Cơn đau do viêm loét dạ dày xuất hiện đột ngột gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Tham khảo ngay 13 cách giảm đau viêm loét dạ dày hiệu quả ngay tức thì dưới đây.
Viêm loét dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị ăn mòn và có các vết viêm loét do lượng dịch vị axit trong dạ dày tăng cao khiến lớp chất nhầy của dạ dày suy giảm. Người mắc hội chứng viêm loét dạ dày phải chịu đựng những cơn đau và triệu chứng khó chịu như đau bụng trên rốn kéo dài, ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, mất ngủ bởi các cơn đau do viêm loét hay xuất hiện về đêm… Để khắc phục tình trạng này, bên cạnh việc điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể thực hiện một số cách dưới đây để giảm đau tạm thời.
Mục lục
I. Giảm đau viêm loét dạ dày bằng thuốc giảm đau
Sử dụng thuốc ức chế dư thừa axit dạ dày là phương pháp giảm đau hiệu quả nhất giúp giảm tiết acid. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc bệnh nhân cần có sự chỉ định của bác sĩ, tránh dẫn tới tình trạng dùng thuốc quá liều gây ảnh hưởng xấu tới dạ dày.
Bên cạnh đó, khi cơn đau do viêm loét dạ dày đột ngột xuất hiện, người bệnh có thể dùng thuốc dạ dày chữ Y-Yumangel để giảm nhanh cơn đau dạ dày. Yumangel được nghiên cứu và sản xuất bởi Tập đoàn Dược phẩm Yuhan Corporation của Hàn Quốc.
Ưu điểm của Yumangel là giúp làm giảm cơn đau dạ dày chỉ sau 5-10 phút sử dụng nhờ thành phần chính là Almagate khả năng trung hòa acid dạ dày nhanh chóng. Sản phẩm ở dạng hỗn dịch giúp tạo ra lớp màng tương tự như lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc, giúp bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây hại.
Mỗi ngày bạn nên uống từ 3-4 gói, mỗi lần uống 1 gói vào thời điểm sau bữa ăn 1-2 tiếng hoặc trước khi đi ngủ. Trong trường hợp bị đau rát dạ dày, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, nôn, đầy hơi, trào ngược thực quản, chướng bụng… thì có thể uống ngay 1 gói Yumangel để làm giảm cảm giác khó chịu.
Yumangel được thiết kế dạng gói pha sẵn nhỏ gọn, dễ mang đi làm, uống ngay không cần pha với nước nên rất tiện lợi.
II. 5 cách giảm đau viêm loét dạ dày bằng thực phẩm
Bệnh nhân viêm loét dạ dày có thể sử dụng các thực phẩm giúp giảm đau và không kích thích dạ dày như nước ấm, bánh mì, cơm trắng, đồ khô…
1. Bánh mì
Bicacbonat trong bánh mì có khả năng trung hòa acid dịch vị, hút và hấp thu dịch vị dư thừa làm giảm tác động của acid lên vết loét. Khi cơn đau xuất hiện, người bệnh có thể ăn ngay một vài lát bánh mì để giảm đau và khó chịu.
Ngoài ra, bệnh viêm viêm loét dạ dày có thể ăn bánh mì hàng ngày với lượng phù hợp để giúp cân bằng dịch vị trong dạ dày. Bên cạnh đó, nên ăn một số món ăn mềm và dễ tiêu có khả năng bảo vệ dạ dày như: cháo sen, cháo gạo lứt, nước ép khoai tây, nước ép bắp… để hạn chế các cơn đau xảy ra.
2. Ăn cơm trắng
Cơm trắng có tác dụng trung hòa dịch vị dư thừa/hút hoặc hấp thụ axit dạ dày dư thừa bảo vệ niêm mạc dạ dày tương tự như bánh mì.
Theo đó, khi cơn đau do viêm loét dạ dày xuất hiện, người bệnh có thể ăn cơm trắng. Khi ăn cần nhai thật kỹ để tránh gây áp lực lên dạ dày khi tiêu hóa.
3. Uống nước ấm
Nước tham gia vào quá trình tiêu hóa, phân giải thức ăn để cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng. Vì vậy nếu cơ thể người bệnh bị thiếu nước khiến axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra cơn đau.
Khi xuất hiện cơn đau do viêm loét dạ dày, người bệnh có thể uống ngay một cốc nước ấm để trung hòa dịch vị dạ dày. Đồng thời nên duy trì thói quen uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để thanh lọc độc tố trong cơ thể ra ngoài.
Lưu ý: Người bệnh nên uống nước ấm từ từ, không nên uống dồn dập nước ấm một lúc vì sẽ khiến dạ dày căng giãn gây đau hơn.
4. Nước muối loãng
Uống nước muối loãng ấm có khả năng ức chế vi khuẩn, làm sạch dạ dày và giảm co thắt giúp giảm đau do viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng uống quá nhiều vì có thể ảnh hưởng tới chức năng của thận.
- Chuẩn bị: 1/2 thìa muối tinh.
- Thực hiện: Pha muối với 250ml nước ấm rồi uống từ từ từng ngụm nhỏ.
5. Uống nước dừa
Nước dừa chứa kali, magie, canxi,vitamin C, vitamin B1… khi đi vào cơ thể có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa. Enzyme trong nước dừa thúc đẩy quá trình trao đổi chất giúp tiêu hóa tốt hơn, hỗ trợ giảm đau.
Người bị đau do viêm loét có thể uống nước của 1 quả dừa khi cơn đau xuất hiện. Không nên uống 2 quả/ngày vì có thể khiến người bệnh bị tụt huyết áp.
III. 3 bài thuốc dân gian giúp giảm đau viêm loét dạ dày
Một số bài thuốc dân gian giúp giảm đau viêm loét dạ dày tại nhà người bệnh có thể áp dụng là:
1. Trà gừng
Gừng có tính ấm, kháng viêm, kháng khuẩn nên cũng là cách giảm đau viêm loét dạ dày tại nhà hiệu quả được nhiều người áp dụng. Các hoạt chất trong gừng có khả năng kích thích nhu động ruột, tránh dạ dày co thắt quá mạnh gây tổn thương lớp niêm mạc. Chất chống oxy hóa mạnh trong gừng giúp giảm bớt cơn đau viêm loét dạ dày.
- Chuẩn bị: 2 – 3 lát gừng tươi.
- Thực hiện: Cho gừng tươi vào ngâm trong nước sôi 5-10 phút. Khi uống bạn có thể cho thêm 1 thìa mật ong vào vừa tăng hương vị vừa tăng hiệu quả giảm đau.
- Mật ong không chỉ có khả năng kháng viêm, sát khuẩn mà còn làm lành tổn thương niêm mạc dạ dày. Sự kết hợp giữa gừng và mật ong giúp làm giảm cơ đau do viêm loét dạ dày hiệu quả.
2. Dùng nghệ và mật ong
Nghệ và mật ong đều có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên nên có thể dùng để giảm viêm và giảm đau dạ dày do viêm loét. Cách giảm đau viêm loét dạ dày bằng nghệ và mật ong cụ thể như sau:
- Chuẩn bị: 10g tinh bột nghệ, 2 thìa mật ong.
- Thực hiện: Pha nghệ và mật ong theo tỷ lệ đã nêu ở trên cùng 100ml nước ấm. Uống trước bữa ăn, mỗi ngày uống từ 2-3 lần.
3. Dùng lá bạc hà
Tinh dầu bạc hà được xem là một loại thuốc giảm đau, kháng viêm tự nhiên. Bệnh nhân bị đau do viêm loét dạ dày có thể dùng lá bạc hà tươi để giảm đau theo hướng dẫn sau:
- Chuẩn bị: 1 nắm lá bạc hà tươi.
- Thực hiện: Lá bạc hà tươi rửa sạch và để ráo. Cho vào đun sôi với nước trong 5 phút hoặc cho vào hãm trong nước sôi. Lọc lấy phần nước uống khi còn ấm, có thể cho thêm mật ong để tăng hương vị và hiệu quả giảm đau.
IV. 4 phương pháp khác giúp giảm đau viêm loét dạ dày
Các phương pháp khác giúp giảm đau viêm loét dạ dày tại nhà như massage, bấm huyệt, chườm nóng, thiền:
1. Massage vùng bụng
Theo Đông y, các động tác massage vùng bụng có tác dụng tác động lên chức năng của ba kinh của vùng này là kinh can, kinh tỳ, kinh thận có tác dụng làm giảm bớt các yếu tố đảm, thấp, thủy, ứ xuất hiện ở vùng này.
Theo Y học hiện đại, các động tác xoa và massage nhẹ nhàng giúp kích thích lưu thông và tăng cường lượng máu lưu thông đến vùng bụng, giúp thuyên giảm cơn đau dạ dày. Bên cạnh đó, xoa bụng còn giúp kích thích nhu động ruột và cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm đầy hơi, đầy bụng và khó tiêu.
Khi bị đau bụng do viêm loét dạ dày, người bệnh có thể thực hiện massage vùng bụng tại nhà theo hướng dẫn để xoa dịu, giảm các cơn co thắt dạ dày:
- Bước 1: Xoa nóng 2 bàn tay, có thêm dùng thêm vài giọt dầu nóng.
- Bước 2: Áp 2 tay vào bụng, thực hiện xoa bóp bụng từ trái sang phải và lên xuống nhẹ nhàng. Thực hiện trong khoảng 10-15 phút.
- Lưu ý: Nên massage bụng sau bữa ăn 1 giờ, không nên xoa bóp ngay khi vừa ăn no.
2. Chườm ấm bụng
Chườm ấm là cách giảm đau viêm loét dạ dày tại nhà hiệu quả với các cơn đau dạ dày nhẹ. Nhờ hơi ấm, các mạch máu ở vùng bụng và thượng vị được thư giãn và lưu thông, giảm co bóp từ đó giảm đau hiệu quả. Mặt khác, hơi ấm còn hỗ trợ thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động thuận lợi hơn, giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, ợ hơi.
Để giảm đau do viêm loét dạ dày, người bệnh có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Cách 1: Chườm ấm bằng nước ấm khoảng 50-60 độ. Nếu không có túi chườm chuyên dụng, người bệnh có thể đổ nước vào chai nhựa rồi chườm lên bụng.
- Cách 2: Rang muối nóng sau đó bọc vải khăn để chườm lên vùng bụng bị đau. Thời gian chườm trong khoảng 10-15 phút.
3. Bấm huyệt
Bấm huyệt sử dụng lực bàn tay/ngón tay để điểm vào huyệt vị nhằm giải phóng khí trệ và tăng cường lưu thông máu. Ngoài ra, tác động vào các huyệt vị có mối liên hệ với dạ dày còn thúc đẩy chức năng co bóp, tiêu hóa và bài tiết dịch vị của cơ quan này.
Dưới đây là cách bấm huyệt chữa đau viêm loét dạ dày người bệnh có thể tham khảo:
- Bấm huyệt Trung Quản: Huyệt vị này nằm tại điểm giữa nối từ mũi ức đến rốn và trên rốn 4 thốn. Bấm huyệt Trung Quản giúp giảm đau, ợ chua, ợ nóng và đầy bụng.
- Bấm huyệt Thượng Quản: Vị trí của huyệt nằm ngay trên đường trắng giữa bụng và trên rốn 5 thốn. Bấm huyệt Thượng Quản giúp giảm nôn, giảm ợ chua, ợ hơi và hỗ trợ chữa đau dạ dày do viêm loét.
- Bấm huyệt Thiên Xu: Vị trí huyệt nằm từ rốn đo sang ngang 2 thốn. Bấm huyệt Thiên Xu có tác dụng hỗ trợ giảm cơn đau dạ dày và điều trị chứng tiêu chảy.
- Bấm huyệt Quan Nguyên: Vị trí của huyệt trên đường trắng giữa bụng và từ rốn đo xuống 1.5 thốn. Bấm huyệt có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng đau dạ dày do hồi hộp, lo âu và căng thẳng – stress.
- Bấm huyệt Cưu Vĩ: Huyệt nằm ở phía trên huyệt cự khuyết 1 thốn. Khi bấm huyệt sẽ giúp giảm đau dạ dày, ợ chua, nôn…
- Bấm huyệt Vị Du: Huyệt vị này nằm ở dưới gai sống lưng 12 và đo ra 1.5 thốn. Tác động vào huyệt giúp điều trị viêm loét dạ dày, giảm đau hiệu quả.
- Bấm huyệt Tỳ Du: Nằm dưới sống lưng 11 và đo ngang ra 1.4 thốn. Bấm huyệt Tỳ Du giúp lưu thông khí huyết, giảm đau dạ dày.
- Bấm huyệt Nội Quan: Nằm cách lằn chỉ cổ tay 2 thốn và chính giữa cổ tay. Bấm huyệt Nội Quan hỗ trợ giảm co thắt dạ dày, giảm tiết axit dịch vị, từ đó làm dịu cơn đau.
Lưu ý: Người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ Đông y bấm huyệt chữa đau viêm loét dạ dày đúng cách.
4. Thiền/vận động nhẹ
Cơn đau viêm loét dạ dày có thể tăng lên khi người bệnh căng thẳng lo lắng. Thiền giúp giảm căng thẳng và stress, cải thiện tuần hoàn máu và chức năng tiêu hóa.
Một số nghiên cứu cho thấy, thiền có lợi cho việc kiểm soát cơn đau. Dưới đây là cách ngồi thiền chữa đau do viêm loét dạ dày:
- Bước 1: Ngồi lên đệm, lưng thẳng, 2 chân chéo nhau hoặc xếp lên nhau như tư thế hoa sen.
- Bước 2: Đặt 2 tay lên phía trên 2 đầu gối, tòa thân ở trạng thái thả lỏng hoàn toàn.
- Bước 3: Cúi nhẹ cằm, mắt có mở hoặc nhắm đều được.Tuy nhiên, bạn nên nhắm mắt để tăng sự tập trung.
- Bước 4: Tập trung vào hơi thở, thực hiện hít thở đều bằng mũi. Vừa hít thở sâu vừa đếm từ 1 đến 10 sau đó thở ra nhẹ nhàng trong 10 giây. Thực hiện thao tác hít thở sâu này liên tiếp 5 lần.
Trong quá trình thiền cần chú ý:
- Thời gian thiền: Theo các chuyên gia, thời gian ngồi thiền chữa bệnh dạ dày nên kéo dài tối thiểu 15 phút và tối đa khoảng 30 phút. Thời gian ngồi thiền quá ngắn sẽ làm giảm hiệu quả chữa bệnh.
- Lưu ý đến hơi thở và phản ứng của cơ thể: Nếu cảm thấy bị áp lực ở một bộ phận nào trên cơ thể, nên tạm ngưng và thư giãn bộ phận đó.
- Tập trung vào hơi thở: Nếu xuất hiện các suy nghĩ hoặc cảm xúc trong lúc thiền, hãy tập trung vào hơi thở và suy nghĩ để lãng quên.
Trên đây là 13 cách giảm đau do viêm loét dạ dày tại nhà, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng khi cơn đau đột ngột xuất hiện. Tuy nhiên các phương pháp trên chỉ có hỗ trợ tạm thời, nếu cơn đau không thuyên giảm bệnh nhân cần tới các cơ sở y tế để khám và được bác sĩ tư vấn cụ thể.
V. Lưu ý khi áp dụng cách giảm đau viêm loét dạ dày tại nhà
Khi áp dụng cách giảm đau viêm loét dạ dày tự nhiên tại nhà, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau để đảm bảo hiệu quả và an toàn:
- Trường hợp đã áp dụng các cách giảm đau viêm loét dạ dày ở trên nhưng cơn đau không thuyên giảm sau vài giờ hoặc có xu hướng nặng hơn thì cần đến bệnh viện ngay.
- Các phương pháp giảm đau viêm loét dạ dày chỉ được khuyến khích sử dụng cho những trường hợp bệnh nhẹ, không quá nghiêm trọng.
- Với các bệnh nhân viêm loét dạ dày nặng có biểu hiện nuốt vướng, nuốt nghẹn, sụt cân, tiêu phân đen, ói máu… cần đến bệnh viện thăm khám ngay để được bác sĩ chuyên khoa trực tiếp điều trị.
13 cách giảm đau viêm loét dạ dày ở trên chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm đau tạm thời. Trường hợp cơn đau không thuyên giảm hoặc nặng hơn, người bệnh hãy đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.
Chưa có bình luận!