Sử dụng cây lược vàng chữa dạ dày là một trong các bài thuốc dân gian được nhiều người áp dụng và cho hiệu quả nhất định. Khám phá ngay 5 bài thuốc chữa dạ dày từ cây lược vàng đơn giản – hiệu quả mà Thuốc Yumangel chính hãng chia sẻ dưới đây nhé!
Mục lục
I. Tìm hiểu về cây lược vàng
Cây lược vàng tên khoa học là Callisia fragrans, thuộc họ Thài Lài và có nhiều tên gọi khác như cây giả khóm, cây địa lan, cây bạch tuộc…
Theo các tài liệu nghiên cứu, nguồn gốc của cây lược vàng ở vùng Trung, Nam Mỹ. Ở nước ta, cây lược vàng xuất hiện đầu tiên ở tỉnh Thanh Hóa, sau đó được trồng rộng khắp cả nước.
Tất cả các bộ phận của cây lược vàng gồm rễ, thân và lá đều có thể được sử dụng để làm dược liệu. Sau khi được thu hái cần rửa sạch và có thể dùng tươi hoặc phơi khô.
Thành phần hóa học của cây lược vàng gồm:
- Các Lipid gồm: Triacyglyceride, Sulfolipid, Digalactosyglycerides
- Các acid béo: Paraffinic, Olefinic.
- Acid hữu cơ.
- Phytosterol.
- Các vitamin PP, B2.
- Các sắc tố caroten, chlorophyll.
- Các nguyên tố vi lượng: Fe, Cr, Ni, Cu…
- Các flavonoid: Quercetin, Kaempferol isoorientin.
Cây lược vàng tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, hóa đàm, nhuận phế nên được sử dụng chữa một số bệnh sau:
- Chữa ho, viêm họng.
- Hỗ trợ điều trị đái tháo đường.
- Điều trị viêm loét dạ dày.
- Tốt cho hệ tiêu hoá.
- Ổn định huyết áp.
- Giảm đau mỏi cơ xương khớp.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan.
- Hạn chế sự phát triển các khối u và tế bào ung thư.
- …
II. Tại sao cây lược vàng có tác dụng chữa dạ dày?
Các bệnh lý dạ dày thường gặp hiện nay có: viêm dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, nhiễm khuẩn HP dạ dày, viêm hang vị dạ dày, ung thư dạ dày…
Công dụng chữa dạ dày của cây lược vàng đã cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại chứng minh. Cụ thể:
1. Theo Y học cổ truyền
Trong các tài liệu Y học cổ truyền, cây lược vàng là một dược liệu quý có công dụng chữa bệnh dạ dày, hỗ trợ chữa lành vết thương, giải độc, tiêu viêm, thanh lọc cơ thể, nhuận tràng, lợi tiểu,…
2. Theo Y học hiện đại
Các nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã chứng minh hiệu quả của cây lược vàng trong điều trị các bệnh lý về dạ dày:
- Hoạt chất flavonoid: Tăng cường đề kháng cho hệ tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng. Đặc biệt, hoạt chất flavonoid còn có vai trò như một chất kháng sinh mạnh giúp tiêu diệt vi khuẩn HP – nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày và các bệnh lý dạ dày khác.
- Steroid, vitamin nhóm B: Có tác dụng an thần, hoạt huyết, tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
III. 5 cách dùng cây lược vàng chữa dạ dày đơn giản – hiệu quả
Như vậy tác dụng hỗ trợ chữa các bệnh lý về dạ dày của cây lược vàng đã được chứng minh. Dưới đây là 5 cách dùng cây lược vàng chữa dạ dày cho hiệu quả tích cực được nhiều người áp dụng:
1. Ăn trực tiếp lá lược vàng
Nếu bạn không có thời gian để chế biến, hãy chọn cách ăn trực tiếp lá lược vàng để chữa bệnh dạ dày đang mắc phải. Đây là cách đơn giản nhưng cơ thể sẽ hấp thu trọn vẹn các hoạt chất trong dược liệu mang lại hiệu quả điều trị bệnh tốt.
- Chuẩn bị: 1 nắm lá cây lược vàng tươi.
- Thực hiện: Rửa thật sạch lá lược vàng rồi cho vào ngâm trong nước muối loãng 5 phút để loại bỏ hết vi khuẩn, trứng giun, ký sinh trùng bám trên lá. Vớt cây lược vàng ra cho ráo nước rồi đem thai nhỏ.
- Cách ăn: Ăn trực tiếp lá lược vàng. Khi ăn bạn cần nhai kỹ và nuốt lấy phẩn nước cốt, bỏ bã. Nên ăn từ 2-3 lần/ngày, dùng liên tục trong 3 tuần.
2. Nước ép lá lược vàng
Bạn có thể ép lá cây lược vàng lấy nước uống để chữa bệnh về dạ dày theo hướng dẫn sau:
- Chuẩn bị: 3-5 lá cây lược vàng còn tươi xanh.
- Thực hiện: Đem giã nát hoặc xay nhuyễn lá lược vàng rồi lọc lấy nước cốt.
- Cách dùng: Uống nước ép lá cây lược vàng sau khi ăn và kiên trì sử dụng trong khoảng 1 tháng. Nên dùng 2 lần/ vào sáng và tối để tăng hiệu quả điều trị.
3. Nấu nước lá lược vàng
Cách nấu nước từ cây lược vàng rất đơn giản và nhanh chóng như sau:
- Chuẩn bị: 1 nắm lá lược vàng
- Thực hiện: Lá cây lược vàng đem rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng để diệt khuẩn và loại bỏ bụi bẩn, tạp chất hoàn toàn. Sau đó cho vào nồi đun cùng 1,5 lít nước trong khoảng 15 phút. Chia nước thành nhiều lần uống hết trong ngày.
4. Trà lược vàng
Một cách chữa dạ dày khác bằng cây lược vàng bạn có thể tham khảo pha trà uống hằng ngày. Nước trà cây lược không chỉ giúp thuyên giảm nhanh chóng cơn đau dạ dày mà còn có tác dụng thanh lọc cơ thể, hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh tiểu đường và đường ruột.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị: 1 nắm lá lược vàng.
- Thực hiện: Lá lược vàng sau khi rửa sạch và ngâm nước muối loãng bạn vớt ra cho ráo nước. Thái nhỏ lá lược vàng rồi cho vào ấm. Đổ 1 lít nước sôi vào hãm trong 12 tiếng và uống.
5. Cây lược vàng ngâm rượu
Uống rượu ngâm cây lược vàng giúp làm giảm các triệu chứng như chướng bụng, đau bụng, buồn nôn do bệnh đau dạ dày gây ra. Để đảm bảo có bình rượu ngâm cây lược vàng chuẩn, bạn thực hiện theo các hướng dẫn sau:
- Chuẩn bị: 100g lá lược vàng và 1 lít rượu trắng.
- Thực hiện: Lá lược vàng sau khi rửa sạch và loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, vi khuẩn bạn vớt ra để cho ráo nước. Cắt lá lược vàng thành từng khúc nhỏ rồi cho vào lọ thuỷ tinh. Đổ rượu trắng vào cho đến khi ngập hết lá lược vàng. Đậy kín nắp và ngâm trong 45 ngày là có thể mang ra uống.
- Cách dùng: Để chữa bệnh dạ dày, người bệnh nên uống rượu ngâm lá lược vàng trước bữa ăn khoảng 20 phút. Mỗi lần chỉ uống khoảng 15 – 20ml. Sử dụng liên tục trong 3 tuần.
- Yumangel gợi ý: 8 Cách sử dụng cây khôi chữa dạ dày hiệu quả
IV. Dùng cây lược vàng chữa dạ dày có hiệu quả không?
Công dụng chữa bệnh dạ dày của cây lược vàng đã được cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại chứng minh. Tuy nhiên, phương pháp chữa dạ dày này chỉ có hiệu quả điều trị đối với người bệnh bị bệnh dạ dày ở mức độ nhẹ đến trung bình.
Bởi vì hoạt tính của cây lược vàng thấp nên hiệu quả chữa bệnh thường chậm. Hơn nữa, hiệu quả chữa dạ dày của cây lược vàng còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa của từng người. Do đó, khi dùng cây lược vàng chữa dạ dày, người bệnh cần kiên trì thực hiện đủ liệu trình đã được hướng dẫn.
Đối với trường hợp bệnh dạ dày ở mức độ nặng và nghiêm trọng, bác sĩ khuyến nghị bệnh nhân nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị chuyên sâu. Tránh chủ khiến bệnh trở nặng gây biến chứng nguy hiểm và khó khăn cho việc điều trị.
V. 5 lưu ý quan trọng khi dùng cây lược vàng chữa dạ dày
Khi sử dụng cây lược vàng với mục đích chữa bệnh dạ dày, người bệnh cần chú ý những lưu ý dưới đây để đảm bảo an toàn:
1. Tham khảo ý kiến bác sĩ
Người bệnh không nên tự ý dùng cây lược vàng với mục đích chữa bệnh. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp chữa dạ dày phù hợp và an toàn.
Cây lược vàng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về dạ dày, không thể sử dụng thay thế cho thuốc Tây chữa bệnh. Vì vậy, người bệnh nên đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh dạ dày để được tư vấn điều trị phù hợp.
2. Không lạm dụng cây lược vàng
Cây lược vàng có chứa nhiều hoạt chất có tính kháng viêm mạnh. Nếu người dùng quá lạm dụng cây lược vàng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn.
Do đó, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn về liều lượng và thời gian dùng cây lược vàng.
3. Đối tượng không nên dùng
Một số đối tượng không nên dùng cây lược vàng chữa dạ dày gồm: người bị xơ gan, viêm gan, chỉ số đường huyết không ổn định, tăng huyết áp… Nếu muốn sử dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể và đảm bảo an toàn.
4. Ngừng dùng khi có bất thường
Cây lược vào là thảo dược tự nhiên an toàn và lành tính. Tuy nhiên, một số người có cơ địa mẫn cảm vẫn có thể gặp phải các tác dụng phụ như nổi mẩn, phát ban… Nếu gặp phải tình trạng này, bạn cần ngừng sử dụng cây lược vàng ngay.
5. Chọn mua lược vàng sạch
Bạn có thể tự trồng cây lược vàng hoặc có thể được mua tại các cơ sở nuôi trồng dược liệu. Khi mua, cần đảm bảo cây lược vàng sạch và an toàn để tránh gây hại cho sức khỏe khi sử dụng chữa dạ dày.
Sử dụng cây lược vàng chữa dạ dày chỉ cho hiệu quả với trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ – trung bình. Vì vậy, nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm sau khi dùng cây lược vàng hoặc bệnh dạ dày đã trở nặng, bạn nên đến gặp bác sĩ để có phương án phù hợp và tối ưu nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...