Trào ngược dạ dày có lây không? Theo các chuyên gia, bệnh trào ngược dạ dày thông thường không có khả năng lây truyền từ người sang người. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn HP thì có hoàn toàn có khả năng lây nhiễm cao. Cùng yumangel.vn tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Mục lục
- I. Tại sao bị trào ngược dạ dày thực quản?
- II. Trào ngược dạ dày thực quản có lây không?
- III. 4 con đường lây lan của trào ngược dạ dày có vi khuẩn HP
- IV. Phương pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản
- V. Cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản
- VI. Giải pháp phòng tránh lây nhiễm trào ngược dạ dày có HP
I. Tại sao bị trào ngược dạ dày thực quản?
Trào ngược dạ dày là hiện tượng dịch vị ở dạ dày bị trào ngược lên thực quản và họng gây ra các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, nóng vùng thượng vị…
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày, trong đó nguyên nhân chính là do cơ thắt thực quản dưới – vòng cơ giữa thực quản và dạ dày hoạt động không hiệu quả.
Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây trào ngược dạ dày thực quản như nhiễm vi khuẩn HP, ăn quá no, hay ăn khuya, stress… Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) gây ra viêm mãn tính dạ dày và hình thành yếu tố nguy cơ cho sự phát triển của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
II. Trào ngược dạ dày thực quản có lây không?
Về thắc mắc trào ngược dạ dày thực quản có lây không? Theo các chuyên gia, trào ngược dạ dày thực quản xảy ra do hoạt động tăng tiết dịch vị bất thường hoặc do vấn đề ở cơ vòng thực quản. Do đó, đối với người bị trào ngược dạ dày thông thường, bệnh không có khả năng lây truyền từ người sang người.
Tuy nhiên, nếu người bị trào ngược dạ dày do vi khuẩn HP gây ra thì có thể lây sang cho người khác. HP là loại vi khuẩn này có có khả năng lây nhiễm cao thông qua hoạt động hôn môi, ăn uống hoặc sử dụng chung các vật dụng cá nhân. Vi khuẩn HP là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày.
Do đó, bệnh trào ngược dạ dày thực quản hoàn toàn không lây từ người sang người. Bệnh phát sinh chủ yếu do nhiễm vi khuẩn HP kết hợp với nhiều yếu tố khác như thói quen ăn uống, sinh hoạt, hệ miễn dịch…
III. 4 con đường lây lan của trào ngược dạ dày có vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP làm tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản và có thể lây lan từ người này sang người khác. Theo nghiên cứu HP có thể lây qua 4 con đường sau:
1. Lây qua đường nước bọt
Vi khuẩn HP đi theo các cơn trào ngược dạ dày lên thực quản và khoang miệng nên sẽ lẫn trong nước bọt của người bệnh. Lúc này, nước bọt trở thành nguồn lây nhiễm khi có thể dễ dàng để vi khuẩn HP lây lan sang người khác trong khi hôn, giao tiếp hoặc sử dụng chung đồ vệ sinh.
2. Lây qua đường ăn uống
Người khỏe mạnh bình thường nếu sử dụng chung các vật dụng cá nhân hoặc ăn chung với người bệnh rất dễ lây nhiễm vi khuẩn HP qua khoang miệng. Con đường lây lan chủ yếu đó là do mọi người chấm chung nước mắm, đồ ăn, uống chung cốc… Bên cạnh đó, muỗi, ruồi cũng có thể là vật trung gian gây lây nhiễm vi khuẩn HP trong trường hợp đồ ăn không được bảo quản cẩn thận.
3. Lây qua chất thải của con người
Vi khuẩn HP có thể đi theo đường phân thải để ra ngoài. Do đó, nếu sau khi đi vệ sinh người bệnh không rửa sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn có thể khiến vi khuẩn HP lây nhiễm sang người khác với diện rộng.
4. Lây nhiễm trong quá trình nội soi dạ dày
Con đường lây nhiễm này hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy do dụng cụ khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế chưa được vệ sinh đúng cách. Điều này dẫn tới vi khuẩn HP xâm nhập vào cơ thể trong quá trình thăm khám bệnh, đặc biệt là nội soi dạ dày.
Xem thêm:
IV. Phương pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản
Bên cạnh việc xem xét tiền sử bệnh lý và thăm khám các triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày có lây không. Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện 4 xét nghiệm cận lâm sàng như:
- Nội soi và sinh thiết dạ dày: Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện nội soi nhằm quan sát biểu hiện ở thực quản và dạ dày. Đồng thời có thể sinh thiết mô để xác định có vi khuẩn HP hay không.
- Test hơi thở: Người bệnh sẽ dùng thuốc chứa urea để thu thập hơi thở rồi đem đi xét nghiệm.
- Xét nghiệm phân: Không chỉ có trong dạ dày, vi khuẩn HP còn theo thức ăn di chuyển xuống ruột kết và được đào thải ra ngoài thông qua đường phân.
- Xét nghiệm máu: Ngoài ra, bác sĩ còn có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm máu nhằm xác định kháng thể tương ứng với vi khuẩn HP.
V. Cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Điều trị trào ngược dạ dày thực quản chủ yếu sử dụng các loại thuốc cải thiện triệu chứng, nếu kèm vi khuẩn HP thì cần dùng thêm thuốc kháng sinh:
- Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh được sử dụng với bệnh nhân trào ngược dạ dày có liên quan đến vi khuẩn Hp. Các loại kháng sinh thường được sử dụng gồm Amoxicillin, Metronidazole, Clarithromycin, Tinidazole…Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định dùng 2 loại kháng sinh cùng lúc nhằm mục đích ức chế và tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn HP.
- Thuốc chẹn H2: Còn được gọi là kháng histamin H2. Tác dụng của nhóm thuốc này là ức chế chọn lọc thụ thể H2 ở thành dạ dày nhằm ngăn chặn quá trình sản sinh dịch vị. Từ đó giảm dịch vị ở dạ dày, hạn chế tình trạng trào ngược, cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản khó chịu và ngăn ngừa biến chứng.
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Nhóm thuốc này có tác dụng tương tự như thuốc chẹn H2. Tuy nhiên, dùng thuốc có thể gây táo bón, tiêu chảy, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương ở người cao tuổi.
- Thuốc kháng axit: Công dụng trung hòa dịch vị dạ dày và bảo vệ ổ loét. Tuy nhiên, dùng thuốc này có thể làm giảm mức độ hấp thu các loại thuốc khác nên người bệnh cần uống cách nhau ít nhất 2 giờ đồng hồ.
VI. Giải pháp phòng tránh lây nhiễm trào ngược dạ dày có HP
Để tránh sự lây lan của bệnh trào ngược dạ dày có lây không, điều đầu tiên bạn cần chú ý là tránh để mình bị nhiễm vi khuẩn HP. Muốn phòng Helicobacter pylori bạn cần chú ý:
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Điều này vừa giúp tránh lây nhiễm chéo vừa giúp phòng ngừa bệnh tái phát và giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Thực hiện ăn chín uống sôi, vệ sinh dụng cụ ăn uống sạch sẽ, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn.
- Không nên sử dụng chung các dụng cụ ăn uống: Để tránh bị lây nhiễm vi khuẩn HP trong cộng đồng, bạn nên tránh sử dụng chung các dụng cụ ăn uống như bát, đũa, cốc, thìa hay ăn chung một bát cơm với người bệnh.
- Hạn chế ăn uống ven đường: Nên hạn chế ăn uống ở các quán ăn ven đường việc vệ sinh thường không được đảm bảo, dễ nhiễm vi khuẩn HP.
- Vệ sinh nhà ở và môi trường sống sạch sẽ: Diệt trừ muỗi, ruồi bởi vì đây có thể là các vật thể trung gian gây bệnh. Bảo quản đồ ăn cẩn thận trước khi ăn.
- Không nên ăn những đồ ăn sống như rau sống, gỏi, tiết canh: Vì các thức ăn có thể chứa vi khuẩn và các loại vi khuẩn có hại khác.
Bệnh trào ngược thực quản dạ dày kéo dài với các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, đau tức ngực, buồn nôn… ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống. Do đó, người bệnh nên chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt đồng thời kết hợp sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.
Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel với thành phần chính là Almagate có khả năng trung hòa acid dạ dày dư thừa nhanh chóng nên giúp giảm các cơn trào ngược thực quản dạ dày. Chỉ sau 5-10 phút uống thuốc, các triệu chứng của bệnh trào ngược như ợ hơi, ợ chua, nóng, rát, buồn nôn, đau tức ngực sẽ thuyên giảm.
Ngoài ra, thuốc dạ dày Yumangel còn có tác dụng cải thiện một số triệu chứng bệnh như: loét tá tràng, loét dạ dày, viêm dạ dày; các chứng bệnh do tăng tiết acid gồm ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn, nôn, đau dạ dày… Thuốc Yumangel có vị dễ uống, được thiết kế dạng gói, uống ngay không cần pha với nước nên thuận tiện với những người bận rộn.
Kêt luận lại bệnh trào ngược dạ dày thực quản lây từ người sang người chỉ duy nhất qua đường vi khuẩn HP. Các nguyên nhân khác như chế độ ăn uống, tâm lý, sử dụng chất kích thích… không phải là nguyên nhân lây nhiễm. Trên đây là những thông tin mà Yumangel đã giải đáp tới bạn bệnh trào ngược dạ dày thực quản có lây không kèm theo các giải pháp phòng ngừa lây nhiễm. Khi các triệu chứng trào ngược xuất hiện thường xuyên, người bệnh nên đi thăm khám để được điều trị kịp thời.
Bài viết có sử dụng tài liệu tham khảo:
- https://www.emedicinehealth.com/is_h_pylori_contagious/article_em.htm
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...