Skip to main content

Đau dạ dày ăn cà chua được không? Bác sĩ giải đáp

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Cà chua có chứa axit nên nhiều bệnh nhân đau dày thắc không biết bị đau dạ dày ăn cà chua được không. Theo các chuyên gia sức khỏe, đau dạ dày ở mức độ nhẹ vẫn có thể ăn cà chua nhưng cần lưu ý lượng và tần suất ăn sao cho hợp lý. Cùng Yumangel theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!

I. Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của cà chua với sức khỏe

Trung bình 100 gram cà chua cung cấp 18 kcal (75 kJ), trong đó bao gồm các thành phần dinh dưỡng sau:

  • Protein: 0.9 gram.
  • Carbohydrate: 3.9 gram.
  • Chất xơ: 1.2 gram.
  • Chất béo: 0.2 gram.
  • Nước: 95 gram.
  • Vitamin C: 13 miligam.
  • Manganese: 0.8 miligam.

Theo nghiên cứu, ăn cà chua mang lại nhiều tác dụng và lợi ích cho sức khỏe như: phòng ngừa ung thư, ổn định huyết áp, bảo vệ sức khỏe tim mạch, tốt cho mắt và bệnh nhân tiểu đường, cải thiện sức khỏe làn da…

Thành phần dinh dưỡng trong cà chua mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

II. Người bị đau dạ dày có ăn cà chua được không?

Chức năng của dạ dày là tiêu hóa thức ăn và bảo vệ ruột khỏi những vi sinh vật gây hại. Do đó, khi dạ dày bị tổn thương, bệnh nhân sẽ xuất hiện cơn đau kèm theo các triệu chứng như: đau thắt vùng thượng vị, ợ hơi, chướng bụng…

Có nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày, trong đó nguyên nhân thường gặp nhất là do chế độ ăn uống không khoa học. Ăn quá nhiều các thực phẩm cay nóng, đồ chua, các thức ăn chứa lượng axit lớn sẽ khiến thành dạ dày bị tổn thương. Do đó, nhiều bệnh nhân đau dạ dày thắc mắc: bị đau dạ dày có ăn cà chua được không?

Các chuyên gia sức khỏe cho biết, người bị đau dạ dày hoặc có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến dạ dày thì nên thận trọng khi ăn cà chua vì lượng axit trong loại quả này có thể gây kích ứng với vùng niêm mạc dạ dày. Thậm chí, lượng axit quá lớn có thể gây ra các vết loét ở dạ dày. Dù không cần thiết phải loại bỏ hoàn toàn cà chua nhưng cần lưu ý ăn lượng và tần suất hợp lý.

Điều quan trọng là người bệnh cần căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng đau dạ dày để biết có nên ăn cà chua hay không. Cụ thể:

  • Đối với trường hợp đau dạ dày nhẹ: Tức là chưa bị viêm loét niêm mạc dạ dày nặng, thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày thì vẫn có thể bổ sung cà chua vào chế độ ăn với lượng vừa phải và tần suất hợp lý.
  • Đối người bị đau dạ dày nghiêm trọng: Nên hạn chế ăn cà chua.
Người đau dạ cần phải thật cẩn trọng khi ăn cà chua.

III. 3 nguyên tắc người đau dạ dày cần biết khi ăn cà chua

Bệnh nhân đau dạ dày ở mức độ nhẹ vẫn có thể bổ sung cà chua vào chế độ ăn uống  nhưng cần điều độ, thận trọng và chế biến phù hợp để đảm bảo an toàn.

1. Chế biến cà chua đúng cách

Bạn nên loại bỏ hết nước và hạt cà chua vì chúng chứa hàm lượng axit cao hơn. Khi nấu cà chua bạn cần tránh đun sôi quá lâu trong thời gian dài vì có thể gây mất chất dinh dưỡng và cản trở quá trình tiêu hóa đối với những người có dạ dày nhạy cảm.

2. Không sử dụng cà chua còn sống

Ăn cà chua sống có thể kích thích tăng tiết dịch vị và khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn để tiêu hóa. Chất pectin – một hoạt chất trong cà chua có thể phản ứng với dịch vị dẫn đến các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đau thượng vị. Do đó, bệnh nhân đau dạ dày nên ăn cà chua đã nấu chín.

3. Không ăn cà chua khi đói 

Bệnh nhân đau dạ dày không nên ăn cà chua khi đói vì chất pectin và nhựa phenolic trong cà chua có thể phản ứng với axit, có thể gây nôn mửa, đau bụng.

Bạn nên loại bỏ hết nước và hạt cà chua vì chúng chứa hàm lượng axit cao hơn.

IV. Những thực phẩm tránh kết hợp với cà chua 

Bệnh nhân đau dạ dày khi ăn cà chua  nên tránh kết hợp với các thực phẩm dưới đây:

  • Cà rốt: Các enzyme trong cà rốt làm nhiệm vụ phân giải vitamin C trong cà chua, tạo áp lực cho thành dạ dày và cản trở quá trình hấp thu dưỡng chất trong cơ thể.
  • Khoai tây: Khoai tây có một lượng lớn axit clohiđric. Đặc tính của cà chua lại không tan trong môi trường axit nên khi kết hợp với khoai tây sẽ gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu, ợ chua…
  • Dưa chuột: Dưa chuột chứa enzyme catabolic có khả năng phá hủy vitamin C trong cà chua gây ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Khoai lang: Khoai lang kết hợp với cà rốt gây đau bụng, buồn nôn, nguy có mắc tiêu chảy cao.
  • Tôm: Ăn tôm cùng cà chua có thể làm phát sinh ra chất asen gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Cá trích, cá chép, cá khô: Cà chua khi kết hợp với các loại cá này sẽ giải phóng đồng từ cá do vitamin C trong cà chua gây ra. Vì vậy có thể làm mất chất dinh dưỡng, đặc biệt là lượng protein trong cá, thậm chí còn tạo ra axit tannic gây khó tiêu, đau bụng…
Không nên kết hợp cà chua với khoai tây.

V. Cách chọn mua và bảo quản cà chua 

Dưới đây là cách chọn mua và bảo quản cà chua bạn có thể tham khảo để chọn được những quả cà chua ngon và giàu dinh dưỡng nhất:

1. Chọn mua cà chua

Bạn nên chọn mua những quả cà chua có đặc điểm sau:

  • Cà chua tươi và chín vừa phải.
  • Cà chua chín mọng, vỏ căng bóng và màu đỏ tươi.
  • Cà chua có phần núm còn tươi, dính chắc vào thân quả.
  • Những quả cà chua chín tự nhiên sẽ có mùi thơm.
  • Cà chua chín tự nhiên, khi cầm lên và ấn nhẹ vào sẽ thấy mềm, độ đàn hồi tốt.

Ngược lại, bạn nên tránh mua những quả cà chua có đặc điểm dưới đây:

  • Cà chua đã bị hư hỏng, dập nát và thâm.
  • Cà chua quá chín hoặc quá xanh.
  • Hình dáng quả cà chua méo mó, không cân đối.
  • Quả cà chua có vỏ dày là những quả cà chua có ít nước, xốp.
  • Núm bị héo.
  • Những quả cà chua chín do ngâm hóa chất sẽ có vỏ cứng, mùi vị không thơm.
  • Cà chua chín do ngâm hóa chất khi sờ và ấn nhẹ vào có cảm giác cứng mà vỏ vẫn đỏ sẫm.

2. Cách bảo quản cà chua

Với các quả cà chua đã chín đỏ, trước khi cho vào tủ lạnh bạn nên dùng giấy bọc lại. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh ở mức nhiệt 2 – 5 độ C và độ ẩm từ 85 – 90% để cà chua được giữ tươi lâu, không bị hỏng hay nhăn nheo.

Với cà chua còn xanh, bạn không nên cho vào tủ lạnh bảo quản ngay vì sẽ khiến cà chua bị mất nước và nhanh héo. Nên để cà chua ở nơi thoáng mát để cà chua chín sau đó mới cất vào tủ lạnh bảo quản dùng dần.

Nên chọn quả cà chua chín mọng, có phần núm còn tươi, dính chắc vào thân quả.

Trường hợp cơn đau dạ dày liên tục làm phiền, bạn cũng có thể sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu.

Thuốc dạ dày chữ Y với thành phần chính là almagate có tác dụng trung hòa axit dịch vị, đồng thời tạo ra lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Từ đó, các triệu chứng của đau dạ dày như ợ nóng, ợ chua, đầy bụng, chướng hơi, đau thượng vị nhanh chóng được giảm xuống.

Với câu hỏi đau dạ dày ăn cà chua được không, bạn nên căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của bệnh để đưa ra quyết định phù hợp. Khi ăn cà chua cần chú ý chế biến đúng cách và nên ăn cà chua chín, không nên ăn sống.

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.