Skip to main content

Từ A đến Z về bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối là giai đoạn bệnh nặng nhất. Ở giai đoạn này, người bệnh bị suy kiệt nặng, không thể ăn bằng miệng, có thể phải ăn thông qua ống sonde. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm chỉ khoảng 6%.

I. Ung thư dạ dày giai đoạn cuối là gì?

Ung thư dạ dày (stomach cancer, gastric cancer) là sự phát triển bất thường của các mô trong dạ dày. Bệnh được phân thành 5 giai đoạn gồm: 

  • Giai đoạn 0: Giai đoạn này được gọi là ung thư biểu mô. Khối u chỉ có trong lớp niêm mạc của thành dạ dày. 
  • Giai đoạn I: Các tế bào ung thư bắt đầu lây lan vào các hạch bạch huyết khác nhau. Số lượng hạch bạch huyết đã bị lây lan là dưới 6.
  • Giai đoạn II: Các tế bào ung thư đã lan ra 7 – 15 hạch bạch huyết hoặc khối u đã xâm lấn lớp dưới niêm mạc và lớp cơ.
  • Giai đoạn III: Các tế bào ung thư đã lan ra 7- 15 hạch bạch huyết, khối u đã xâm lấn đến lớp bên ngoài. 
  • Giai đoạn IV: Các tế bào ung thư đã lan rộng đến hơn 15 hạch bạch huyết; tế bào ung thư tiếp tục di căn đến các cơ quan xa hơn.

Các bác sĩ thường phân loại ung thư dạ dày giai đoạn IV là ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Ung thư giai đoạn cuối có nghĩa là ung thư từ dạ dày đã lan đến ít nhất một bộ phận khác của cơ thể, ví dụ như gan, phổi, hạch bạch huyết, mô đệm trong khoang bụng (phúc mạc). 

Ung thư giai đoạn cuối có nghĩa là ung thư từ dạ dày đã lan đến ít nhất một bộ phận khác của cơ thể

II. Triệu chứng nhận biết ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối gồm:

1. Đau dữ dội hoặc âm ỉ

Bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối bị đau dữ dội sau khi ăn no hoặc đau âm ỉ không theo chu kỳ. Cơn đau cũng có thể xuất hiện khi đói, thường bị đau vùng dưới xương ức. 

2. Rối loạn tiêu hóa

Ở giai đoạn cuối, bệnh nhân ung thư dạ dày gặp nhiều triệu chứng rối loạn tiêu hoá như ói mửa, buồn nôn, liên tục ợ chua, chán ăn, ăn ít đã thấy no, đầy hơi.

3. Rối loạn dinh dưỡng do kém hoặc không hấp thu

Ảnh hưởng của bệnh và tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư dạ dày khiến bệnh nhân luôn trong trạng thái mệt mỏi, chán ăn gây giảm cân đột ngột, hoa mắt, chóng mặt.

4. Xuất huyết dạ dày

Bệnh nhân ung thư ở giai đoạn cuối thường xuyên bị xuất huyết dạ dày dẫn đến triệu chứng thiếu máu, đi ngoài phân lẫn máu hoặc phân có màu đen. Lúc này da của người bệnh có màu vàng xanh.

5. Suy kiệt

Bệnh nhân ung thư dạ dày bị suy kiệt và ốm yếu trong giai đoạn cuối của bệnh, họ thường có các biểu hiện sau:

  • Thở dốc, thở chậm, thở hụt hơi.
  • Nghẹn, khó thở.
  • Da lạnh và hơi xanh hoặc xám xịt, nhất là ở bàn chân và bàn tay.
  • Khôi môi, miệng. 
  • Tiểu ít. 
  • Không tự chủ được các cử động, có thể lặp đi lặp lại một cử động. 
  • Luôn có cảm giác bồn chồn.
  • Không nhớ được tên người khác, mất nhận thức về thời gian.
  • Mất ý thức.
  • Gặp ảo giác.
Một số triệu chứng nhận biết ung thư dạ dày giai đoạn cuối

III. Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối sống được bao lâu? 

Ở giai đoạn cuối của bệnh ung thư dạ dày, các tế bào ung thư đã di căn xa đến nhiều cơ quan và bộ phận trên cơ thể. Theo các bác sĩ, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối chỉ khoảng 6%.

Đối với bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối, dinh dưỡng tích cực và liệu pháp tâm lý là những biện pháp cầm làm để nâng cao chất lượng sống. 

Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối chỉ khoảng 6%.

IV. 6 phương pháp chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Sau khi thăm khám lâm sàng qua kiểm tra các dấu hiệu bệnh tật, tiền sử sức khỏe của bệnh nhân, các bệnh trong quá khứ và các phương pháp điều trị đã được thực hiện, bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối có thể cần thực hiện các phương pháp chẩn đoán sau:

1. Xét nghiệm máu

Mục đích của xét nghiệm là đo lượng chất nhất định được các cơ quan và mô trong cơ thể giải phóng vào máu. Một chỉ số bất thường (thấp hơn hoặc cao hơn tiêu chuẩn) đều có thể là một dấu hiệu của bệnh.

2. Công thức máu (CBC)

Mẫu máu được lấy từ người bệnh để kiểm tra các chỉ số sau:

  • Số lượng tế bào bạch cầu, tiểu cầu và hồng cầu. 
  • Thành phần các loại hồng cầu. 
  • Lượng hemoglobin (protein vận chuyển oxy) trong hồng cầu.

3. Nội soi dạ dày thực quản 

Phương pháp này giúp đánh giá bên trong thực quản, dạ dày và tá tràng để kiểm tra các khu vực bất thường. 

4. Uống bari- sulfat

Bệnh nhân uống một chất lỏng có chứa bari-sulfat, một hợp chất kim loại màu trắng bạc để bao phủ thực quản và dạ dày khi chụp X-quang. 

Hình ảnh chụp X-quang thực quản và dạ dày thu được giúp đánh giá được hệ tiêu hóa trên.

5. Chụp CT (quét CAT) 

Kỹ thuật này nhằm khảo sát mức độ di căn của ung thư dạ dày để đánh giá giai đoạn bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị. 

Một số trường hợp bệnh nhân có thể cần sử dụng thuốc cản quang dạng nuốt hoặc tiêm vào tĩnh mạch để khi chụp các cơ quan hoặc mô hiển thị rõ ràng hơn. 

6. Sinh thiết

Sinh thiết dạ dày thường được thực hiện khi nội soi dạ dày thực quản. Mẫu mô có thể được đo lường sự hiện diện của gen HER2 và protein HER2 được tạo ra. 

Trường hợp có sự hiện diện của nhiều gen HER2 hoặc mức độ protein HER2 cao hơn bình thường, mô ung thư được gọi là có HER2 dương tính. 

Bác sĩ chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày

V. Điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Căn cứ vào kích thước và vị trí của khối u trong cơ thể cũng như các triệu chứng người bệnh gặp phải mà bác sĩ có thể đề nghị thực hiện các phương pháp điều trị như sau: 

1. Phẫu thuật 

Ung thư dạ dày khi ở giai đoạn cuối, các khối u ác tính xâm lấn, di căn khắp mọi nơi  trong cơ thể nên phương pháp phẫu thuật cắt bỏ dạ dày không còn là phương pháp cho hiệu quả tốt nhất. 

Bác sĩ chỉ chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối nếu khối u bị chảy máu, chèn ép cơ quan khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn và đe dọa tới tính mạng.

Bác sĩ chỉ chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối nếu khối u bị chảy máu

2. Hóa trị 

Hoá trị liệu dùng thuốc hóa chất tiêu diệt các tế bào ung thư ác tính phát triển đồng thời giảm nhẹ các triệu chứng và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh. 

Hoá trị liệu dùng thuốc hóa chất tiêu diệt các tế bào ung thư ác tính phát triển

3. Xạ trị

Phương pháp này sử dụng sóng năng lượng cao như tia X để tiêu diệt các tế bào ung thư, thu nhỏ khối u và làm giảm các triệu chứng bệnh.

Xạ trị dùng sóng năng lượng cao như tia X để tiêu diệt các tế bào ung thư

4. Thuốc điều trị nhắm mục tiêu 

Mục đích khi cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối uống thuốc điều trị nhắm mục tiêu là thay đổi cách thức hoạt động của tế bào và giúp cơ thể kiểm soát sự lây lan của ung thư. 

Thuốc hoạt động bằng cách “nhắm mục tiêu” các điểm giúp tế bào ung thư tồn tại và phát triển để hạn chế sự nhân lên, bất hoạt hoặc tiêu diệt tế bào ác tính.

Thuốc điều trị nhắm mục tiêu

5. Các phương pháp điều trị khác

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối có thể gây tắc hoặc hẹp đường tiêu hoá khiến bệnh nhân đau đớn, suy kiệt và ốm yếu. Do đó, bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp dưới đây để cải thiện triệu chứng cho bệnh nhân:

  • Đặt ống stent: Kỹ thuật này sẽ đưa 1 ống stent vào để mở rộng dạ dày giúp thức ăn có thể lưu thông hoàn toàn xuống ruột.
  • Liệu pháp laser: Dùng chùm ánh sáng nóng để đốt cháy các tế bào ung thư gây tắc nghẽn.
Đặt ống stent để mở rộng dạ dày giúp thức ăn có thể lưu thông hoàn toàn xuống ruột.

VI. Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Điều quan trọng nhất với bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối chính là sự thoải mái. Vì vậy, người chăm sóc bệnh nhân có thể áp dụng một số cách dưới đây để giúp họ thấy thoải mái hơn:

  • Chọn mua loại đệm mềm, thoải mái nhất cho bệnh nhân; thay ga trải giường hàng ngày.
  • Thường xuyên thay đổi tư thế nằm cho bệnh nhân: nâng cao đầu, nghiêng người.
  • Ngâm người cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối bằng nước ấm và tinh dầu.
  • Thường xuyên trò chuyện, an ủi, động viên và nói chuyện với người bệnh mỗi ngày.
  • Cho bệnh nhân ung thư dạ dày ăn thành nhiều bữa nhỏ
  • Xoa bóp liên tục để kích thích máu lưu thông giúp người bệnh dễ chịu hơn.

Ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm nhất trong các bệnh lý đường tiêu hóa. Ở Việt Nam, mỗi năm lại có thêm 17.527 ca mắc mới ung thư dạ dày. Tỷ lệ tử vong của ung thư dạ dày cao thứ 3, chỉ sau ung thư gan và ung thư phổi. 

Tiên lượng tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối là rất thấp, chỉ khoảng 6%. Vì vậy, việc điều trị bệnh từ giai đoạn sớm là rất cần thiết để kiểm soát bệnh và tăng tỷ lệ sống sót. 

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.