảm kể cả khi đã dùng thuốc.
- Sốt.
- Bụng chướng.
- Bụng đau khi chạm vào.
- Vàng da, vàng mắt.
- Buồn nôn, nôn, đặc biệt là nôn có máu
- Đi ngoài có máu trong phân.
- Phụ nữ bị đau dạ dày về đêm khi mang thai.
Đau dạ dày về đêm có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, nếu bị đau dạ dày vào ban đêm thường xuyên kèm theo các triệu chứng khác, người bệnh nên bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm.
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…